|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam chỉ chính thức có mặt trong khoảng thời gian hơn 8 năm, từ cuối năm 1966 tới Thảng Tư 1975. Một khoảng thời gian không lấy gì làm dài, nhưng không phải là ngắn nếu đem so với chiều dài 20 năm của miền Nam. Nhờ lý do công vụ được thuyên chuyển tù một trường trung học tỉnh lẻ về Sài Gòn, tôi mới có cơ hội tham dự sinh hoạt triển lãm với Hội Họa Sĩ Trẻ, trễ hơn khá lâu sau ngày hội thành lập. Tôi đã tham dự đều đặn các triển lãm "thường niên" của hội, nhưng cũng có lúc bị đứt đoạn, thời gian tôi vắng mặt ở Sài Gòn, cũng vì lý do công vụ.
Khai mạc triển lãm Hội Họa Sĩ Trẻ tại Alliance Francaise, 24 Gia Long Sài Gòn.
Hàng trước: Đinh Cường, Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Trung, Nguyễn Đồng.
Hàng sau: Mai Chửng, Dương Nghiễm Mậu (phóng viên), Nguyên Khai, Hồ Thành Đức.
Như vậy thời gian tham dự sinh hoạt Hội Họa Sĩ Trẻ của tôi tương đối ngắn. Với nhà tôi, Nguyễn Thị Hợp, thời gian tham dự còn ngắn hơn nữa. Tuy đã một lần triển lãm cá nhân năm 1966 ở Tai Pei, từ khi về nước, Hợp dành thì giờ minh họa cho sách giáo khoa và sách thiếu nhi. Do sự rủ rê của tôi, Hợp trở lại vẽ tranh và có mặt trong một vài lần triền lãm sau cùng của hội.
Tôi còn nhớ chút ít về lần tham dự đầu tiên, có lẽ là vào năm 1967. Khi gặp lại các bạn cho biết Hội Họa Sĩ Trẻ đang chuẩn bị triển lãm, tôi hưởng ứng ngay. Nhờ sự giới thiệu của anh Phạm Ngọc Đảnh, tôi gặp ông giám đốc Goethe Institute và xin được sự bảo trợ của viện này. Đinh Cường lo trình bày bìa, tôi nhờ Trung Tâm Học Liệu giúp việc ấn loát, sắp chữ bằng máy Fotosetter. Vô tình catalogue triển lãm này đã được thực hiện bằng phương tiện ấn loát tối tân nhất ở Sài Gòn lúc đó! Triển lãm ở trụ sở Alliance Francaise, phía sau có patio, ngồi hội họp hay uống cà phê rất thú vị. Tôi cũng nhớ có lần triển lãm riêng một tháng ở trụ sở hội. Trụ sở là một ngôi nhà gỗ đẹp và tiện nghi đủ tiêu chuẩn cho việc bày tranh, trong khu đất sau này là Thư Viện Quốc Gia, là nơi bạn bè lui tới đông đảo.
Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam là một hội có tư cách pháp nhân theo luật lệ Việt Nam Cộng Hòa, có điều lệ, có ban chấp hành, như bất cứ hội tư nào. Tôi cũng có mặt trong nhiều buổi họp của hội, có lần để bầu ban chấp hành nữa. Nhưng vai trò hành chánh của ban chấp hành rất ít khi được dùng đến, có lẽ chỉ đôi ba lần khi cần giao thiệp với chính quyền hay là với một tổ chức nào đó. Thí dụ như có lần, có lẽ vào năm 1974, chúng tôi đi họp ở Bộ Xã Hội với Bác Sĩ Phan Quang Đán, lúc đó là bộ trưởng của bộ này, ông muốn có một cuộc triển lãm nhờ Hội Họa Sĩ Trẻ tổ chức. Sở dĩ tôi nhớ vì lần đó Mai Chửng nhất định bắt tôi cùng đi họp. Còn nói chung thì lúc nào tôi cũng chỉ nhìn thấy có một sinh hoạt của hội mà thôi, đó là triển lãm, trên nguyên tắc ít nhất là mỗi năm một lần.
Tôi ít khi nhìn thấy đó là một cái "hội," mà chỉ thấy đó như là sự gặp gỡ có tính cách bạn bè của những người cùng yêu mỹ thuật. Mỗi người một hoàn cảnh, mỗi cá nhân một quan niệm, không ai giống ai, nhưng có mẫu số chung là nghệ thuật. Sinh hoạt của Hội Họa Sĩ Trẻ có thể là một thí dụ tốt về quyền tự do phát biểu. Trong tinh thần tự do, Hội Họa Sĩ Trẻ qui tụ khá đông người làm nghệ thuật thời này ở Sài Gòn. Nhưng không phải là tất cả. Thí dụ như Nguyễn Quỳnh, làm việc nhiều, nhiều lần bày tranh, mà không hề tham dự triển lãm nào của Hội Họa Sĩ Trẻ. Và dĩ nhiên còn một số họa sĩ khác nữa.
Tại sao lại có danh xưng "Họa Sĩ Trẻ"? Tại sao lại có logo của hội là hình tượng con bọ cạp? Từ hồi đó tới giờ tôi không để ý tới điều này. Tôi nghĩ rằng đa số các bạn tôi cũng như tôi không cho rằng "trẻ" chỉ là có ý nghĩa về tuổi tác, mà là có ý nhấn mạnh đến ý hướng tìm cái "mới," cái "tiên phong" cho nghệ thuật. Ý hướng này không phải là điều lạ, nó vẫn tiềm tàng trong sinh hoạt nghệ thuật mọi thời, mọi nơi.
Trong Tháng Mười Một vừa qua, nhân dịp Lê Tài Điển đem "Những Mảng Rời" từ Paris sang quận Cam, một số thành viên của Hội Hoa Sĩ Trẻ 40 năm trước có dịp gặp lại nhau ở đây. Bốn mươi năm, bao nhiêu thăng trầm, bao nhiêu đổi thay. Nhưng đa phần chúng tôi không cảm thấy đổi thay bao nhiêu, vì vẫn tiếp tục làm việc như hồi nào. Ngọn lửa pilot của Hội Họa Sĩ Trẻ hồi nào vẫn liên tục còn đó. Trong tinh thần này tôi chợt có cảm tưởng rằng cái danh xưng "Hội Họa Sĩ Trẻ" chưa đến nỗi đã lỗi thời!
- Ngọn Lửa Pilot Vẫn Liên Tục Nguyễn Đồng Tạp bút
Nhớ Về Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam Trước 1975
(Trịnh Cung)
Tản Mạn Về Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam (Nguyên Khai)
Ngọn Lửa Pilot Vẫn Liên Tục (Nguyễn Đồng)
Các Thành Viên Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam (Người Việt)
Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam, một thời nhớ lại
William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong
(Nguyễn Duy Chính)
Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:
Nhiếp ảnh gia:
Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,
Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan
Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)
Nhớ Thầy (Thu An)
Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Cao Đàm, Bóng Tối Và Ánh Sáng (Nguyễn Ngọc Dung)
Nguyễn Cao Đàm, Người thầy của nhiều thế hệ nhiếp ảnh Việt Nam (cbs.com)
Vinh danh và ngưỡng mộ (hoivietanh.net)
Ảnh Trần Cao Lĩnh (vnthuquan.net)
Sài Gòn 1950-1975 (SafeShare.TV)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |