|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Tượng Mẹ Việt Nam
Nguồn: Tạp chí Thế Kỷ 21
Bức tượng cao gần ba thước của điêu khắc gia Lê Thành Nhơn sẽ ngự trị trong trung tâm văn hóa Hoan Thiện ở vùng Melbourne, tiểu bang Victoria, Úc Châu. Trung tâm văn hóa này gồm bốn mẫu tây đất, có suối chảy quanh, sẽ có hồ nước với một ngôi chùa một cột, một tòa nhà văn hóa, và một giáo đường, nhưng pho tượng Mẹ Việt Nam sẽ trở thành nơi tụ hội của những người Việt ở khắp thế giới về đây hành hương, trong những năm tới, trong thế kỷ sắp tới, và họ sẽ hát: "Mẹ ơi đoái thương cho nước Việt Nam".
Khi cộng đoàn Công giáo Hoan Thiện ở Springvale dự trù xây dựng trung tâm văn hóa này, Linh mục Huỳnh San nghĩ rằng pho tượng Đức Mẹ Maria phải là hình ảnh một bà mẹ Việt. Ông Nguyễn Mạnh Hà, chủ tịch cộng đoàn, đã tìm tới nhà điêu khắc Lê Thành Nhơn, một phật tử, tác giả các pho tượng người mẹ vượt biển (Xin dừng bỏ chúng tôi) và bộ tượng Sinh, Lão, Bệnh, Tử còn trưng bày ở Melbourne. Lê Thành Nhơn cũng từng làm pho tượng Phật Thích Ca và Phan Bội Châu, ở thành phố Huế, do thi sĩ Phạm Nhuận bảo trợ, trước năm 1974 khi ông Nhơn còn là giáo sư trường Mỹ thuật ở Huế.
Khi biết dự án khu văn hóa Hoan Thiện, Lê Thành Nhơn đã hoan hỉ làm, không nhận thù lao. Bức tượng đã hoàn tất trong xưởng đồ gốm và điêu khắc của nhà nghệ sĩ, và Linh mục Huỳnh San đồng ý với tác giả gọi pho tượng là tượng Mẹ Việt Nam.
Pho tượng Mẹ mặc áo dài kiểu người Việt. Trên đầu Mẹ choàng khăn như một vị nữ tu. Phía trước khăn có hình trang nghiêm của một vương miện. Khuôn mặt Mẹ phảng phất hình những pho tượng cổ Ấn Độ, cũng khiến người ta nhớ tới hình ảnh lông mày, sống mũi và miệng trên một pho tượng Phật của Lê Thành Nhơn. Nhưng nụ cười bao dung, khóe mắt, đôi má, và cằm trên khuôn mặt thì rõ là một bà mẹ Việt Nam nhân hậu, hiền từ. Hai cánh tay Mẹ thả xuống hai bên, ngón tay khép, mở ra phía trước. Dưới tà áo dài như hương khói là hai bàn chân trần. Xưa nay đã có ai làm tượng đức Mẹ, tượng Phật Bà đi chân trần? Đây là một bà mẹ Việt Nam với hai chân đứng trên mặt đất.
Nhìn nghiêng chúng ta sẽ thấy đầu Mẹ vươn ra phía trước, hơi cúi nghiêng, một hình ảnh đoái trông. Khăn choàng bay về phía sau và hai bàn tay đưa ra phía trước tạo nên một vẻ thăng bằng mà nhẹ nhàng, thanh tú.
Quan sát kỹ những ngón tay và ngón chân, của pho tượng Mẹ Việt Nam, chúng ta còn thấy ảnh hưởng của điêu khắc Phật giáo, với những ngón tay đều đặn, vuốt dài, những ngón chân vững chãi và bình an.
Lê Thành Nhơn đã viết về pho tượng như hình ảnh một làn khói hương nhẹ thoảng vào mỏng vươn cao, như dáng đứng thoải mái cố hữu của bà Mẹ Việt Nam khiêm cung trong cuộc sống đơn sơ, chất phác, và phó thác. Đôi bàn chân dịu hiền, nhẹ hằn lên mặt đất biểu tượng cho niềm thiết tha hóa giải những trùng phức nơi trần thế. Lòng quảng đại và niềm yêu thương bao la tỏa ra trong lòng tay buông ..."
Chúng ta có thể thấy chất Việt Nam trong cặp mắt và nụ cười của pho tượng Mẹ. Cặp mắt không mở rộng đầy đủ như các pho tượng Đức Mẹ thông thường, cũng không khép hờ như đôi mắt nhập định của pho tượng Phật mà Lê Thành Nhơn đã sáng tạo. Dưới đường chân mày cong viên mãn và thanh tú, hai tròng mắt có vẻ hằn sâu như chứa đựng những lo âu đau khổ của các bà mẹ Việt. Đôi mắt mở ra nét nhân từ, khiêm cung. Nụ cười có vẻ Việt Nam hơn vì cặp môi hơi dày hơn các pho tượng Đức Mẹ của Tây phương. Nụ cười nhẹ nhàng của Mẹ chứa chất một nét huyền bí.
Nhìn chung, đây là một pho tượng uy nghi nhưng lại rất thân mật, khiến chúng ta muốn tới gần; Mẹ nhân từ mà không quá nặng vì sầu khổ? Mẹ đang nhìn chúng ta để chúng ta có thể nói dễ dàng: "Mẹ hãy ra tay ban phước bình an." Như Linh mục Huỳnh San viết: "... Mẹ sống vừa đơn sơ, mộc mạc nhưng lại vừa cao sang, thanh thoát, đầy lòng nhân từ yêu thương của người Mẹ cao cả, nhẫn nại, tin tưởng cậy trông. Mẹ không chỉ nhìn Chúa, mẹ cũng nhìn người ..."
Vị linh mục trẻ đã từng phen tạm bỏ nhà tu để đi phục vụ đông bào vượt biển tị nạn cũng có ý kiến độc đáo là xây dựng một Cung Thánh theo mẫu chùa Một Cột, một tác phẩm kiến trúc tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam từ mười thế kỷ nay. Trong khu nhà văn hóa sẽ treo một tấm bích họa 30m x 60m mà Lê Thành Nhơn đang phác thảo. Ở giữa là hình trống đồng, với một con sóng lớn chạy từ trái sang phải bức họa mang trên đó các hình ảnh huyền sử và lịch sử Việt Nam.
Khi hoàn tất, trung tâm văn hóa Hoan Thiện chắc chắn sẽ lá nơi reo rắc niềm vui và lòng đã chọn làm tên. Hình ảnh Mẹ Việt Nam ở giữa trung tâm này sẽ tượng trưng cho sự lan truyền của văn hóa Việt vào cộng đồng thế giới, đồng thời biểu lộ ước mong giữ vững nguồn gốc Việt Nam xa tổ quốc. Lê Thành Nhơn đã đóng góp với óc sáng tạo và lòng yêu mến quê hương của anh.
- Như Phong Lê Văn Tiến, nhà báo của các nhà báo Đỗ Quý Toàn Nhận định
- Sách Hồng, Một chủ trương “Xây Dựng” của Tự Lực Văn Đoàn Đỗ Quý Toàn Tham luận
- Phong trào Nhà Ánh Sáng của Tự Lực Văn Đoàn Đỗ Quý Toàn Tham luận
- Pho Tượng Mẹ Việt Nam Của Lê Thành Nhơn Đỗ Quý Toàn Nhận định
- Hai Bài Học Từ Nguyễn Mạnh Côn Đỗ Quý Toàn Tạp bút
• Tưởng Nhớ Điêu Khắc Gia Lê Thành Nhơn (Huỳnh Hữu Ủy)
• Nước Tôi Dân Tôi (Trùng Dương)
• Những Kỷ Niệm Về Lê Thành Nhơn (Trịnh Cung)
• Pho Tượng Mẹ Việt Nam Của Lê Thành Nhơn (Đỗ Quý Toàn)
• Ngàn Cây Phượng Trên Ngọn Đồi Đại Học (Trương Vũ)
• Sự Nghiệp Lê Thành Nhơn (Vĩnh Phối)
Ánh mắt Lê Thành Nhơn (Nguyễn Hoàng Văn)
Lê Thành Nhơn với Huế (tapchisonghuong.com)
Phật giáo trong tranh tượng của Lê Thành Nhơn
(phattuvietnam.net)
Vài kỷ niệm với Lê Thành Nhơn (Võ Kỳ Điền)
Tiểu sử và những bài viết về Lê Thành Nhơn
(Nguyễn Hưng Quốc, tienve.org)
Nhà điêu khắc Lê Thành Nhơn (1940-2002)
(cothommagazine.com)
Tác phẩm điêu khắc (truongvegiadinh.com)
• Cái tên Khánh Trường! (Trần Yên Hòa)
• Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên)
• Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)
• Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)
• Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)
• Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)
• Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)
William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong
(Nguyễn Duy Chính)
Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:
Nhiếp ảnh gia:
Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,
Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan
Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |