1. Head_

    Nhật Ngân

    (24.11.1942 - 21.1.2012)

    Phan Nhự Thức

    (4.2.1942 - 21.1.1996)

    Trương Đình Quế

    (.0.1939 - 21.1.2016)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đôi Dòng Lịch sử Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam trước 1975 (Khôi Trần) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      19-1-2021 | HỘI HỌA

      Đôi Dòng Lịch sử Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam trước 1975

        KHÔI TRẦN
      Share File.php Share File
          

       

       

      Vô Đề. Ảnh Nguyễn Cao Đàm

      Trong số các bộ môn Văn học Nghệ thuật của Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, Nhiếp Ảnh là bộ môn mà sinh hoạt ít được biết đến nhất; trong khi đó, Nhiếp Ảnh lại là bộ môn đem về cho Việt Nam nhiều huy chương Vàng, Bạc, Ðồng và bằng Tưởng lệ Danh dự nhiều hơn bất cứ bộ môn Văn học Nghệ thuật nào khác.


      Tài-liệu ngắn sau đây xin trình bày vắn tắt cùng độc-giả về sinh hoạt Nhiếp ảnh Nghệ-thuật Việt Nam từ ngày nhiếp ảnh được đưa vào Việt-Nam, 1869 tới nay.


      Những Ngày Đầu



          Cụ Đặng Huy Trứ

      Năm 1865, cụ Ðặng-Huy-Trứ, nguyên là một vị quan dưới triều vua Tự-Ðức, khi đi công-tác sang Trung-Hoa theo chỉ thị của vua Tự-Ðức, đã mua trọn một bộ máy chụp và rửa ảnh từ Trung-Hoa và thuê một người Hoa là Dương-Khải-Trí, về Hà-Nội và mở hiệu ảnh Cảm-Hiếu-Ðường, ngày 2 tháng 2 năm Kỷ-Tỵ, (14-3-1869). Ðây là hiệu ảnh đầu tiên của một người Việt-Nam mở tại Việt-Nam. Việc này được chính cụ Ðặng-Huy-Trứ ghi lại trong bộ sách "Ðặng Hoàng Trung Văn" quyển III tờ 6, 7 và 8, viết bằng Hoa ngữ, hiện lưu-trữ tại thư-viện Trung-ương, Hà-Nội.


      Từ 1869 tới đâu thập-niên 1930, nhiếp-ảnh phát-triển mạnh và lan ra toàn cõi Việt-Nam, nhưng gần như hầu hết chỉ là nhiếp-ảnh dịch-vụ, mà trong đó, công phát-triển, một phần nhờ một người Việt-Nam khác là cụ Nguyễn-Ðình-Khánh, tức Khánh-Ký, quê tại thôn Lai-Xá, xã Kim-Chung, huyện Hoài-Ðức, tỉnh Hà-Ðông (nay là tỉnh Hà-Tây).



          Nhiếp ảnh gia Võ An Ninh

      Phải chờ đến đầu thập-niên 30 mới bắt đầu có phong-trào chơi ảnh nghệ-thuật, với sự xuất hiện không thường xuyên, của các nhiếp-ảnh-gia Võ-An-Ninh, Phạm-Ngọc-Chất, Phạm-Văn-Mùi, Nguyễn-Văn-Khải...


      Trong thập-niên 30 và 40, nhiếp-ảnh nghệ-thuật Việt-Nam tuy có phát-triển, nhưng rất chậm. Nhiếp ảnh thỉnh thoảng được triển lãm như một "nghệ thuật khéo tay" trong một góc chợ phiên hay đấu xảo, gần những cửa hàng dệt, đan, đồ gốm, thậm-chí đến gần cả một cửa hàng nước mắm... Những bất ổn chính trị trong thập-niên 40 làm chậm lại những sinh-hoạt nhiếp-ảnh đó.


      Năm 1952, lần đầu tiên, 21 nhà nhiếp ảnh Việt Nam (gồm có : Trịnh Văn Bách, Phạm Ngọc Chất, Nguyễn Văn Chiêm, Ðỗ Văn Cương, Nguyễn Cao Ðàm, Nguyễn Lê Giang, Nguyễn Ðạo Huân, Nguyễn Ðức Hồng, Ðỗ Huân, Tchen Fong Ku, Bàng Bá Lân, Lê Văn Lễ, Tchan Fou Li, Phạm Văn Mùi, Võ An Ninh, Trịnh Ðình Phượng, Dương Quỳ, Trần Lê Sinh, Nguyễn Trọng Sơn, Lỗ Vinh và Bùi Quý Vụ...) triển lãm hơn 100 tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật tại Nhà Hát Lớn Hà Nội với tựa đề Triển-lãm Ảnh Mỹ-thuật 1952. Cuộc triển lãm này là một mốc khởi đầu quan trọng của Nhiếp ảnh Nghệ-thuật Việt Nam.



         Duyên dáng. Ảnh Phạm Văn Mùi

      Năm 1953, Triển lãm Nghệ thuật Nhiếp ảnh Việt Nam kỳ 2 cũng được triển lãm tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, quy tụ 56 nghệ sĩ nhiếp ảnh và 165 tác phẩm nhiếp ảnh.


      Năm 1954, Triển lãm Nghệ thuật Nhiếp ảnh, lần thứ 3 cũng được triển lãm tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, quy tụ 36 nghệ sĩ nhiếp ảnh và 96 tác phẩm nhiếp ảnh.


      Trong thời gian này, nhiếp ảnh gia Lê Ðình Chữ xuất bản sách ảnh Ðể Chụp và Rửa Ảnh Mau Chóng (sau đặt tên lại là Chụp và Rửa Ảnh) tại Hà Nội, 1951.


      Hiệp định Genève về Việt Nam năm 1954 tạm thời chia Việt Nam thành hai nước. Một số nhiếp ảnh gia miền Bắc di cư vào Nam (gồm: Nghiêm Vĩnh Cần, Phạm Ngọc Chất, Nguyễn Văn Chiêm, Ðỗ Văn Cương, Nguyễn Cao Ðàm, Nguyễn Mạnh Ðan, Nguyễn Lê Giang, Nguyễn Ðức Hồng, Bùi Quý Lân, Phạm Văn Mùi, Trịnh Ðình Phượng, Trần Lê Sinh, Nguyễn Văn Thông và Lỗ Vinh) và những vị này là cột trụ của sinh hoạt Nhiếp ảnh miền Nam cho đến năm 1975, mà ảnh hưởng của những vị này còn tồn tại nhiều năm sau đó.


      Tại miền Nam, những cuộc Triển lãm Ảnh, Thi Ảnh được liên tục tổ chức hàng năm (có năm hai hoặc ba lần triển lãm hoặc thi ảnh) từ 1955 tới 1975; trong đó có một giải quan trọng là Cuộc Thi Văn học Nghệ thuật của tổng thống VNCH. Từ 1958, Việt Nam đứng ra tổ chức các cuộc Thi Ảnh Quốc tế và ảnh nghệ thuật Việt Nam cũng được gửi đi triển lãm và dự thi ở nhiều nước trên thế giới.



            Dáng Ngoại
          Ảnh Nguyễn Bá Mậu

      Các nhiếp ảnh gia miền Nam đoạt nhiều tước hiệu và giải thưởng cao trên ảnh trường quốc tế như Khưu Từ Chấn, Nguyễn Cao Ðàm, Nguyễn Mạnh Ðan, Nguyễn Ngọc Hạnh, Trần-Linh, Nguyễn Bá Mậu, Phạm Văn Mùi, Ðơn-Hồng-Oai, Trần Ðại Quang, Lý-Lan-Siêu, Lê Anh Tài...


      Các Hội Ảnh ở Việt Nam trong thời-gian này:


      - Hội Nhiếp Ảnh Việt Nam.

      - Hội Ảnh KBC.

      - Hội ảnh Việt Mỹ.

      - Hội Ảnh Nghệ thuật Việt Nam.

      - Hội ảnh Tinh Võ, Nghĩa An và Vân Trang của người Việt gốc Hoa.


      Hội Bách khoa Bình dân mở những lớp nhiếp ảnh (1956-1966) và Hội Ảnh Việt Mỹ mở lớp nhiếp-ảnh (1961-1975) và hội này, từ 1963, cứ hai năm tổ chức một cuộc thi ảnh.


      Nhiếp ảnh Thông tin và tuyên truyền của VNCH do Bộ (khi thì Nha) Thông tin phụ trách. Nhiếp ảnh gia Nguyễn Cao Ðàm là chủ sự phòng Nhiếp ảnh, thuộc Bộ Thông tin, chức vụ mà ông giữ cho đến năm 1973.



          Tiếc thương
       Ành Nguyễn Ngọc Hạnh

      Công tác Nhiếp ảnh của Cục Tâm lý chiến QLVNCH, do CTTL và Cục Truyền Tin VNCH đảm trách. Nha CTTL đào tạo lớp Phóng viên Tiền tuyến và Trường Truyền tin Vũng Tàu đào tạo nhiều phóng viên Nhiếp ảnh và Ðiện ảnh cho QÐVNCH. Một số lớn giảng viên và học viên của trường được cử đi du học về nhiếp ảnh và điện ảnh tại Mỹ. Phóng-viên nhiếp-ảnh và điện ảnh được phân-phối đến các Vùng Chiến-thuật và xuống đến cấp Trung-đoàn.


      Trong thời gian này, một số sách nhiếp ảnh được xuất bản như :


      "Bước Ðầu Chụp Ảnh" của Nguyễn Cao Ðàm, 1965.

      "Bước Ðầu Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật" của Nguyễn Cao Ðàm và Trần Cao Lĩnh, 1967.

      "Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật Bước Hai" của Nguyễn Cao Ðàm và Trần Cao Lĩnh, 1972.

      "Việt Nam Quê Hương Yêu Dấu" của Nguyễn Cao Ðàm và Trần Cao Lĩnh, 1967.

      "Cao Nguyên" của Nguyễn Cao Ðàm và Trần Cao Lĩnh, 1969.

      "Việt Nam Khói Lửa" của Nguyễn Mạnh Ðan và Nguyễn Ngọc Hạnh, 1968.

      "Những Kiệt Tác Nhiếp Ảnh 1974" do Nguyễn Ngọc Hạnh xuất bản, 1975.


      Các tiệm ảnh được mở ra tại tất cả các tỉnh, các quận và một số xã trên toàn quốc. Riêng tại Sài Gòn có phòng ảnh màu quy mô như Perfect Photo Lab của Lý Lan Siêu và Pacific Color Lab của Trần Linh, phòng ảnh màu của ông Lê Huy Kha và của ông Bùi Quý Lân.


      Trên đỉnh cao nhiếp ảnh đó, cuộc chinh biến 1975 đã cáo chung ngành Nhiếp ảnh VNCH.


      Khôi Trần Sưu tầm

      Khôi Trần

      Nguồn: gocnhosantruong.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đôi Dòng Lịch sử Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam trước 1975 Khôi Trần Nhận định

    3. Link (Nhiếp Ảnh) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
      Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên)

      Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)

      Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)

      Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)

      Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)