|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Họa sĩ Nguyễn Trung
Khuôn mặt cuối cùng của nhóm Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam được ghi nhận ở đây là Nguyễn Trung, có lẽ là một trong những họa sĩ có nhiều cá tính, tài năng và trí tuệ bậc nhất của giai đoạn vừa qua.
Lúc còn là sinh viên trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định đã đạt được những giải thưởng hội họa quan trọng: huy chương bạc Triển Lãm Hội Họa Mùa Xuân 1961, huy chương vàng Triển Lãm Hội Họa Mùa Xuân 1963. Say mê theo đuổi nghề nghiệp, dám bức phá những ràng buộc, qui cách nhà trường để đi đến những chân trời mới của hội họa nên đã gây nhiều va chạm với các thầy dạy vẽ của trường, điều này bình thường thì đáng tiếc nhưng đối với một số trường hợp ngoại lệ nào đó thì ngược lại. Chúng ta nhớ đến phản ứng của một số nghệ sĩ trẻ thời trước như Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Đỗ Cung, Tô Ngọc Vân, Hoàng Lập Ngôn... với ban giám đốc trường Mỹ Thuật Đông Dương, đó là phản ứng bắt buộc của tài năng khi nhận ra con đường đi tới, cần phải đập tan những rào cản để tiến bộ.
Vào thời kỳ đầu tiên, Nguyễn Trung cũng đã ít nhiều thử thách với hội họa trừu tượng, thứ trừu tượng lãng mạn (Abstraction lyrique) với những đường nét tinh lọc đến cùng cực những chim, nai, đồi, cây, hoa, thiếu nữ... ẩn hiện gợn lên trên nền tranh với hòa sắc lạnh, nhưng chỉ vài năm sau thì bỏ hẳn để xây dựng cho mình một thế giới hết sức cá biệt, dầu vẫn bị ràng buộc trong những phạm trù của một thứ nghệ thuật hình dung. Khoảng năm 1965-1966, ngôn ngữ riêng của Nguyễn Trung đã được định hình, dần dà cũng có ít nhiều chuyển biến nhỏ, nhưng cơ bản thì không có gì thay đổi. Với những đường nét, bố cục vững chãi, chặt chẽ, với một kỹ thuật chững chạc để nhào trộn màu sắc, đơn giản mà vẫn táo bạo, rất cổ điển mà đầy tinh thần sáng tạo và tìm kiếm mới mẻ, nghĩa là với một màu sắc đặc biệt, một bút pháp cá biệt, anh luôn luôn chế ngự được thế giới mình tạo ra.
Con Tin, Khắc gỗ,
họa sĩ Nguyễn Trung
Rõ ràng là có nghiên cứu và chịu ảnh hường sâu đậm một số nguồn gốc nghệ thuật nào đó. Ví dụ như cách ghi nhận thiên nhiên bên ngoài của Henri Rousseau, hoặc không khí, bút pháp, lối sử dụng màu sắc của một số tiểu họa phẩm và bích họa Ấn Độ và vùng Trung Cận Đông hay một màu ngọc xanh biếc trên những đồ gốm độc sắc đời Tống, nhưng đã nhào luyện, biến chế tất cả những yếu tố ngoại lai trở thành thân thuộc, làm mất đi mọi vết tích cũ để chỉ còn lại là mình: mọi thứ góp nhau lại để chỉ trở thành là một, là ngôn ngữ hội họa Nguyễn Trung. Trả lời trong một cuộc nói chuyện với Đinh Cường, Nguyễn Trung đã chỉ ra cho chúng ta thấy rõ thêm cội nguồn thế giới màu sắc của mình:
Tôi sinh ra ở một vùng phì nhiêu nhất Việt Nam, tỉnh Sóc Trăng, ở đó chỉ thấy toàn ruộng với màu xanh của lúa non và màu vàng của lúa chín. Phong cảnh bằng phẳng đến độ buồn hiu, nhất là mùa mưa thì ruộng là biển nước còn trời là một màu xám chì, chỉ riêng mùa gặt thì cả trời rực vàng và rất thơm, lúc ấy thì còn thấy được chút đỉnh màu sắc của trời cho. Có lẽ vì vậy tôi vẽ phong cảnh rất dở, và tôi rất ít xài màu sắc, có lẽ vì sự ít màu sắc của xứ tôi mà tôi đã chịu ảnh hưởng tính cách đạm bạc của tranh thủy mặc của Trung Quốc, sự khắc khổ của hội họa Đức. (*)
Năm 1969, trong phòng triển lãm của Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam, Nguyễn Trung phát biểu một ý tưởng đơn giản, nhưng có lẽ với ý tưởng này chúng ta có thể cảm được tranh của anh dễ dàng hơn, rất bình dị mà khá thâm trầm, sâu sắc:
Dường như chỉ nghệ thuật mới có thể mang tình yêu và sự bình an trở về với tâm hồn ta. Dường như chỉ có nó mới có thể mang đến ta sự cứu rỗi ấy trong khi càng ngày chúng ta càng dấn thân vào cuộc sống văn minh thiếu nhân cách, địa ngục của giận dữ, thù hằn và bạo động đến nỗi chúng ta quên dần những lời xin lỗi và thứ tha, những cử chỉ yêu thương và thông cảm. (In trong Vựng Tập triển lãm).
Tranh Minh Họa, Muc tàu
Trong phòng triển lãm năm 1970 bày chung với Hồ Hữu Thủ và Nguyên Khai, tranh Nguyễn Trung là cả một thế giới vô cùng thơ mộng, từ Thiếu nữ đứng trên đá, Sen hồng đến Khỏa thân, Đêm xanh, Hoa vàng... Tuy nhiên, ấy là một thứ mơ mộng pha nhiều chất đắng và khô. Vẻ khô, buồn thảm đó tỏa chiếu trên đôi mắt thiếu nữ đứng trên đá, quàng khăn trùm lụa, hai bàn tay gầy chụm vào nhau. Đằng sau thiếu nữ là nền cát, nền trời xám sậm, nhìn kỹ thì ngả sang xanh. Có một sự hòa hợp giữa ánh sáng tỏa ra từ nền trời u tối ấy và ánh sáng từ từng mảnh đá nhỏ đều đặn dưới chân thiếu nữ. Không những vẻ khô ấy toát ra từ gương mặt bà mẹ già sau những cánh hoa tàn úa mà toát ra ngay trên thân thể tươi mát khỏa thân của thiếu nữ, trên từng phần phản diện giữa tối sáng trên tấm thân ấy.
Nguyễn Trung sử dụng nguyên tắc về bóng tối và ánh sáng một nguyên tắc cổ điển chủ yếu từ thời nghệ thuật phục hưng mà những Leonardo da Vinci, Rembrandt, Raphael, Jan Vermeer Van Delft đã rất chú tâm dụng đến. Ánh sáng tỏa chiếu trên sự vật, bị che lấp gây nên bóng tối ngay trên từng mảnh đá nhỏ, từng cồn cát thấp, từng cánh hoa, từng ngọn cỏ, trên những đường nhăn của chiếc áo thiếu nữ. Tuy nhiên, bất kỳ thứ kỹ thuật nào thì cũng có ưu thế và nhược điểm riêng. Ở trường hợp Nguyễn Trung cũng thế, từng chi tiết trên bức tranh được vờn tỉa, đánh bóng rất kỹ, thí dụ như bức Thiếu nữ đứng trên đá vừa được đề cập, mỗi chi tiết nhỏ trong tranh là một quyến rũ kỳ lạ , mỗi mảnh đá đều toát ra tiếng nói, mỗi gợn cát, mỗi nét nhăn trên tà áo, trên chiếc khăn đều thế. Có nhà phê bình cho rằng tranh Nguyễn Trung chỉ còn là một thứ rung động kỹ thuật chính vì thế. Vậy thì, có lẽ nghệ thuật phải hy sinh chi tiết để đạt đến toàn thể, và ngược lại, nhưng tuy thế, mỗi cơ cấu phải có riêng những đòi hỏi, kiến trúc và hòa hợp của riêng nó cũng vẫn là điều tất nhiên mà thôi.
Sen Hồng, sơn dầu, 1975
Hẳn rằng cũng nhận ra khía cạnh ấy nên về sau này hình như anh đã đi đến một tổng hòa cao hơn, vẫn giữ lấy nguyên lý và kỹ thuật tạo hình cũ nhưng đã biết loại bỏ nhiều chi tiết. Chúng ta thử xem một bức tranh điển hình của thời điểm 1975, bức Sen hồng vẽ một thiếu nữ mình trần, mặc chiếc váy màu xanh biếc của đại dương, một cánh tay vươn ra nắm lấy đóa sen hồng hàm tiếu, phía sau là hồ sen theo lối tượng trưng, phía sau nữa là bầu trời chập chùng sâu thẳm. Thiếu nữ dường như trong veo lên bằng đường viền ánh sáng và sự đánh lừa của màu sắc. Gần chân thiếu nữ, giữa mảng màu hồng mờ sáng, họa sĩ đặt thêm vào một bình gốm nhỏ men nâu như điểm xuyết cho bố cục tấm tranh, kéo tất cả cái thanh thoát bên trên trì trệ xuống một chút, rất quân bình và tuyệt đẹp. (Xem bức Sen Hồng ở phần Một Số Tác Phẩm Và Tác Giả Điển Hình.)
Đã bắt đầu có nhiều từ bỏ khoa học hội họa Tây phương, từ bỏ khá nhiều sự hợp lý của qui tắc mỹ thuật Phục hưng, chúng ta thấy Nguyễn Trung đã tiến về rất gần với cảm quan thẩm mỹ phương đông, vẽ điều cảm thấy hơn là nhìn thấy, nếu là ánh sáng thì đúng là ánh sáng âm dương của đạo học, tức là ánh sáng thụ động và ánh sáng hoạt động của thiên nhiên và tâm hồn, tất cả hiện lên trong sự tương phản cửa nhau, nên đã hòa hợp lại trong một thể chung nhất. Cái đẹp như thế sẽ được tri kiến trong một cách nhìn tổng thể hài hòa. Nguyễn Trung tỏ ra khá tinh tế khi vận dụng nguyên lý này, tuy vẫn còn đặt trên nền tảng khoa học hội họa phương tây để xây dựng một bút pháp riêng cho mình. Có một điểm nên quan tâm khi xem tranh Nguyễn Trung là càng về sau này anh càng có khuynh hướng tiến về sự giản dị trong đường nét, màu thì chỉ còn gần như một thứ độc sắc (monochrome) hoặc xanh xám, xanh biếc, xanh đông thanh, chỉ có chuyển sắc rất nhẹ bằng cách pha trắng, nâu, hay đen vào. Vẻ huyền bí của những nghệ sĩ gốm đời Tống đã phảng phất đâu đây. Và cũng chính ở chỗ này, Nguyễn Trung càng được xem là thành công lớn khi định hình một tính cách nghệ thuật riêng tư khá đặc sắc. Sau hơn ba mươi năm đắm mình trong màu sắc và khung vải, có di động nhưng ít thay đổi vì luôn luôn tự chủ dưới một cách nhìn rất nhất quán. Ánh sáng là vấn đề hàng đầu, có thể nói đó là nguyên lý của hội họa Nguyễn Trung. Và gần đây, Nguyễn Trung đã đúc kết với đầy tính khẳng định:
Trong thiên nhiên ánh sáng là chiếc vương miện vĩ đại làm tăng thêm vẻ sang trọng, uy nghi của núi rừng hoa cỏ. Trong hội họa ánh sáng là sức sống của hình và nét và tự nó cũng là hình, và nét. Tùy theo to nhỏ, dày mỏng, tùy theo cách sắp đặt, có thể làm cho nó chuyển động, nô đùa trên khung bố. (In trong Vựng Tập triển lãm 36 tác phẩm mới Trịnh Cung, Đỗ Quang Em, Nguyễn Lâm, Nguyễn Phước, Hồ Hữu Thủ, Nguyễn Trung. Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, 1994).
Chân Dung Với Gương Sen,
Sơn Dầu, họa sĩ Nguyễn Trung
Trước đây, trong một bài viết trên một tuần báo văn học, bàn về thế đứng và cách phát biểu của người làm nghệ thuật lúc bấy giờ, Nguyễn Trung bày tỏ ý muốn thực hiện công việc tựa như họa sĩ Mẽ Tây Cơ Rivera, trở về lại với thế giới mộc bản cổ truyền của dân tộc để sáng tạo nên một vũ trụ nghệ thuật mới đầy sinh động, cái sinh động bắt nguồn từ một cuống rốn sâu xa và vững chắc. Tưởng cũng nên nhắc đến một công trình dở dang trước đây của Nguyễn Trung, anh dự tính thực hiện một bộ tranh mộc bản gây cảm hứng từ bài Văn Tế Thập loại Chúng Sinh của Nguyễn Du, nhà đại thi hào bậc nhất nước ta. Vài bản phác thảo mới vẽ bằng bút sắt, chưa khắc gỗ, công bố rải rác đây đó đã gây cho người xem cái cảm giác thâm trầm , sâu thẳm. Chọn đề tài này cũng là một cách bày tỏ thái độ đối với cuộc chiến tranh kinh dị, tàn độc càng lúc càng khốc liệt trên số phận của đất nước lúc bấy giờ. Trở lại với ý kiến của Nguyễn Trung vừa đề cập ở trên, chúng ta thấy anh đã thực hiện được ít nhiều mốc đường trong viễn tượng đã vạch, cho nên ở tranh anh, dù là với bất cứ đề tài gì, nơi khuôn mặt và cánh tay trần của thiếu nữ, hay ngay cả một đề tài tĩnh vật, thì cũng là một thứ tĩnh vật rất Việt Nam, rất tài hoa và đã tỏ lộ ra một bản sắc độc đáo. Điều này cần phải được đào sâu và triển khai thêm nữa, bởi vì bất cứ nền nghệ thuật nào muốn đứng vững và tồn tại đều phải biểu lộ cho được tinh thần của cộng đồng bằng một bút pháp, khí sắc riêng biệt. Được như thế thì giữa bản hợp ca muôn điệu của cộng đồng nghệ thuật nhân loại, chúng ta mới đủ nội lực để phổ thêm vào một cung đàn hòa hợp, nhất định phải đầy sáng tạo tính và dân tộc tính, hoành tráng và tươi tắn, trong sự hợp nhất mà vẫn mang hương sắc độc đáo. Trước năm 1975, Nguyễn Trung phần nào đã thực hiện được một số tác phẩm trong phương hướng ấy, và về sau này đã đưa nhiều tác phẩm đến chỗ tinh hoa nhất, anh đã phát triển năng lực mình một cách đúng mức.
Chúng ta phải công nhận rằng chủ trương của Nguyễn Trung cũng như nhóm Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam (với tuyên ngôn đã dẫn ở trên) là hết sức đúng đắn, cấp thiết, hợp tình khi kêu gọi các nghệ sĩ tạo hình trẻ Việt Nam tập hợp nhau lại để suy nghĩ, đúc kết, xây dựng cho được một đường lối của nghệ thuật Việt Nam, một trường phái tạo hình Việt Nam hiện đại. Bởi vì nền nghệ thuật của chúng ta chỉ có thể tồn tại và được nhìn nhận khi nó là một biểu lộ độc đáo của dân tộc chúng ta, mà những độc đáo nội tại chỉ có thể trở thành hiện thực nghệ thuật khi nó bắt nguồn và phù hợp với quan niệm cố hữu của giống nòi, chứa chan linh hồn dân tộc, nồng ấm trong chiều sâu của một nền văn minh tâm cảm mà chúng ta vẫn thường tự hào đã thừa hưởng trên 40 thế kỷ. Với đặc tính thuần túy Việt Nam làm nồng cốt, cùng tinh thần tự do thẩm mỹ, hòa hợp trong những yếu tố thời đại nhất, chúng ta sẽ xây dựng một nền nghệ thuật Việt Nam hiện đại mạnh khỏe, vững chắc, vạm vỡ. Đặt vào tình hình trước năm 1975 của Sài Gòn đang tan rã, lời phát biểu công khai ấy đã chứng thực sự trưởng thành khá cao của một ý thức rất đáng khen ngợi, tán thưởng.
Dạ Khúc, Sơn Dầu,
họa sĩ Nguyễn Trung
Chung quanh Hội Họa Sĩ Trẻ vẫn luôn là một cuộc hội tụ của nhiều chân dung mang từng tính cách riêng, mặc dù vậy, vai trò của Nguyễn Trung vẫn là một nét nổi bật. Sau 1975, Hội Họa Sĩ Trẻ tan tác vì thời thế, vậy mà đến năm 2001, một cuộc họp mặt của các nghệ sĩ tạo hình của nhóm này lại được thực hiện trong một tình hình rất đặc biệt: những người còn lại trong nước bày tác phẩm với các bạn lưu vong từ nước ngoài trở về.
Vai trò của Nguyễn Trung vẫn là chủ động trong cuộc họp mặt lý thú này, với sự tham dự của Trịnh Cung, Đinh Cường, Đỗ Quang Em, Hồ Hữu Thủ, Nguyễn Lâm, Nguyên Khai, Cù Nguyễn, Mai Chửng, Dương Văn Hùng, Nguyễn Pước, tổ chức ở Gallery Vĩnh Lợi, 41 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, Sài Gòn, từ 22-7-2001.
Nguyễn Trung và các bạn của anh đã gọi cuộc triển lãm này là một "hồi cố" được hiểu như là một cuộc gặp lại giữa những người bạn cũ, những người đã từng hoạt động nghệ thuật khi tuổi còn thanh xuân và sau một thời gian dài xa cách, gặp lại nhau thì đầu đã hai thứ tóc, có người muối tiêu, có người đã bạc trắng xóa, vậy mà họ còn rất hào hứng, nói như Nguyễn Trung "không phải đê ôn lại chuyện cũ mà để uống với nhau một cốc rượu. để khoe nhau công việc mới của mình" (Tuổi Trẻ Chủ Nhật, số 28, ngày 22-7-2001).
Dưới đây là ghi nhận của ký giả Diễm Chi về cuộc triển lãm này trên báo Phụ Nữ ở Sài Gòn, số ngày 25-07-2001. Bản tin ngắn này có tên là "Cuộc hội tụ của những họa sĩ Sài Gòn đã thành danh."
Đó là các họa sĩ đã có một thời tuổi trẻ sôi nổi cách đây 30 năm. Bây giờ tranh của họ đã trở thành một thứ "cổ điển" riêng cho từng người, với một tầm cỡ đầy đủ về nghệ thuật và sự trau chuốt kỹ càng về kỹ thuật. Một Nguyễn Lâm rực rỡ với sơn mài, một Cù Nguyễn hào hoa, một Đỗ Quang Em với từng chi tiết quý báu nhỏ nhất. Cỏ nhiều chuyển dịch trong tranh của Hồ Hữu Thủ, Nguyễn Phước, Đinh Cường, Nguyên Khai và ở những mảng xám của Trịnh Cung. Tượng đá, đồng của Dương Văn Hùng, Mai Chửng trụ lại với súc mạnh lưu niên... Tất cả đều đã đi đến những chiều sâu, sự thâm trầm, bền vững. Riêng Nguyễn Trung với ba bức sơn dầu màu trắng vẫn giữ một dáng dấp dẫn đường như anh đã có suốt một thời gian dài...
Người Sài Gòn đến phòng tranh với sự thích thú gặp lại và sự trầm trồ quen thuộc như từ thời các họa sĩ còn trẻ...
(*) "Họa sĩ Nguyễn Trung với không gian màu xám nâu", Tuổi Trẻ Chủ Nhật, số 31 ngày 7.9.1986.
- Họa sĩ Victor Tardieu Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Họa sĩ Lê Văn Miến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Vài Dáng Ngựa Trong Nền Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam Huỳnh Hữu Ủy Khảo luận
- Đôi Nét Về Văn Cao Của Hội Họa Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Họa Sĩ Lê Văn Tài Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Họa Sĩ Bửu Chỉ Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Nguyễn Đăng Thường: Từ Văn Chương Đến Nghệ Thuật Tạo Hình Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Tình Tự Dân Tộc Và Dòng Thơ Kháng Chiến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Tranh Khắc Gỗ Dân Gian và Các Tác Phẩm Văn Học Cổ Huỳnh Hữu Ủy Biên khảo
- Nguyễn Đức Sơn: Một Đỉnh Thơ Kỳ Dị Và Cô Độc Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
• Nguyễn Trung (Huỳnh Hữu Ủy)
Để đi đến "Xám Trắng Đen," Nguyễn Trung đã là... (Đinh Cường)
Gallery tranh trừu tượng của hoạ sĩ Nguyễn Trung tại Sài Gòn (Quỳnh Thi)
Mấy cách nhìn về Nguyễn Trung (Lý Đợi)
• Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)
• Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)
• Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)
• Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)
• Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)
• Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)
• Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)
William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong
(Nguyễn Duy Chính)
Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:
Nhiếp ảnh gia:
Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,
Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan
Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)
- Hương Kiều Loan, nỗi đam mê (Đỗ Dung)
- Đôi Dòng Lịch sử Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam trước 1975 (Khôi Trần)
- Trò chuyện cùng GS Lê Văn Khoa nhân triển lãm nhiếp ảnh tại Houston (Băng Huyền)
- Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh, tác giả bức ảnh Vá Cờ, qua đời (Đỗ Dzũng)
- Ảnh Siêu Thực (Trần Cao Lĩnh)
- Xem Triển Lãm Nhiếp Ảnh Của Nguyễn Cao Đàm (Đông Nguyên)
- Động Tĩnh Trong Ảnh (Trần Cao Lĩnh)
- Một Thời Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật (Nguyễn Cao Đàm)
Nhớ Thầy (Thu An)
Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Cao Đàm, Bóng Tối Và Ánh Sáng (Nguyễn Ngọc Dung)
Nguyễn Cao Đàm, Người thầy của nhiều thế hệ nhiếp ảnh Việt Nam (cbs.com)
Vinh danh và ngưỡng mộ (hoivietanh.net)
Ảnh Trần Cao Lĩnh (vnthuquan.net)
Sài Gòn 1950-1975 (SafeShare.TV)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |