1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nguyên Khai (Huỳnh Hữu Ủy) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      26-07-2012 | HỘI HOẠ

      Nguyên Khai

        HUỲNH HỮU ỦY
      Share File.php Share File
          

       


          Họa sĩ Nguyên Khai

      Giữa nhóm Họa Sĩ Trẻ, Nguyên Khai cũng là một tài năng nổi bật. Sinh năm 1940 ở Huế, Nguyên Khai tốt nghiệp trường Mỹ Thuật Gia Định năm 1963, chính trong năm này anh được tặng thưởng huy chương đồng Triển Lãm Mùa Xuân. Rời khỏi nhà trường, anh đã say mê làm việc không ngừng nghỉ. Trung tâm Văn Hóa Pháp (Institut Francais) ở Đồn Đất và cơ sở Pháp văn Đồng Minh Hội (Alliance Francaise) ở 24 Gia Long là hai nơi quen thuộc, với những phòng tranh anh bày nhiều lần nơi đây. Anh cũng không ngừng tham dự những cuộc triển lãm quốc gia và quốc tế: Phòng tranh Mùa Xuân ở Sài Oan 1963, Triển lãm quốc tế Tunis 1964, Triển lãm lưỡng niên định kỳ Paris lần thứ 4 (l965), Triển lãm quốc tế Tokyo 1966, New Delhi 1968, và Brazil 1967, 1969.


      Tranh Nguyên Khai gây nên một ấn tượng rất thơ mộng và quyến rũ. Nhiều người châu Âu thích thú sưu tập tranh anh. Tôi đã từng nhìn thấy ở nhà ông Christian Cauro, một người rất tao nhã và sành sỏi về nghệ thuật, giáo sư văn chương Pháp, Tùy viên Văn hóa Pháp tại Sài Gòn, treo tràn ngập tranh Nguyên Khai (cũng xin nói thêm, cả tranh Đinh Cường nữa vì C. Cauro rất mê hai họa sĩ này). Tranh của Nguyên Khai là một thế giới vô cùng óng ả, rực rỡ, chói lòa, sang trọng và kênh kiệu. Hội họa ở đây là thi ca của màu sắc, những bài thơ rực sáng và tươi thắm, những bài thơ tượng trưng chải chuốt và thanh lọc, những bài thơ đi qua con đường siêu thực bay bỗng hay trầm sâu thăm thẳm. Marc Planchon, một nhà phê bình nghệ thuật ở Sài Gòn trước đây, khi phòng tranh của Nguyên Khai mở cửa ở phòng Thông Tin Đô Thành năm 1964, đã viết một nhận định ngắn về người họa sĩ trẻ này, đã gọi Tác phẩm Nguyên Khai là hội họa? hay là thơ được vẽ thành màu sắc? (Oeuvres de Nguyên Khai. Peintures? ou poèmes peints? Le Journal d'Extrême-Orient, 1-10-1964). Và C. Cauro trong hai giới thiệu ngắn liên tục trong hai năm 1972, 1973 ở Trung Tâm Văn Hóa Pháp cũng đều nhấn mạnh đến tính cách ấy. Ông gọi đó là những bài thơ đã hiện ra trước mắt với những xúc động bất tận (poèmes à voir, en perpétuelle genèse de sens. 1972) và mỗi bức tranh của Nguyên Khai là một bài thơ bí ẩn (chaque toile un poème secret. 1973).


      Quả vậy, thế giới ấy vô cùng kiều diễm và trang nhã trong từng mỗi đường nét, óng ả trong từng mỗi tiết nhịp, rực rỡ trong từng mỗi màu sắc. Như chạm như trổ. Là một thứ nostalgie nào đó, là lòng hoài nhớ xanh biếc của ngọc, của lá xanh, hay đỏ thẫm màu huyết dụ của tiếng hát một loài chim lạ, ngựa, trăng, mặt trời. Những hoa cỏ, nến hồng, bạch lạp trên những giá đèn của một thế kỷ xưa, những mái nhà chạm trổ điêu luyện, lạ lùng và cầu kỳ nhất, những tiếng hát hoang liêu của một thiên đàng đánh mất nơi đáy thâm cung của biển.


      Thế giới ấy, giữa cuộc trầm luận của những cơn lốc thời hiện đại, có lẽ chính là những đường nét tinh lọc nhất rút ra từ một cõi đời nào khác, phía bên ngoài hiện tại. Va có lẽ cũng tựa như Paul Klee, một bậc thầy mà anh đã từng tiếp thụ nhiều ảnh hưởng sâu sắc, một lần từng phát biểu:


      Giữa cuộc đời điên đảo này đây, tôi chỉ còn sống trong vùng kỷ niệm. Lạ lùng thay cho phần số tôi: quân bình giữa cuộc đời này và một cõi đời khác, giữa ranh giới của những gì đã qua và những cái nhãn tiền. (En ce monde bouleversé je ne vis plus que dans le souvenir. Extraordinaire destinée que la mienne en equilibre entre ce monde et un autre, à la frontière de ce qui était hier et de ce qui est aujourd'hui).


      Nghệ thuật của anh là một bắt nhịp ra ngoài cái hiện tiền. Anh phóng cái nhìn lên ngoại cảnh, ghi nhận và pha trộn hình ảnh, gây những chuyển động tự tại để hình ảnh đuổi bắt nhau, như trong một thế giới ảo hoặc. Một thứ nghệ thuật như vậy, dù là đang gia nhập vào dòng sống trôi chảy của lịch sử, cũng chỉ là một thứ ngôn ngữ rất đặc biệt để gửi cho một quần chúng đặc biệt nào đó mà thôi. Thế giới ấy, Nguyên Khai đã quyết dấn thân vào, hiến đời mình mà làm đẹp thêm, như một lần anh đã lên tiếng, đầy thiết tha, nồng nàn và say đắm, dù ấy chỉ là một thứ nồng nàn trên những bước chân len lén:


      Cuộc đời ta sẽ hiến dâng cho tình yêu và nghệ thuật. Tất cả mọi cản trở đều là kẻ thù của ta. Nguyện đời ta như ánh sao băng trong đêm tối. Như hạt sen nẩy mầm trong vũng bùn kia. Hay ngọn sóng cao trên biển cả. (In trong Vựng tập Triển lãm Hội Họa Sĩ Trẻ 1969).


      Một Mùa Xuân Cũ, sơn dầu, tranh họa sĩ Nguyên Khai


      Tranh của Nguyên Khai là thơ được dựng lại bằng sắc màu trên nền vải. Đó là một thế giới vô cùng thơ mộng và quý phái như phong cách đã định hình ngay từ những bước đầu. Một giá đèn cầu kỳ, một bình hoa muôn sắc trên mặt bàn cũng trải vải hoa, tất cả đều đã trầm xuống dưới một thứ ánh sáng kín đáo chiếu khắp trên toàn thể. Những thiếu nữ của anh luôn luôn thướt tha trong những tấm áo choàng khoác trùm bên ngoài, đang uyển chuyển với một bản luân vũ hay một dạ khúc giữa lòng đêm tối huyền diệu, hay trên muôn lớp sóng xao động huyền biếc.


      Lại nữa, thường thì giữa thế giới muôn vàn thơ mộng, chiếc đàn lục huyền cầm của Nguyên Khai là một khối thể rất chặt chẽ. chắc đã là một ký hiệu rất đặc biệt của anh, góp không ít vào việc dựng một thế giới riêng cho mình.


      Tất cả nghệ thuật của Nguyên Khai là như thế, là vẻ đẹp của đời sống bình yên, giữa một xã hội thanh lịch sang trọng. Mà nói cho cùng, nghệ thuật thì cũng phải sang trọng thôi, và mục đích của nghệ thuật là gì nếu không phải là làm cho cuộc đời tươi đẹp hơn, sang trọng hơn?


      Không thể nào chịu đựng cuộc sống bị kìm hãm, thiếu tự do trong suy nghĩ và sáng tác ở quê nhà sau năm 1975, Nguyên Khai tìm cách trốn thoát rồi định cư ở Hoa Kỳ từ năm 1981. Hiện ngụ ở thành phố Tustin, California. Nguyên Khai là một khuôn mặt nổi bật với các hoạt động đầy say mê của anh, triển lãm thường xuyên hàng năm, sáng tác không mỏi mệt, bày tranh ở các trường Đại học, các ga-lơ-ri tư nhân ở Califomia, Virginia, Florida và các nhà bảo tàng như Wignall Museum (California), Bảo tàng Á Châu Thái Bình Dương (California). Anh cũng treo tranh thường xuyên ở Ga-lơ-ri Tustin Renaissance ở Califomia.


      Trước ngưỡng cửa thế kỷ 21, Nguyên Khai bày triển lãm ở phòng tranh Tustin Renaissance cùng với hai họa sĩ Aaja Kang, Jinsil Kim, nhà điêu khắc Bret Price, nghệ sĩ gốm Pat Crabb và nhà tạo hình với chất liệu thủy tinh Kent Kahlen; cuộc triển lãm kéo dài từ 2 tháng 5 đến 24 tháng 6 năm 2000.


      Cuộc triển lãm mới nhất của Nguyên Khai là một dấu mốc quan trọng của đời hoạt động nghệ thuật của anh: Triển lãm 40 năm cầm cọ của Họa sĩ Nguyên Khai. Đây là một cuộc triển lãm nổi bật và được công chúng yêu thích nghệ thuật chào mừng một cách đặc biệt. Cuộc triển lãm bao gồm khoảng 30 bức tranh sơn dầu và tranh hỗn hợp (mixed media) là những sáng tác phẩm của Nguyên Khai từ thời đầu đến Mỹ (1981) cho mãi đến bây giờ (2003). Vẫn là một không khí thơ mộng, trang nhã, kiểu cách, cùng với một cách nhìn mới vào đời sống công nghiệp hiện đại với điện tử và computer, phòng triển lãm mở cửa và kéo dài trong 4 ngày 13, 14 và ngày 20, 21 tháng 9 năm 2003 ở phòng hội Nhật Báo Viễn Đông, trên đường Moran, Westminster, California.


      Huỳnh Hữu Ủy

      (Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại,
      VAALA, 2008)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Họa sĩ Victor Tardieu Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa sĩ Lê Văn Miến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Vài Dáng Ngựa Trong Nền Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam Huỳnh Hữu Ủy Khảo luận

      - Đôi Nét Về Văn Cao Của Hội Họa Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa Sĩ Lê Văn Tài Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa Sĩ Bửu Chỉ Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Nguyễn Đăng Thường: Từ Văn Chương Đến Nghệ Thuật Tạo Hình Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Tình Tự Dân Tộc Và Dòng Thơ Kháng Chiến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Tranh Khắc Gỗ Dân Gian và Các Tác Phẩm Văn Học Cổ Huỳnh Hữu Ủy Biên khảo

      - Nguyễn Đức Sơn: Một Đỉnh Thơ Kỳ Dị Và Cô Độc Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

    3. >Bài viết về họa sĩ Nguyên Khai (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyên Khai

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nguyên Khai (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Nguyên Khai nửa thế kỷ cầm cọ: vẽ là cứ vẽ (Ngọc Lan)

      Nguyên Khai (Học Xá)

      Giữa hai thế kỷ 55 năm hội hoạ Nguyên Khai vẫn chất thơ ngày ấy (Ngô Thế Vinh)

      Nguyên Khai - Với những sắc màu của thi ca và mộng ảo (Dương Phước Luyến)

      Triển lãm Tranh Nguyên Khai tại Virginia

      (voatiengviet.com)

      Nguyên Khai Sẽ Triển Lãm Kỷ Niệm 50 Năm Cầm Cọ (vietbao.com)

      Triển lãm Hội Họa "Những Điều Kỳ Diệu Nhỏ Bé" (Viendong.com)

       

      Tác phẩm

       

      Oil - Abstract,

      Oil - Traditional,

      Mixed Media,

      Acrylic (nguyenkhaiart.com)

       

      Trang mạng Nguyên Khai

        Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)

      Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)

      Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)

      Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)

      Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

      Link (Nhiếp Ảnh) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)