|
Đinh Việt Lang(..1939 - 4.1.1997) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
NAG Trần Công Nhung
(24.8.1935 - 1.1.2022)
Đến nay, đã hơn một phần tư thế kỷ, người Việt bỏ nước ra đi, một cuộc ly hương vĩ đại đầy đau thương chưa từng có trong suốt bốn nghìn năm lịch sử. Sống xa xứ, người Việt đã thành công về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa xã hội... Tất cả mọi thành công đã không làm cho chúng ta quên đất nước, trái lại ai cũng mong tìm về quê hương, nặng một lòng thương nhớ quê hương. Tình tự đó bàng bạc trong những tác phẩm Thi Văn Nhạc Họa của người Việt hải ngoại. Trong những dịp lễ lạc hội hè chúng ta thường nghe: Về Nguồn, Giỗ Tổ, Con Hồng Cháu Lạc... để nói lên niềm hãnh diện của con dân một nước, nói lên niềm thương nỗi nhớ của một giống nòi.
Mới đây tôi đọc được tác phẩm Quê Hương Qua Ống Kính (QHQOK) của ông Trần Công Nhung, một tác phẩm tiêu biểu và rất cô động nói về quê nhà.
QHQOK không phải là một tập truyện, không phải một tác phẩm tiểu thuyết. Cuốn sách tổng hợp 26 bài viết về quê hương Việt Nam, từ Đồng Đăng Kỳ Lừa cho đến Châu Đốc, Long Xuyên. Chúng ta thử theo chân tác gỉả qua một vài nơi. Bắt đầu là một ước mơ:
"Lúc chưa "đổi đời" tôi tưởng mình không bao giờ còn cơ hội được xem mặt Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường, được ngắm Hồ Gươm, được đi trên con đường Cổ Ngư tình ái. Vâng, cả một Miền Bắc đầy thi vị bàng bạc trong Gió Đầu Mùa, trong Đọan Tuyệt, trong Đôi Bạn, trong Hai Buổi Chiều Vàng, trong Hồn Bướm Mơ Tiên...trong kho tàng Tự Lực Văn Đoàn. Những hình ảnh quê hương quá đẹp đã ăn sâu trong tâm trí tôi từ thời hoa niên. Đẹp cảnh, đẹp người, đẹp cả giọng nói ...tôi đã từng ước mơ sẽ sống với một người Miền Bắc... (trang 13)
Một phần ước mơ đó anh đã thực hiện trong những chuyến đi, lúc còn tại quê nhà và những lần về thăm từ Cali. Phần đông chúng ta ai cũng thấy quê hương Việt Nam mình đẹp nhưng lại đẹp chung chung. Trần công Nhung đã "chụp" cho ta những bức ảnh đẹp đặc biệt, trong bài Đi Hà Nội:
"Chạy theo đường tàu là những thửa ruộng khô, tiếp là con sông uốn khúc, bên kia là bãi bồi. Xa xa những đụn núi vôi nối tiếp nhau như bát úp. Một cảnh sơn thủy hữu tình. Tôi tựa người vào khung cửa tàu và bấm máy liên tục. Năm ba cái mới được một, vì lau sậy bên ngoài xẹt xẹt chạy qua. Núi vôi nổi lên giữa đồng ruộng, trong Nam không có. Nhìn trong khung máy, tôi có cảm tưởng như con tàu đang từ từ đi vào trong tranh". (trang 15,16).
Những hình ảnh đôi khi rất đơn sơ nhưng dưới cái nhìn của tác giả lại là một tác phẩm, tác phẩm cho ta nhiều ngạc nhiên thích thú. Cảnh bán nước chè trên tàu hỏa:
"Người đàn ông đối diện vẫy cậu bé bán nước lại, anh cầm cái điếu cày đưa lên mồm châm lửa, hít một hơi, tiếng nước trong điếu kêu ọc ọc. Một đụn khói trắng nhả ra bay tứ tán. Không thấy ai than phiền gì cả. Nhìn con tàu và hành khách là biết đất nước nghèo như thế nào". (QHQOK trang 27)
Do lòng yêu quê hương, tác giả đã cực nhọc lặn lội leo trèo hoặc đi vào tận những ngõ ngách xóm nghèo để thấy rõ cái dẹp của xứ sở mình. Với Trần Công Nhung, cái đẹp không chỉ tìm thấy những nơi ngập ánh đèn màu mà cả trong chốn bùn lầy nước đọng, nơi những con người lam lủ, chân lấm tay bùn. Khi anh về thăm làng Bát Tràng, nơi sản xuất gốm nổi tiếng nhưng quá nghèo, anh đã ghi lại hình ảnh con ngõ hẹp với một thiêu phụ gánh than bằng những nét nhẹ nhàng mà sâu lắng. - mỗi nơi, mỗi bức ảnh, tác giả đều để lại một cảm xúc bâng quơ, một nỗi buồn mông lung đây đó. Cái tình trong cảnh của tác giả bao giờ cũng nhẹ nhàng. Chúng ta thử xem:
"Tôi yên lặng đi bên cạnh người thiếu phụ son trẻ, không hỏi thêm một lời nào. Ra đến chỗ đống than, chúng tôi dừng lại. Bây giờ nhìn rõ hơn khuôn mặt người đàn bà, tôi càng thấy xôn xao trong lòng. Tôi đưa tay vào túi lấy một ít tiền:
- Chị Vân, tôi xin phép gửi cho cháu tí quà, mong chị đừng từ chối. Tôi dí năm bạc vào bàn tay đen đủi của chị và quay gót đi nhanh.
- Bác, bác cho cháu nhiều thế này!.
Tôi như không nghe, và cố rảo bước. Nắng chiều chưa tắt nhưng hoàng hôn đã bắt đầu lên từ các hẽm quanh co trong làng Bát Tràng". (QHQOK trang 65)
Hoạt cảnh dọc đường cũng được tác giả ghi lại một cách tự nhiên nhẹ nhàng:
"- Bao nhiêu con gà ?
- Dạ Dì cho 15 ngàn.
- Chi dữ rứa, 8 ngàn.
Tàu nhúc nhích lăn bánh. Người bán hàng đưa cao con gà vàng ngậy, năn nỉ:
- Bán vốn Dì 10 ngàn chớ không rẻ hơn.
Bà khách, một tay đưa tờ giấy bạc 10 ngàn xuống, một tay hờm sẵn lấy gà lên. Tàu bắt đầu chạy, người bán rong chạy theo với tay lấy tiền vừa đưa cao con gà. Một bên giật tiền một bên giật gà.
- Mụ nội nó gạt tui".
Mọi người quay nhìn, thấy bà khách cầm gọn cái đầu gà trong tay, mình gà thì ở lại trên sân ga. (QHQOK trang 102)
Đọc QHQOK tôi có cảm tưởng như đang đi theo tác giả qua những miền quê hương đất nước. Tác giả có lối viết bình dị tự nhiên, dễ hiểu dễ thâm nhập. Đọc mà tưởng như đang nghe, đang thấy cảnh vật phơi bày trước mắt. Mặc dầu trong lời nói đầu, Trần Công Nhung không cho mình là nhà văn, nhưng đọc anh tôi không ngờ lối viết của anh lại thu hút người đọc đến như vậy. Điểm nổi bật là sự chân thành trong cảm xúc của người viết, do đó giữa tác giả và độc giả không hề có sự cách biệt xa lạ mà ngược lại lúc nào cũng thấy gần gũi, cảm thông nhau, cùng nhau tâm tình. Trần Công Nhung còn có lối nhìn rất dí dõm. Thỉnh thoảng chấm phá vài nụ cười nhẹ, làm cho người đọc không cảm thấy mệt mỏi khi theo tác giả trèo đèo lội suối.
QHQOK không phải là tập sách du lịch, cũng không là tài liệu địa lý, đó là những tác phẩm nhiếp ảnh trung thực và đầy tình quê hương. Trần Công Nhung đã nhìn quê hương với tất cả tấm lòng thiết tha của mình. Quê Hương đã hiện ra trong ống kính máy ảnh của anh hay trong tâm hồn anh, nguyên vẹn và đẹp vô vàn. Tôi nghĩ đây là một tập sách mà những ai còn một chút gì cho Quê Hương nên tìm đọc. Đọc và xem những hình ảnh trong QHQOK để thấy mình đáng tự hào và cần gìn giữ Quê Hương.
Nam Điểu (Tháng 7-02)
Sách dày 200 trang cỡ 5x8 do họa sĩ Khánh Trường trình bày bìa. Nhiều phụ bản ảnh màu. Quảng Bình Quan xuất bản. Giá 20MK liên lạc: 14926 Larch Ave. Lawndale, CA 90260 Tel. (310) 978-8978 email: trancongnhung@yahoo.com
- Đọc Quê Hương Qua Ống Kính, tác phẩm của Trần Công Nhung Nam Điểu Nhận định
• Đọc Quê Hương Qua Ống Kính, tác phẩm của Trần Công Nhung (Nam Điểu)
- Nhiếp ảnh gia Trần Công Nhung đã trở về với cát bụi (viendongdaily.com)
- Nhiếp ảnh gia Trần Công Nhung đã trở về với cát bụi (cothommagazine.com)
- Nhiếp ảnh Nghệ thuật của Trần Công Nhung (kontumquetoi.com)
- Trần Công Nhung và “Buồn Vui Nghề Chơi Cây Kiểng” (Phạm Điền phỏng vấn/RFA)
• Nhà Thơ Thế Viên (Trần Công Nhung)
• Lê Anh Tài: Thi Sĩ Với Chiếc Máy Ảnh
(Trần Công Nhung)
• Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Bá Mậu (Trần Công Nhung)
- Bộ sách "Quê Hương Qua Ống Kính" của Trần Công Nhung
- Đổi Đời
Tác phẩm trên mạng:
- vietbao.com - kontumquetoi.com
- Hương Kiều Loan, nỗi đam mê (Đỗ Dung)
- Đôi Dòng Lịch sử Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam trước 1975 (Khôi Trần)
- Trò chuyện cùng GS Lê Văn Khoa nhân triển lãm nhiếp ảnh tại Houston (Băng Huyền)
- Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh, tác giả bức ảnh Vá Cờ, qua đời (Đỗ Dzũng)
- Ảnh Siêu Thực (Trần Cao Lĩnh)
- Xem Triển Lãm Nhiếp Ảnh Của Nguyễn Cao Đàm (Đông Nguyên)
- Động Tĩnh Trong Ảnh (Trần Cao Lĩnh)
- Một Thời Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật (Nguyễn Cao Đàm)
Nhớ Thầy (Thu An)
Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Cao Đàm, Bóng Tối Và Ánh Sáng (Nguyễn Ngọc Dung)
Nguyễn Cao Đàm, Người thầy của nhiều thế hệ nhiếp ảnh Việt Nam (cbs.com)
Vinh danh và ngưỡng mộ (hoivietanh.net)
Ảnh Trần Cao Lĩnh (vnthuquan.net)
Sài Gòn 1950-1975 (SafeShare.TV)
• Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên)
• Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)
• Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)
• Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)
• Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)
• Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)
• Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)
William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong
(Nguyễn Duy Chính)
Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:
Nhiếp ảnh gia:
Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,
Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan
Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |