1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhiếp-Ảnh-Gia Nguyễn Bá Mậu (Trần Công Nhung) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      14-1-2020 | HỘI HỌA

      Nhiếp-Ảnh-Gia Nguyễn Bá Mậu

        TRẦN CÔNG NHUNG
      Share File.php Share File
          

       


      Nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu
       (1928 - 9.12.1990)

      Trước 75 mỗi khi đi Đà Lạt, người ta nói lên xứ Hoa Đào. Hồi ấy không hề nghe Đào Sapa, Đào Nhật Tân vì đất nước còn chia cắt hai miền. “Ai lên xứ Hoa Đào” là một sáng tác của Nhạc Sĩ Hoàng Nguyên, ca ngợi vẻ đẹp của Đà Lạt và qua cành Đào nói lên mối tình lứa đôi. Lên xứ Hoa Đào là đi vào tình yêu...


      Năm 70 tôi lên xứ Hoa Đào, hành trang không phải những giao động tình cảm đôi lứa mà tình yêu nghệ thuật. Lần đầu trong đời đi tìm nghệ thuật, tôi lên Đà Lạt, và người đầu tiên mở cánh cửa nghệ Thuật Nhiếp Ảnh cho tôi chính là Nhà Nhiếp Ảnh Nguyễn Bá Mậu, tay ảnh cự phách của xứ Hoa Đào.


      Tuy cầm máy đã lâu, nhưng cũng như bao nhiêu người khác, chỉ tốn tiền mua film, rửa hình, tôi không hề biết gì về môn nghệ thuật này. Hôm ấy, tại nhà anh Mậu có cả anh Ngô Đình Cường, cũng là tay ảnh số một của Phan Thiết, tôi là kẻ hậu bối, ngồi nghe hai anh trao đổi những khúc mắc trong Nhiếp Ảnh mà ngẩn ngơ. Đến lúc anh Mậu đưa hai chúng tôi vào phòng tối (Darkroom), biểu diễn một màn làm ảnh kỹ thuật phân sắc, chớp sáng...mỗi kỹ thuật qua nhiều step biến đổi film từ âm qua dương và ngược lại. Anh thao tác cách nhanh gọn và ra ảnh ngay cho chúng tôi thấy kết quả. Phải nói tôi đi từ bất ngờ đến sững sốt.


      Nhiếp ảnh không chỉ đơn thuần máy ảnh và phim mà còn nhiều sáng tạo ghê gớm trong buồng tối. Tôi bị lôi cuốn vào cơn mê, tôi say sưa theo dõi dù chỉ ghi nhận một cách lờ mờ. Đêm hôm sau anh biểu diễn lối làm bưu ảnh (Postcard). Máy phóng (Enlarger) mở sáng, hộp giấy trên đùi, tay trái gạt kính đỏ, tay phải đút giấy vào khung đã định, một tấm ảnh chỉ mất chừng 8 giây. Nhấp nháy anh đã phơi sáng xong một hộp giấy trăm tờ. Mỗi tháng anh ra cả chục nghìn bưu ảnh cho hàng trăm nhà buôn từ Qui Nhơn vào Vũng Tàu. Đây là nguồn kinh tế chính của gia đình.


      Về nghệ thuật, anh Mậu có thái độ thật khiêm tốn. Không hề “hung hăng” với máy móc, anh dùng bộ Pentax SP II tầm thường. Anh nói “Nó nhẹ và dễ thương”. Anh kín đáo trong những hiểu biết của mình, không có thói hay tuyên bố hoặc lên lớp khi thấy người khác cần. Anh đã cho tôi xem một lá thư của một nhiếp ảnh gia gạo cội gửi cho anh, khi anh được huy chương vàng với tác phẩm Dáng Ngoại ở Pháp (1969), lá thư viết: “... Kỹ thuật của anh đã đến bậc sư rồi, mời anh về Sài Gòn hướng dẫn lại cho anh em”. Anh từ chối khéo, vì cho rằng mình chưa có gì để làm thầy thiên hạ.



          Dáng Ngoại

      Riêng tác phẩm Dáng Ngoại đã mang về cho anh 5 huy chương lớn khắp trên thế giới và được giới nhiếp ảnh Hoàng Gia Anh gọi là “Vua Ảnh Kỹ Thuật”. Đây là tác phẩm thuộc loại Phân Sắc (Trắng, xám nhạt, xám đậm, đen) mà tôi nghĩ khó có tác phẩm thứ hai sánh kịp. Từ thành công này anh liên tiếp đoạt gần 30 huy chương trong những năm kế tiếp với 12 tác phẩm. Trước 75 anh đã từng làm giám khảo các cuộc thi ảnh trong nước. Anh đã mang tước hiệu KBC Bạc, F. APA, A. RPS (Trung Đẳng Hoàng Gia Anh). Anh lâm trọng bệnh và qua đời tại Đà Lạt ngày 09-12-1990.


      Năm 2001 anh được truy tặng Huy Chương “Vì Sự Nghiệp Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam”. Tôi lại chợt nhớ lời than thở của anh sau 75 qua một bài phê bình ảnh miền Nam của lý thuyết gia nhiếp ảnh NĐC đăng trong Tạp Chí Nhiếp Ảnh lúc bấy giờ: “Họ chê lối làm ảnh của tôi là ma mị…” . Thế nhưng về sau, có lần nhiếp ảnh gia quá cố Phạm Văn Mùi lại cho tôi hay: “Họ tìm tôi để học ảnh kỹ thuật, tôi bảo tìm film Kodalith, tôi dạy cho...”. Cụ cười nói thêm: “Làm gì có Kodalith”. Kodalith là loại film làm dưới ánh đèn đỏ không bị hư, sau 75 xem như “tuyệt chủng".


      Chuyện chân lý là vậy, cách một con sông, một dãy núi, đã trái hẵn nhau huống hồ sau mấy mươi năm. Tôi nghĩ, giờ này thì anh Mậu đã hoan hĩ chia sẻ thành quả của mình với mọi người...


      Nghệ thuật là sáng tạo, hầu hết tác phẩm của Nguyễn Bá Mậu đều được dày công nghiên cứu thể hiện qua nhiều giai đoạn. Anh là người Việt đầu tiên theo bước nhiếp ảnh gia Leopold Fisher (Austria) trong môn Ảnh Kỹ Thuật, nhưng bằng cách riêng chứ không bắt chước. Tác phẩm của anh được hoan nghênh tại các Salon Pháp, Hong Kong, Korea, Anh, India, South Africa, USA...



            Ngọ Môn (Huế)

      Ngày nay (2004), không ai còn lạ gì thể loại "ảnh kỷ thuật”. Bây giờ anh em nhiếp ảnh trong nước biến chế ảnh như cơm bữa, hơn thế, nhờ vào phát minh các software vi tính, người ta còn tạo ra những kỹ thuật kỳ diệu lạ lùng. Nhưng, cách nay 40 năm, đấy là chuyện đi mây về gió của các “đạo sĩ thượng thừa”, hạng phàm phu thì đừng hòng mơ tưởng. Sau “Dáng Ngoại” đến “Núi Đồi Mờ Sương”, “Cyclos”, “Buổi Chợ Mai”, “Họa Sĩ Nguyễn Trí Minh”, ... là những tác phẩm ảnh kỹ thuật đã mang về cho anh những thành công rực rỡ từ nhiều quốc gia trên thế giới. Một tác phẩm sau cùng anh làm trước khi qua đời, chưa kịp trình làng: Tác phẩm Ngọ Môn (Huế). Tất nhiên anh cũng có những tác phẫm đoạt giải theo lối chụp thông thường như: “Hồi Tưởng” (Silver Medal Italia 1969), “Đợi Chờ” (Gold Medal England 1972), “Sống Tăm Tối” (Bronze Medal CPA Hong Kong 1973)...


      Nhưng nói đến Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Bá Mậu Việt Nam là nói đến Leopold Fitsher của Austria. Cái nổi bật của nhà nhiếp ảnh xứ Hoa Đào là ảnh Kỹ Thuật. Mỗi tác phẩm đoạt giải của anh về thể loại này là một khám phá mới về “chiêu thức”, là một tìm tòi sáng tạo mới trong thể hiện, không trùng lặp một cách nhàm chán. Và, một khi anh đã chọn một kỹ thuật nào cho một tác phẩm, thì khó có kỹ thuật khác thay thế. Đúng như nhiếp ảnh gia quá cố Phạm Văn Mùi đã nói: “Kỹ thuật chỉ dùng khi cần thiết để nâng cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm...” Cho nên, chúng ta không ngạc nhiên về thành quả anh đã đạt qua các tác phẩm nêu trên. Và, qua sinh hoạt nghệ thuật, chúng ta còn thấy anh là mẫu người chín chắn, điềm đạm và trung tín hiếm có.


      Sau năm 75, anh cũng như hầu hết bao nhiêu người khác, lúng túng ngỡ ngàng trong thực tế mới, nhưng rồi mọi chuyện dần dần trở lại bình thường. Thỉnh thoảng anh về Nha Trang, thăm bà con, thăm thầy học cũ Võ Thành Điểm, lần nào anh cũng ghé qua nhà tôi. Anh em có dịp ôn lại kỷ niệm xưa. Một lần tôi “đãi anh món bò nhúng dấm”, thấy anh ăn có vẽ khó khăn, hai hàm răng trệu trạo không nhai được. Tôi hỏi anh:


      - Hình như răng anh yếu, khó ăn phải không?


      Anh cười nhỏ nhẹ:

      - Mình có còn răng đâu.


      Trước sự ngạc nhiên của tôi anh kể:

      - Nhờ vậy mà tôi đã thắng một trận quần vợt hi hữu. Hồi đó Đà Lạt có tổ chức thi đấu trong tỉnh, tôi bốc thăm gặp tay vợt hàng đầu của Đà Lạt, biết mình không tài nào gỡ huề chứ đừng mong thắng. Vậy mà tôi đã thắng cách “vẻ vang”. Mỗi lần tôi lên lưới là đối thủ không tài nào đỡ banh nổi. Chính tôi cũng không hiểu sao hôm ấy ông này đánh tệ vậy. Mãn cuộc, nghe anh ta nói tôi mới biết, nhờ hàm răng của mình chứ chẳng phải mình hay ho gì. Sáng hôm đó tôi đã quên không ráp hai hàm răng trước khi ra sân, mỗi khi lên lưới tạt banh qua, tôi nhe răng lấy sức, nào ngờ răng không có, miệng cứ toang hoác, làm cho đối thủ ôm bụng cười, không đỡ banh được...

      Mọi chuyện tưởng như mới hôm qua, thế mà đã mấy chục năm. Lần này về VN, tôi quyết lên Đà Lạt, bao nhiêu lần cứ lanh quanh miền Bắc, phải lên thăm xứ Hoa Đào, xem sương mù Đà Lạt, và cũng để thăm gia đình chị Nguyễn Bá Mậu nay ra sao. Người học trò mê nhiếp ảnh của tôi sẵn sàng theo.


      Chúng tôi vào đến Phan Rang dừng điểm tâm. Tại quán cafe, tôi gặp một số anh em nhiếp ảnh quen. Nghe nói đi Đà Lạt, anh Ngọc Sơn nhanh nhẫu gọi phone cho Nguyễn Bá Trung, con anh Mậu. Anh Sơn trao phone cho tôi: “Trung muốn nói chuyện với anh”. Chào hỏi đôi câu tôi hỏi tin gia đình, sức khỏe chị Mậu..., Trung trả lời: “Má cháu mất đã 9 tháng rồi”. Tôi xúc động bất chợt và khựng lại... Tôi quay qua Nhàn: “Thôi mình đi”.


      Trời đã nắng gắt, đường Phan Rang Đà Lạt, lên đến Song Pha vẫn như xưa. Qua đèo Song Pha rồi Ngoạn Mục, không có gì để dừng lại. Đến thị trấn Đơn Dương, đời sống nhộn nhịp hơn, từ đây về Đà Lạt, có nhiều công trình du lịch mọc hai bên đường.


      Xe xuống dốc qua chợ Hòa Bình, Hồ Xuân Hương mênh mông vắng lặng, những cây thông quanh hồ nay đã không còn, những chiếc cầu gỗ đen, có người câu cá buổi sáng, đề tài quen thuộc của anh em nhiếp ảnh, nay thay bằng cầu cầu xi-măng. Tuy đang tháng hai ta nhưng cũng không thấy bóng dáng Hoa Đào. Tôi ghé chợ Hòa Bình mua ít trái cây rồi đến nhà anh Mậu. Vẫn căn nhà cũ 88 Trương Công Định. Sau khi thắp nhang cho anh chị Mậu, mấy chú cháu chúng tôi hàn huyên:


      - Như vậy là bây giờ chỉ còn 2 cháu Trung và Nhân. Chắc các cháu đã có gia đình?

      - Dạ, thưa chú, cháu ở nhà Ba Má còn em Nhân có nhà riêng.


      - Sau khi Ba qua đời các cháu vẫn tiếp tục hành nghề nhiếp ảnh?

      - Dạ, tụi cháu vẫn tiếp tục, không có Ba tụi cháu phải cố gắng nhiều hơn.


      - Chú thấy cháu có nhiều huy chương, cháu chơi ảnh nghệ thuật vào năm nào?

      - Hồi Ba còn, cháu đã có chơi, hội viên Hội Văn Học Nghệ Thuật Lâm Đồng năm 87. Lúc đó cứ ỷ lại không chịu học. Khi Ba qua đời, cháu mới thấy hối tiếc. Bây giờ cháu và Nhân đều là thành viên Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh VN.


      - Thành quả của Trung về Ảnh Nghệ Thuật đến nay như thế nào?

      - Thưa chú cháu được khoảng 15 huy chương hầu hết là quốc tế. Trong số có tác phẩm “Tan Chợ Chiều” Huy Chương Bạc giải: The Golden Super Circuit (Denmark 2001-002). Tác phẩm này còn được 4 giải ở các quốc gia khác nhau trong năm 2002.


      Tôi quay qua Nguyễn Bá Nhân:

      - Còn cháu Nhân?

      - Dạ, cháu cũng làm nghề ảnh từ hồi Ba còn sống. Hồi ấy chuyên chụp cho du khách, về sau anh em cháu chỉ nhận các dịch vụ đám cưới.

       

      - Cháu cũng chơi Ảnh Nghệ Thuật?

      - Dạ, cháu cũng thích lắm nhưng kết quả không bằng anh Trung.


      - Tác phẩm ưng ý của cháu?

      - Tác phẩm “Đồng Cảm” đã mang về cho cháu 6 huy chương quốc tế.


      Điểm qua thành tích hai con của anh Mậu tôi chợt liên tưởng một câu tục ngữ hoàn toàn không đúng trong trường hợp này. Tôi đứng dậy bắt tay hai cháu Trung Nhân:


      - Người xưa nói: “Cha làm thầy con đốt sách”, chú thấy hai cháu đã làm điều ngược lại. Các cháu đã viết tiếp những trang sách mà Ba đang bỏ dở một cách rạng rỡ hơn. Các cháu đã làm một việc mà hiếm người làm được. Chú tin ở một cõi nào đó chắc chắn Ba Má các cháu rất hài lòng.


      Tháng 3 – 2004

      Trần Công Nhung

      Nguồn: caidinh.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nhà Thơ Thế Viên Trần Công Nhung Hồi ức

      - Lê Anh Tài: Thi Sĩ Với Chiếc Máy Ảnh Trần Công Nhung Hồi ức

      - Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Bá Mậu Trần Công Nhung Hồi ức

    3. Bài viết về Nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Bá Mậu

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Bá Mậu (Trần Công Nhung)

      - Nguyễn Bá Mậu – bậc thầy phân sắc độ trong nhiếp ảnh (Trần Ngọc Trác)

      - Triển lãm đầu tiên của 'Vua ảnh kỹ thuật phân sắc độ' Nguyễn Bá Mậu (Lâm Viên)

      - Sài Gòn xưa tuyệt đẹp qua những tấm hình trắng đen của nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu (nhactrinh.vn)

      - Nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu thế kỷ trước: “Vua ảnh kỹ thuật phân sắc độ”! (Anh Duy)

      - Triển lãm ảnh của nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu ở Thành phố Đà Lạt (Đỗ Duy Ngọc)

      - Nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu (artcorner.vn)

      - Dung nhan khói sương Đà Lạt (Nguyễn Vĩnh Nguyên)

      - Nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu: Người lưu giữ ký ức bằng ánh sáng (tuoitre.vn)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Bá Mậu

        Cùng Tác Giả (Link-2)

       

      Link (Nhiếp Ảnh) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
      Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên)

      Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)

      Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)

      Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)

      Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)