1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Lê Anh Tài: Thi Sĩ Với Chiếc Máy Ảnh (Trần Công Nhung) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      12-10-2021 | HỘI HỌA

      Lê Anh Tài: Thi Sĩ Với Chiếc Máy Ảnh

        TRẦN CÔNG NHUNG
      Share File.php Share File
          

       

      1.


      Trong giới nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam, những cây đại thụ đã lần lượt ra đi, số còn lại không bao nhiêu. Khu rừng già từ những thập niên 30 đến 70 nay đã đổi màu, màu xanh  của những người cầm máy trong thiên kỷ mới. Biến đổi là lẽ thường của vạn vật, biến đổi để vươn lên, để đi tới. Chúng ta vui mừng khi thấy nhiếp Việt Nam ngày một khởi sắc và lớn mạnh hơn.


      Ngày trước, người mang chiếc máy ảnh đi săn lùng “kỳ hoa dị thảo” được xem là hàng “quí tộc”, ngày nay “quí tộc” đã trở thành “đại chúng”, làm cho khu rừng nghệ thuật nhiếp ảnh tuy có rậm rạp mà rối rắm. Nhìn vào nơi nào cũng thấy rộn ràng màu sắc, cũng nghe tiếng reo hò đắc thắng liên hoan (ảnh). Nhưng tinh ý một chút cũng nhận ra trong cánh rừng ấy một vài đại thụ còn sót lại đâu đó, ở một nơi riêng lẻ và thầm lặng.  Những cây đại thụ mang lại cho chúng ta cả một trời quá khứ đầy hình ảnh sống động với cái nhìn sắc bén, những ảnh đời thường mà thật lạ. Một trong những đại thụ đó là nhiếp ảnh gia Lê Anh Tài. Ông được nhà thơ Bàng Bá Lân nhìn như một thi sĩ: “Thi sĩ với chiếc máy ảnh”.


      “Thi sĩ với chiếc máy ảnh” cũng là tựa đề cuốn sách ảnh ông in năm 2004 . Hôm nay tôi muốn giới thiệu với độc giả về nhiếp gia Lê Anh Tài và khuynh hướng sáng tác của ông.


      Ông người quê Thường Tín (Nam Định), sinh năm 1927. Năm 43, quân đội Nhật đánh chiếm Lạng Sơn, gia đình thấy tình hình không yên, chuyển vào Nam sinh sống. Mấy năm sau ông theo học ngành ảnh chuyên nghiệp. Khoảng cuối năm 50 ông có tiệm ảnh Photo Tân Tiến trên đường La Grandière (Lý Tự Trọng bây giờ). Rồi nghề nghiệp đưa đẩy, ông từng hợp tác với hãng thông tấn UPI (Mỹ), Ông là phóng viên chiến trường, ông có cả một kho hình ảnh về cuộc chiến Việt Nam. Năm 75, trong cơn lốc tai biến của đất nước, ông đã hủy đi tất cả để tránh vạ lây. Ông nói: “Không chỉ hình ảnh về chiến tranh mà cả bộ ảnh khỏa thân nghệ thuật, tôi cũng đốt”. Bây giờ mỗi khi nhắc lại ông thấy đau xót vô vàn.


      Một tác phẩm đã làm xôn xao trong giới văn học nghệ thuật từ năm 50: Tác phẩm Vô Đề mà nhiếp ảnh gia Cao Đàm đã đổi thành Chia Cách, Bàng Bá Lân sửa thành “Đôi Ngả” (1).


      Năm tôi bước vào làng ảnh, chính ông là một thành viên trong hội đồng giám khảo chấm ảnh. Và qua nhân duyên đó tôi biết ông. Trước năm 75 ông ở trong một con hẻm gần chợ Tân Định (Sài Gòn). Tôi đến thăm ông, và đó là lần duy nhất cho đến nay. Thường nghe nói một người hóm hỉnh ta cứ tưởng phải có gương mặt xương xương, nhưng ông, khuôn mặt đầy đặn mà chuyện thì rất hài hước, một thứ hài hước hiền hòa và văn nghệ. Vào thập niên 60, giới cầm máy thế hệ ông, xông xáo trong việc thi tài với thế giới. Nhiều người đã mang vinh dự về cho Việt Nam: Các lão tiền bối như: Phạm Văn Mùi, Cao Đàm, Cao Lĩnh, Lý Lan Siêu, Nguyễn Ngọc Hạnh v.v.... Riêng ông, đi con đường khác, con đường thi có giải hiện kim, hiện vật. Ông nói:


      -   Hãng Metz mở cuộc thi, ai chụp với đèn hãng này mà được chọn là ảnh dẹp sẽ có giải bằng tiền mặt... Tôi dùng đèn Braun, và ảnh tôi được giải 300 Mỹ kim. ( 2)


       -   Họ không nhận ra sự khác nhau giữa hai loại đèn, thưa anh?

       -   Làm sao nhận ra, mà nếu mình dùng đèn khác chụp được ảnh đẹp hơn đèn Metz thì họ lại càng thích.


       -   Tôi thấy dường như chỉ mỗi mình anh biết những cuộc thi này?

       -   Các anh em khác thích huy chương, tước hiệu, tôi thì không. Nhưng nói thật với anh cũng chỉ để nhậu thôi. Tôi đã được nhiều bộ máy ảnh, nhưng có là mang xuống chợ trời Huỳnh Thúc Kháng, đưa cho mấy bà bán máy, lấy tiền nhậu. Vừa rồi được bộ Minolta tôi phải khắc tên vào để khỏi bán.


      Tuy ông thường tham gia những cuộc thi như thế nhưng ông vẫn được các hội ảnh tiếng tăm thế giới mời làm hội viên. Từ năm 1953 ông đã là hội viên danh dự của Fotografica Milan Ý và hội nhiếp ảnh New York (PSNY). Ông cũng có một bộ ảnh được đăng tải trên tạp chí Life và Paris Match. Ông hiện định cư tại Mỹ. Lần đầu tiên về thăm quê hương (2000) ông cũng chụp được nhiều hình ảnh nơi ông đã xa rời mấy mươi năm.


      Lê Anh Tài là một đại thụ có vóc dáng đặc biệt đứng riêng một góc trời xa tít tận Massachusetts. Kỳ sau chúng ta sẽ có dịp vào thăm “vườn ảnh” nhà ông.


      Trần Công Nhung  Oct. 2007


      (1) Sẽ nói rõ chi tiết này trong bài tới.

      (2) Những năm 60, 300 MK là lớn, tính ra tiền Việt khoảng 150 nghìn. Vàng khoảng 10 nghìn một lượng.


      2.

      LÊ ANH TÀI, thi sĩ với chiếc máy ảnh


      Trong làng nhiếp ảnh Việt Nam, Lê Anh Tài là một đại thụ có vóc dáng đặc biệt đứng riêng một góc trời xa tít tận Massachusetts. Trước khi vào thăm “vườn ảnh” của NAG Lê Anh Tài chúng ta thử nhìn lui một tí con đường nhiếp ảnh thế giới đã đi qua.


      Nhiếp ảnh xuất phát từ một nhu cầu chứng liệu, nhu cầu lịch sử, một nhu cầu phải có từ khi con người thấy cần lưu lại những sự kiện trong đời sống hàng ngày.


      Trăm năm, con người rồi sẽ ra đi, có để lại là để lại của cải vàng bạc châu báu chứ làm sao để lại hình ảnh. Không hình ảnh, lịch sử sẽ mù mờ, mọi chuyện chỉ tưởng tượng. Thế giới hôm nay phải cảm ơn ông Daguerre, người chế ra chiếc máy ảnh đầu tiên (1).


      Và, nhu cầu ghi lại hình ảnh đời sống con người được đáp ứng ngày càng tân tiến tinh vi như chúng ta đã thấy. Khoa nhiếp ảnh đã có những bước đi của đôi “hia bảy dặm”. Và, từ đó, nhiếp ảnh đã thoát xác, không còn thuần túy làm công việc sao chép của một anh thư ký nữa. Nhiếp ảnh đã dự phần vào sự nghiệp nghệ thuật chung như bao bộ môn khác: Hội họa, điêu khắc. “Người cầm máy” hôm nay được gọi là “nghệ sĩ nhiếp ảnh” để “săn ảnh”, “sáng tác ảnh”, để cho những tác phẩm “ảnh nghệ thuật”. Điều này phù hợp với tâm lý con người: Ăn không chỉ để no, mặc không chỉ để ấm, mà còn ăn ngon mặc đẹp. Nhiếp ảnh một lúc đóng hai vai: Chuyên nghiệp và nghệ thuật. Người chuyên nghiệp qua nghệ thuật có nhiều thuận lợi hơn là người chơi ảnh nghệ thuật qua làm chuyên nghiệp. Điều “sinh tử” ở đây là người chuyên nghiệp có vượt qua được những thói quen “mẫu mã” hay không, nếu không đủ bản lĩnh vượt qua lằn ranh này thì suốt đời có “sáng tác” cũng khó có tác phẩm.


      Ai cũng biết thập niên 40, 50, nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam đang còn mờ nhạt, chưa có những giao lưu quốc tế như thời nay và cũng ít ai nhắc đến, tài liệu sách vở thì may ra tìm trong tiếng Pháp. Tôi còn nhớ lần đầu tiên Việt Nam có cuộc triển lãm ảnh quốc tế tại Sài Gòn vào năm 1960.


      Sự thành công của tầng lớp nhiếp ảnh tiên phong, chính là do tự mình nỗ lực tìm tòi học hỏi. Sự nghiệp nhiếp ảnh của Lê Anh Tài bắt đầu bằng con đường chụp ảnh chuyên nghiệp và cùng lúc đi vào nhiếp ảnh nghệ thuật rất sớm. Bước đầu ống kính của ông nhìn đời sống quanh mình, nhìn cảnh sắc quê hương đầy “chất thơ lãng mạn”, hiền hòa mộc mạc, gần gũi chân tình. Ông nói: “Tác phẩm Vô đề được sinh ra trong một phút bất chợt. Hồi đó tiệm ảnh của tôi trên đường La Grandière chật hẹp, các cháu học nghề tối trải chiếu ra phòng khách nằm ngủ. Hôm ấy có khách đến thình lình, chúng vội cuốn chiếu, lúc kéo chiếu lên tôi nhìn qua lỗ chiếu rách (quá lâu ngày) dưới ánh đèn ngược sáng, và tác phẩm hiện ra trong trí ngay lúc đó”.


       

      Tác phẩm Vô Đề (NAG Lê Anh Tài)

      Tác phẩm Vô đề (Chia cách, Đôi ngả) theo tôi là tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng sáng tác cổ điển của NAG Lê Anh Tài. Chúng ta thấy từ bố cục ánh sáng, chủ đề chủ điểm cho đến ẩn ý của tác giả, ai cũng cảm nhận rõ ràng dứt khoát. Tác phẩm thể hiện tâm lý nổi bật trong quan niệm đạo đức xã hội cũ. Thời môn đăng hộ đối, thời “Cành vàng lá ngọc” (tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan). Tuy “Vô Đề” nhưng tác giả đã chuyển đạt rất nhiều ý nghĩa lý thú đến người xem. Tùy tâm trạng và cảnh ngộ của mỗi người mà thương tiếc xót xa, cảm động hay căm phẫn (2).


      Thi sĩ Bàng Bá Lân nhận định về Lê Anh Tài: “Nét độc đáo của Lê Anh Tài là ghi những hình ảnh bằng cặp mắt của tâm hồn “đau nghệ thuật”, ghi bằng cặp mắt nội quan những ngoại cảnh đã nói lên được những sắc thái tâm linh đượm màu dân tộc và nhân bản của nếp sinh hoạt thường nhật”. Những năm của thập niên 50, ông thường lang thang với chiếc máy Rolleiflex đi tìm “nguồn thơ”. Thử xem một số “Ảnh trung hữu thi” của ông trong sách “Thi Sĩ với chiếc máy ảnh”:


      Chinh phụ (trang 47), thiếu phụ với con thơ, nỗi buồn lên nhè nhẹ cùng nhịp với ánh sáng bán âm bán dương. Có phải đây là giây phút: ”Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây”? Cái hay của tác giả là ghi được nét thoáng buồn riêng tư, không phải giãi bày với ai mà chỉ thầm nói với con thơ đang ngước nhìn mẹ. Tác phẩm Ôn Bài (trang 53), ngược lại nét nhẹ nhàng trong suốt tươi vui như tâm hồn tuổi ngà tuổi ngọc. Hai nhịp ba tà áo trắng, một gần một xa, một tỏ một mờ, hình ảnh và sắc độ rất “thơ”:


      Dịu dàng áo trắng trong như suối

      Tỏa phất đôi hồn cánh mộng bay.

      (Huy Cận)


      Tác phẩm “Đi coi chừng” trang 169, chiếc cầu ván cong cong không tay vịn, soi mình rõ nét xuống dòng sông, hình ảnh quen thuộc nhưng nhà nhiếp ảnh đã nhìn với con mắt đầy chất thơ.


      Từ những nét thơ lãng mạn, nhiếp ảnh gia Lê Anh Tài chuyển dần qua những cái nhìn sắc cạnh và “bạo”, đây là giai đoạn nhà thơ Bàng Bá Lân gọi là tâm hồn “đau nghệ thuật”. Nguyên do cũng từ nghề nghiệp mà ra. Năm 1955 trong một cuộc dự thi triển lãm ảnh quốc tế, ông quen với một người Mỹ trưởng phòng điện ảnh sở thông tin Hoa Kỳ (USIS)ợ tại Sài Gòn. Người Mỹ này giới thiệu ông vào làm phòng báo chí (Press Section) giữ mục hình ảnh tin tức Mỹ Quốc, đến 1965 ông được cử là trưởng phòng ảnh của USIS cho đến 30 - 4 - 1975. Trong giai đoạn cộng tác với sở Thông Tin Hoa Kỳ (USIS) ông đã có một ngả rẽ mới cho sự nghiệp nhiếp ảnh của mình. (còn tiếp)


      Trần Công Nhung

      Oct. 2007


      (1) Sự hình thành khoa nhiếp ảnh qua rất nhiều thời kỳ. Từ khái niệm của Leonard de Vinci (thế kỷ 16) đến J.H. Schulze (Đức), Wedgwood (Anh), Nicéphore Niepce (Pháp) rồi DaguerreàVà, người ta thường lấy mốc từ thời Daguerre để nói về khởi thủy của nhiếp ảnh. Những thế hệ về sau nhất là từ khi Eastman (Mỹ) phát minh phim nhựa thì film máy tiến không ngừng.


      (2) Tác phẩm này, sau 75 bị Nguyễn Đ Ch. “nhà lí thuyết nhiếp ảnh” của Hà Nội giáng cho mấy búa tạ cùng với “Cánh buồm ma” của Cao Đàm và một số ảnh kĩ thuật của Nguyễn Bá Mậu


      Trần Công Nhung

      Nguồn: viendongdaily.com

      *


      Lê Anh Tài: Thi Sĩ Với Chiếc Máy Ảnh

      Bàng Bá Lân


      Giữa khu chợ lộ thiên, trên vỉa hè đại lộ Hàm Nghi, nằm gọn giữa hai con đường Pasteur và Công Lý, nơi trưng bày thường trực những kỳ hoa dị thảo, cây cảnh, chim muông, cầm thú, nơi tập trung những lái buôn từ các cửa ô về Sàigòn, nơi họp mặt của những khách hiếu kỳ-một nghệ sĩ với chiếc máy “Rolleiflex” hòa mình trong đám đông để ghi nhận qua ống kính những cuộc trao đổi lựa chọn, mua bán một cách say mê nhẫn nại.


      Con người bị thu hút vào thế giới nhỏ hẹp, và bao la đó là Lê Anh Tài, một nhiếp ảnh gia tên tuổi ở Sàigòn. Nét độc đáo của Lê Anh Tài là ghi những hình ảnh bằng cặp mắt của tâm hồn “đau nghệ thuật” ghi bằng cặp mắt nội quan những ngoại cảnh đã nói lên được những sắc thái tâm linh đượm màu dân tộc và nhân bản của nếp sinh hoạt thường nhật.


      Bạn Lê Anh Tài là hội viên danh dự của Unione Fotografica Milan, Ý Đại Lợi năm 1953 và của hội nhiếp ảnh New York, Hoa Kỳ năm 1963.


      Quá trình ngót 20 năm tận tụy với nghệ thuật của bạn Lê Anh Tài, được đánh dấu bằng những mồ hôi và nước mắt sáng tạo, thể hiện những chiến công oanh liệt, đã góp phần vào việc làm rạng danh nền nhiếp ảnh đất nước qua những huy chương, giải thưởng bằng hiện kim, du lịch và một số máy ảnh giá trị mà bạn đã chiếm được trong các cuộc triển lãm và thi ảnh quốc tế. Ngoài ra Lê Anh Tài cũng có vài bộ ảnh phóng sự được đăng trên tạp chí Life và Paris Match qua trung gian của hãng thông tấn United Press International (UPI) và đồng thời được giải thưởng của hãng này vào tháng 12 năm 1969.


      Mô tả nghệ thuật của bạn Lê Anh Tài trong quá khứ (1950), một Lê Anh Tài sở trường về lối ảnh cổ điển và thơ mộng, giới phê bình nhiếp ảnh ngoại quốc đã tóm tắt vỏn vẹn trong một câu hàm súc và hùng biện “Lê Anh Tài là một thi nhân với chiếc máy ảnh”.


      Tháng chạp 1960, bạn Tài đã được hội Unione Fotografica ủy thác mời một số nhiếp ảnh gia trẻ tuổi Việt Nam tham dự một cuộc triển lãm mênh danh là cuộc triển lãm “Các nhiếp ảnh gia của thế hệ mới” tại Pescara và Milan ở Ý Đại Lợi. Tiêu chuẩn và quy mô của công việc trước tác là các ảnh trưng bày phải có tính cách gợi cảm, sống động, khóe nhìn của nhiếp ảnh gia phải lột cạn được tính cách tân kỳ, mà có thể bất chấp lề lối bố cục cổ điển. Giới ảnh Sàigòn còn gọi là loại ảnh “Vô chiêu”.


      Theo đây là khoảng 200 bức hình bạn Lê Anh Tài đã trước tác trong hai thập niên 50 và 60 (*), con người muôn thuở với bản sắc duy linh, vẫn là đề tài chánh của Lê Anh Tài. Đó là một lối ảnh mô tả sinh hoạt nội giới mà chỉ có những nhiếp ảnh gia thành thật và sốt sắng mới thể hiện được trên mặt giấy lụa một lối ảnh dựa vào những cảnh “chẳng có gì” để ghi những ấn tượng nội quan thành tác phẩm, làm nhân chứng cho một thực hữu: tinh thần của linh trưởng nhân loại.


      Sàigòn, tháng 12 năm 1969.

      Bàng Bá Lân


      (*) Và 50 bức hình Lê Anh Tài đã thu vào ống kính cảnh sắc Hà Nội và mấy vùng phụ cận trong thời gian 20 ngày (tháng 8 năm 2000) nhân dịp thăm lại cố hương mà nhiếp ảnh gia đã chào đời năm 1927.


      (Trích Thi Sĩ Với Chiếc Máy Ảnh)

      Nguồn: ducvu96.wordpress.com


      Ad-22 Ad-22


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nhà Thơ Thế Viên Trần Công Nhung Hồi ức

      - Lê Anh Tài: Thi Sĩ Với Chiếc Máy Ảnh Trần Công Nhung Hồi ức

      - Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Bá Mậu Trần Công Nhung Hồi ức

    3. Link (Nhiếp Ảnh) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
      Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên)

      Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)

      Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)

      Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)

      Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)