1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Những Kỷ Niệm Về Lê Thành Nhơn (Trịnh Cung) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      15-09-2012 | HỘI HỌA

      Những Kỷ Niệm Về Lê Thành Nhơn

        TRỊNH CUNG
      Share File.php Share File
          

       


           Lê Thành Nhơn, Huế 1972

      Tôi chỉ thường đến thăm Lê Thành Nhơn từ khi anh có xưởng điêu khắc tại ngôi biệt thự của gia đình vợ nằm ở đường Nguyễn Du, nhìn qua hông của dinh Độc lập.


      Đó là vào những năm 69-70, Lê Thành Nhơn thường làm các tác phẩm điêu khắc có kích thước đồ sộ và bằng chất liệu giả đá granit. Anh có vóc người cao lớn với hai bàn tay to, ngón tay dài và khỏe, rất thích hợp với những công trình điêu khắc hoành tráng. Với một tượng Phật cao 4m, rộng 3m đang vào giai đoạn hoàn thành, và tượng Mẹ Việt Nam cao 1m50, bằng chất liệu xi măng trắng pha đá sỏi nhỏ, đặt ở bên phải sân trước ngôi biệt thự, là một chân dung thiếu nữ, mỹ miều, đoan hậu. Tác phẩm này được Lê Thành Nhân giữ lại như một kỷ niệm riêng đã cho thấy một phong cách điêu khắc mạnh mẽ, đơn giản nhưng tinh tế. Lê Thành Nhơn sớm bộc lộ một ngôn ngữ điêu khắc nhiều hứa hẹn mang tầm vóc thời đại. Kích cỡ đồ sộ và những chủ đề lớn về tôn giáo, dân tộc, con người là tham vọng đạt tới những giới hạn xa nhất của nghệ thuật của Lê Thành Nhơn, nhà điêu khắc còn rất trẻ vừa xấp xỉ 30.


      Cũng vào khoảng thời gian này, ca sĩ Khánh Ly nhờ tôi trang trí cho nhà hàng ca nhạc của chị ở đường Tự Do. Trong phần thiết kế của tôi có treo một pho tượng thiếu nữ khỏa thân nằm trên quầy rượu, một kệ rượu bằng kỷ thuật điêu khắc và một phù điêu. Vào thời điểm này, giữa Sài Gòn, đây là một ý tưởng táo bạo, tôi đã nhờ Lê Thành Nhơn thực hiện.


      Đến năm 1973, tôi mới gặp lại Lê Thành Nhơn khi tôi trở lại làm thỉnh giảng cho Trường Mỹ Thuật Huế. Lê Thành Nhơn dạy chính thức môn điêu khắc ở đây từ hai năm trước. Tôi lại được dịp nhìn thấy một tác phẩm điêu khắc lớn của Lê Thành Nhơn đang ở vào giai đoạn hoàn tất phần đất sét: Tượng nhà ái quốc Phan Bội Châu cao khoảng 3m và rộng 3m. Đây là một công trình điêu khắc quan trọng nhất của Lê Thành Nhơn từ ngày tốt nghiệp trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Gia định. Nó không những có ý nghĩa như một cột mốc sự nghiệp nghệ thuật của nhà điêu khắc trẻ họ Lê mà còn là tiêu biểu cho cả một tâm thức chính trị và văn hóa của một tầng lớp trí thức và nghệ sĩ trẻ miền trung thời đất nước khói lửa và phân hóa chính trị như Ngô Kha, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trịnh Công Sơn, Đinh Cường, Bửu ý, Vĩnh Phối...


      Sau ngày 30 tháng Tư, 1975, thời cuộc đã thay đổi. Mỗi con người cũng nổi trôi theo số phận riêng của mình, Trịnh Công Sơn và một số anh em khác đã vào Sài Gòn. Lê Thành Nhơn và gia đình định cư ở Úc Châu. Pho tượng được dời về bên mộ cụ Phan Bội Châu nằm bên kia Bến Ngự.


      Năm 1999, Lê Thành Nhơn lần đầu về thăm Sài Gòn, hay nói đúng hơn là anh về để tìm cách di chuyển pho tượng Mẹ Việt Nam còn nằm ở chốn cũ, - chốn cũ này đã đổi chủ, pho tượng cần phải được dời đi để cho một khách sạn sang trọng được xây cất.


      Tôi gặp lại Lê Thành Nhơn trong một buổi cơm trưa tại nhà Trịnh Công Sơn. Chỉ có ba người bạn cũ sau hơn 20 năm xa cách, ngậm ngùi nhiều hơn chuyện vãn. Và năm sau, năm 2000, Lê Thành Nhơn trở lại Việt Nam để chuyển pho tượng Mẹ Việt Nam về gửi tại sân nhà bà dì ở đường Lê Ngô Cát, Quận Ba, thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là chuyến trở về quê hương cuối cùng của anh. Pho tượng từng in dấu một thời mơ mộng của một tài năng đã có chỗ bình yên trước khi tác giả của nó nằm xuống mãi mãi.


      Nền điêu khắc đương đại Việt Nam đã yếu kém về tác phẩm lẫn tài năng lại vừa mất đi hai nhà điêu khắc lớn: Mai Chững, Điềm Phùng Thị, nay lại mất thêm Lê Thành Nhơn, một nhà điêu khắc vừa đạt tới tầm vóc thế giới sau nhiều năm làm việc cật lực ở Úc châu.

      Thật là một tổn thất quá lớn cho chúng ta.

      Viết tại Cali ngày 10 tháng 11, 2002


      Trịnh Cung

      Tạp chí VĂN, số 72, tháng 12, 2002

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Lê Chiều Giang và ‘Không Đứng Mãi Trong Tranh’ Trịnh Cung Tản mạn

      - Hoạ sĩ Nguyễn Lâm phục chế một tác phẩm sơn mài của nhà danh hoạ Nguyễn Gia Trí Trịnh Cung Nhận định

      - Xem ‘Việt Nam, Quá Khứ là Mở Đầu’ của Tiffany Chung Trịnh Cung Nhận định

      - Tôi đã vẽ như thế nào sau ngày 30 tháng Tư 1975? Trịnh Cung Hồi ức

      - Lâm Triết, ngôi sao hội họa hiện đại Việt Nam một thời vừa tắt Trịnh Cung Tạp luận

      - Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại của Huỳnh Hữu Ủy Trịnh Cung Nhận định

      - Xem và Đọc Lại Duy Thanh Trịnh Cung Khảo luận

      - Nhớ Về Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam Trước 1975 Trịnh Cung Tạp bút

      - Những Kỷ Niệm Về Lê Thành Nhơn Trịnh Cung Nhận định

      - Hồn Sài Gòn trong từng món đồ cũ Trịnh Cung Tạp bút

    3. Bài viết về điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Lê Thành Nhơn

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Tưởng Nhớ Điêu Khắc Gia Lê Thành Nhơn (Huỳnh Hữu Ủy)

      Nước Tôi Dân Tôi (Trùng Dương)

      Những Kỷ Niệm Về Lê Thành Nhơn (Trịnh Cung)

      Pho Tượng Mẹ Việt Nam Của Lê Thành Nhơn (Đỗ Quý Toàn)

      Ngàn Cây Phượng Trên Ngọn Đồi Đại Học (Trương Vũ)

      Sự Nghiệp Lê Thành Nhơn (Vĩnh Phối)

      Ánh mắt Lê Thành Nhơn (Nguyễn Hoàng Văn)

      Lê Thành Nhơn với Huế (tapchisonghuong.com)

      Phật giáo trong tranh tượng của Lê Thành Nhơn

       (phattuvietnam.net)

      Vài kỷ niệm với Lê Thành Nhơn (Võ Kỳ Điền)

      Tiểu sử và những bài viết về Lê Thành Nhơn

       (Nguyễn Hưng Quốc, tienve.org)

      Nhà điêu khắc Lê Thành Nhơn (1940-2002)

       (cothommagazine.com)

       

      Tác phẩm

       

      Tác phẩm điêu khắc (truongvegiadinh.com)

        Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)

      Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)

      Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)

      Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)

      Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)