|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Dân tộc Việt Nam, nguyên gọi là Giao Chỉ (vì tổ tiên xưa có hai ngón chân cái gặp nhau), là một dân tộc có trên 4000 năm văn hiến. Theo huyền thoại dựng nước, bà Âu Cơ, nguyên là loài Tiên, lấy ông Lạc Long Quân, thuộc giống Rồng, đẻ ra 100 trứng, nở ra 100 người con. Cuộc hôn nhân nửa chừng bị gián đoạn, Lạc Long Quân đem 50 người con xuống biển, và bà Âu Cơ dắt 50 người còn lại lên núi. Chính cái "truyền thống hợp tan" này - hôn nhân và chia cách, hoà hợp và xung đột - đã ngự trị trên mọi khía cạnh của cuộc sống của dân Việt dài theo lịch sử gồm cả ngàn năm bị ngoại bang đô hộ, cùng nhiều thế kỷ chiến tranh xung đột.
Dù vậy, với niềm tin mãnh liệt vào những biến chuyển của lịch sử trong quá khứ, vào lẽ hợp tan, tan hợp của vũ trụ, nhân sinh, và vào những dữ kiện tạo nên bởi một nguyên động lực sâu xa thầm kín nào đó đã khiến dân Việt nhiều phen tưởng đã diệt vong để rồi sau đó quật khởi lên được, điêu khắc gia Lê Thành Nhơn đã dùng những tháng đầu của đời lưu vong tạo nên bức fresco lịch sử dài 7 mét, cao 1 mét (23 feet x 3 feet), tựa là "Nước Tôi Dân Tôi" (NTDT). Bức fresco NTDT vẽ lại lịch sử dân Việt từ khi lập quốc cho tới khi biến cố 1975 đẩy hàng trăm ngàn người ra biển Đông tìm đường thoát ách Cộng sản đang đe doạ hủy diệt truyền thống văn hoá nhân bản của dân Việt, bất kể hiểm nguy.
Bìa trước & sau Báo Văn số 72, tháng 12-2002 chủ đề:
"Chia tay họa sĩ - Điêu khắc gia Lê Thành Nhơn"
(Nguồn: Kệ sách Học Xá)
NTDT là thứ lịch sử trộn lẫn giữa dữ kiện và huyền thoại, được hình thành qua cảm quan bén nhạy và công trình suy tư của người nghệ sĩ trên bước đường lưu vong nhìn lại hành trình đã qua của đời mình và của dân tộc mình. Tuy toàn diện là một bức tranh dài với những đường nét mầu sắc đan cuộn vào nhau liên tục, song nội dung, theo Lê Thành Nhơn, gồm sáu phần, bao gồm sáu giai đoạn lịch sử và huyền thoại:
1. Tableau Một: Huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân: truyền thống hợp tan.
2. Tableau Hai: Huyền thoại Sơn Tinh - Thủy Tinh: lời tiên tri về những xung đột và tai ương triền miên.
3. Tableau Ba: Biến cố Mậu Thân 1968 và những cuộc tàn sát và chôn người tập thể của Cộng sản.
4. Tableau Bốn và Sáu: Những cuộc di cư vĩ đại của người Việt (1954, 1968, 1972 va 1975), với phần lớn là trẻ em (tương lai Việt Nam) và đồ đạc đem theo là lư đồng, bát hương, trống lọng, v.v. (biểu tượng của văn hoá Việt Nam, hay quá khứ Việt Nam).
5. Tableau Năm và Chót: mô tả ý nghĩa của bàn chân Giao Chỉ (đi cho tới khi hai ngón chân gặp nhau), với hình ảnh Đài Sen, chim Phượng Hoàng và cờ ngũ sắc (vàng, xanh lá cây, trắng, đỏ và đen).
Ngày nay, một lần nữa, vết chân của người Việt lại có dịp trải ra khắp năm châu bốn bể, với làn sóng tị nạn không ngừng tuôn chảy ra khỏi Việt Nam. Bao giờ hai ngón chân cái của người Việt sẽ gặp nhau? Bao giờ người Việt hải ngoại và người Việt tại Việt Nam sẽ gặp lại nhau và sống trong hoà hợp và thái bình? Lê Thành Nhơn nói anh không mong mỏi gì hơn là được, qua NTDT, gửi gấm lời nguyện cầu cho những người đã nằm xuống được an nghỉ, và cầu chúc cho những người còn sống sớm tìm được sự hoà hợp và đoàn tụ.
NTDT được hoàn tất, bằng màu nước (watercolors), vào cuối năm 1975, triển lãm lần đầu tại East and West Art Gallery tại Armadale, Australia, nơi Nhơn và gia đình định cư sau khi chạy thoát khỏi Sàigòn. Nhiều viện bảo tàng đã điều đình mua để trưng bầy, nhưng Lê Thành Nhơn đã từ chối. Anh tâm sự: "Nó là gia tài khổng lồ của tôi, của dân tôi. Tôi muốn in nó ra vì tôi muốn ai ai cũng có và giữ nó, hơn cả mộng ước nào khác của tôi."
Ra đời năm 1940 tại Thủ Dầu Một, nơi sản xuất đồ gốm và sơn mài nổi tiếng của Nam Việt Nam, Lê Thành Nhơn theo học và tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định, chuyên về điêu khắc. Anh đã từng dạy hội họa tại các trường đại học Huế, Sàigòn và Nha Trang. Trong số những tác phẩm điêu khắc bỏ lại ở Nam Việt Nam gồm có: Tượng Phật Thích Ca bằng xi măng cao 4.5 mét hoàn tất năm 1972, tạc cho một ngôi đền ở Gia Định; tượng Phan Thanh Giản bằng xi măng cao 3.5 mét, 1973, tạc dưới sự bảo trợ của nguyên Phó Thủ Tướng VNCH Trần Văn Hương; và tượng Phan Bội Châu bằng đồng cao 4.5 mét, l974, tạc cho thành phố Huế.
Để có phương tiện tài chính ngõ hầu thực hiện mộng ước phổ biến NTDT, Lê Thành Nhơn vừa cho in 2,000 posters chụp từ một bức tranh lụa, "Trang Đài", và sẽ bán để gây quỹ. Những bức tranh đó đang trên đường tới Hoa Kỳ, và tin tức sẽ được phổ biến trên các báo Việt ngữ ở hải ngoại. Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc với (...).
(*) Bài báo trên được xuất bản trên Giai Phẩm Xuân Trắng Đen năm 1978. Vì tác phẩm "Nước Tôi Dân Tôi" đã bi thất lạc, nên tác giả đồng ý để tái phổ biến bài này nhằm ghi lại, một lần nữa, một nỗ lực nghệ thuật đầy tình tự dân tộc của điêu khắc gia Lê Thành Nhơn mà có lẽ ít ai biết tới. Tác giả hiện đang liên lạc với thư viện tin tức của nhật báo The Age ở Melbourne, Australia, xin lại mấy bức ảnh chụp tấm fresco Nước Tôi Dân Tôi.
- Trông Vời Quê Mẹ... Trùng Dương Bút ký
- Đọc lại ’Rừng Mắm’ của Bình Nguyên Lộc, lan man nghĩ về Đồng bằng Sông Cửu Long Trùng Dương Nhận định
- Mừng 100 tuổi nhà văn Doãn Quốc Sỹ, đọc lại ‘Đi!’ của Hồ Khanh Trùng Dương Điểm sách
- Văn Quang mà tôi biết Trùng Dương Hồi ức
- Tưởng nhớ Túy Hồng Trùng Dương Hồi ức
- Đi Tìm Thạch Trung Giả Trùng Dương Hồi ức
- Từ chiếc điện thoại thông minh... Trùng Dương Tạp luận
- Điểm qua vài Web sites lưu giữ sách báo xuất bản trước 1975 tại Miền Nam Trùng Dương Giới thiệu
- Từ Đền Sách Cấm Parthenon ở Đức, tới Chiến Dịch Cộng Sản Đốt Sách Miền Nam 1975 Trùng Dương Tạp luận
- Thiếp trong khung cửa Trùng Dương Hồi ức
• Tưởng Nhớ Điêu Khắc Gia Lê Thành Nhơn (Huỳnh Hữu Ủy)
• Nước Tôi Dân Tôi (Trùng Dương)
• Những Kỷ Niệm Về Lê Thành Nhơn (Trịnh Cung)
• Pho Tượng Mẹ Việt Nam Của Lê Thành Nhơn (Đỗ Quý Toàn)
• Ngàn Cây Phượng Trên Ngọn Đồi Đại Học (Trương Vũ)
• Sự Nghiệp Lê Thành Nhơn (Vĩnh Phối)
Ánh mắt Lê Thành Nhơn (Nguyễn Hoàng Văn)
Lê Thành Nhơn với Huế (tapchisonghuong.com)
Phật giáo trong tranh tượng của Lê Thành Nhơn
(phattuvietnam.net)
Vài kỷ niệm với Lê Thành Nhơn (Võ Kỳ Điền)
Tiểu sử và những bài viết về Lê Thành Nhơn
(Nguyễn Hưng Quốc, tienve.org)
Nhà điêu khắc Lê Thành Nhơn (1940-2002)
(cothommagazine.com)
Tác phẩm điêu khắc (truongvegiadinh.com)
• Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên)
• Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)
• Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)
• Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)
• Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)
• Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)
• Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)
William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong
(Nguyễn Duy Chính)
Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:
Nhiếp ảnh gia:
Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,
Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan
Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |