1. Head_

    Duy Thanh

    (11.8.1931 - 24.11.2019)

    Tuệ Sỹ

    (15.2.1943 - 24.11.2023)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa/Việt Báo) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      4-7-2024 | HỘI HỌA

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng

        NGUYÊN HÒA
      Share File.php Share File
          

       

       

      Hình ảnh sinh hoạt buổi ra mắt hai tác phẩm Khánh Trường Thơ và Khánh Trường Oil Paintings tại Tự Lực Bookstore chiều Chủ Nhật 30 tháng 6, 2024.
      Hình từ trái/trên: Nhà thơ Đỗ Quý Toàn, Khánh Trường, YSa Lê (Vaala).
      Từ trái/dưới: Nhà Báo Đinh Quang Anh Thái điều hợp chương trình; Họa sĩ Ann Phong; Nhà báo Phan Tấn Hải.
      Photo: Nguyễn Lập Hậu.

      Chiều Chủ Nhật cuối tháng Sáu, gần 100 người đã cùng tụ họp tại một tiệm sách Việt Ngữ lâu đời nhất còn lại ở vùng Little Sài Gòn, nơi nhà văn, thi sĩ, họa sĩ Khánh Trường ra mắt hai tác phẩm Thơ Khánh TrườngKhánh Trường’s Oil Painting trong khung cảnh thân tình, ấm cúng.


      Chưa đến 2 giờ chiều, ban tổ chức đang còn sắp xếp bàn ghế sách vở, đã thấy bạn bè thân hữu và độc giả kéo đến ngồi kín căn phòng nhỏ phía trước nhà sách Tự Lực. Có lẽ tài tử Kiều Chinh và ca sĩ Khánh Ly là hai khuôn mặt nghệ sĩ bước vào đầu tiên, và ngay sau đó là đầy đủ những khuôn mặt “hào kiệt”. Đã từ lâu không có một sinh hoạt sách vở nào có thể quy tụ được nhiều văn nghệ sĩ như thế. Nhà báo Đinh Quang Anh Thái, người điều hợp chương trình đã dành một thời gian dài giới thiệu những khuôn mặt văn nghệ. Với những người không mấy biết chuyện, lý do quy tụ quần hùng nghe tưởng chừng đơn giản: “Khánh Trường mà!”. Chỉ ba chữ “Khánh Trường mà”, nhưng hàm chứa cả một chiều dày tình cảm sâu đậm phức tạp mà bằng hữu và độc giả đã dành cho người nghệ sĩ “có một và chỉ một” này.


      Người cầm bút, cầm cọ, viết văn, làm báo, yêu sách vở chữ nghĩa, dù ở hải ngoại hay trong nước, không ai không biết Khánh Trường. Ngoài tài hoa, Khánh Trường còn được nể phục như một người “đàn anh” giang hồ, lì lợm đứng ra gồng mình “gánh” tờ Hợp Lưu dai dẳng suốt hơn 10 năm, tạo khu vườn xanh tốt cho những tài năng nghệ thuật có đất sinh sôi nảy nở. Sau khi bị tai biến phải từ bỏ tờ Hợp Lưu, Khánh Trường không còn xuất hiện nhiều trong những sinh hoạt văn hóa hải ngoại dù Ông vẫn còn sáng tác mạnh. Những năm gần đây sức khỏe yếu kém, Khánh Trường hoàn toàn lui về “hậu trường”. Như viết trong phần mở đầu của tập thơ, Ông nói làm thơ chỉ để “vui thôi mà”, buổi ra mắt sách được tổ chức với tinh thần như thế, là một dịp để bằng hữu tề tựu, chung “vui” cùng Khánh Trường.


      Các họa sĩ: Ann Phong, Cao Bá Minh, Khánh Trường, Nguyên KhaiNguyễn Việt Hùng.

      Nhà báo Phan Tấn Hải mở đầu chương trình “Bằng Hữu Nói Về Khánh Trường” đã giới thiệu Khánh Trường-nhà báo như sau:

      “Nếu chỉ là vẽ, làm thơ, viết truyện thì cũng có nhiều người như thế, nhưng thực hiện Tạp Chí Hợp Lưu mới là điểm làm Khánh Trường độc đáo, tách biệt. Tạp chí Hợp Lưu ra mắt số đầu tiên vào đầu tháng 10 năm 1991, có chủ trương hợp lưu mọi dòng văn học trước giờ thường bị chia đôi, ngăn cách. Thêm nữa, lúc đó, trong Việt Nam chuyển mình vào thời kỳ đổi mới, đột nhiên xuất hiện những khuôn mặt siêu xuất, phản kháng, vượt hàng rào chủ nghĩa, như Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, Nhất Tuấn, Nguyễn Duy, và nhiều người khác. Tình hình văn học trong VN lúc đó đã giúp cho Khánh Trường thuyết phục nhiều bạn văn trong và ngoài VN góp bài cho tờ Hợp Lưu.”

      Phan Tấn Hải sau đó trích Trần Vũ:

      "Tôi không tin Khánh Trường có khả năng giao tế đến mức quy tụ hào kiệt, anh đôi lúc rất vụng về miền viễn Tây, khiến một số sáng tác “first choice” như trường hợp truyện ngắn xuất sắc Trong Buốt Pha Lê, kịch Câm, Treo Đầu Dây Quan Họ của Nam Dao, do tôi chuyển đến Hợp Lưu trước nhất, cuối cùng vì Khánh Trường chậm trễ đã xuất hiện trên Văn Học. Có thể giải thích, bằng ý chí quyết tâm khai phá, bảo vệ môi sinh hoang dã, hỗ trợ tối đa mạch văn không chính quy, giao hẳn mấy chục hectare đất trên Hợp Lưu cho các tác giả trẻ muốn làm gì làm, Khánh Trường đã lôi kéo về anh sức mạnh của sáng tác. Chính tự do tuyệt đối trong sáng tác, trên Hợp Lưu, không bài vị, không kỵ huý, không Khổng Mạnh, không quốc cấm, «no care» như Khánh Trường thường hãnh diện, đã tạo cơ hội mới cho sáng tác."

      Nhà thơ Đỗ Quý Toàn khi nói về Khánh Trường-nhà thơ đã không quên nhắc lại:

      “Khánh Trường là người làm được rất nhiều thứ, không những ông là họa sĩ, nhà thơ, mà ông viết văn rất hay. Tôi rất thích đọc truyện Khánh Trường. Nhưng điều tôi phục nhất là Khánh Trường của Hợp Lưu. Khánh Trường của nguyên tắc làm theo ý mình, trái ý thiên hạ. Người ta cho là anh ta phản kháng hay nổi loạn, nhưng theo tôi, KT chỉ làm cái gì mình cho là đúng, hay, phải làm. Tôi rất khâm phục.”

      Trích Cao Bá Quát “Thi Tri Nan Ngôn Dã”, Đỗ Quý Toàn cho rằng thơ là điều khó nói lắm. Ông ví thơ như một phụ nữ đẹp, và khi thấy một người đẹp, mình bị hớp hồn không còn nói gì được nữa. Theo Ông, thơ cũng vậy. Có những bài đọc thấy sướng. Hỏi tại sao thì không biết. Tuy nhiên một điều rõ ràng, thơ Khánh Trường kể về tâm sự và cuộc đời ngang dọc của bản thân, và như nhà thơ Vương Duy xứ Tàu, trong thơ của Khánh Trường có họa, cũng như trong họa của Khánh Trường có thơ.


      Ông đọc và phân tích một vài bài thơ diễn tả tâm trạng người làm thơ bằng hình ảnh:


      “Như nước lớn thơ dâng tràn giấy trắng

      như cuồng lưu thơ mở lộ khai đường

      ta như thế trên đài cao ngạo mạn

      dưới chân ta phù thế bỗng tầm thường”


      hay:


      “nước lũ xa sông dẫn đời ra biển

      biển hung hăng sóng dữ bạo cuồn

      biển muôn thưở chứa trăm mầm bội phản

      nào xá gì ta phận mỏng loài rong”


      Ông đọc bốn câu thơ của bài Mãn Cuộc và đặt câu hỏi nhà thơ đang nói chuyện với ai:


      “Sáng nay nhìn ngọn sương hồng

      Đậu trên một ngọn cỏ bồng đong đưa

      Hỏi lòng này đã vừa chưa

      Cái ta mãn cuộc dư thừa sân si.”


      Theo Đỗ Quý Toàn: “Tôi cho rằng Khánh Trường đang nói chuyện về cái thân xác của ông ấy. Hay ông ấy đang nói chuyện với thân thể của chính mình.” Và sau khi phân tích thêm một vài bài thơ ngắn khác, Đỗ Quý Toàn kết luận “Thơ Khánh Trường sẽ ở lại với chúng ta rất lâu.”



      Họa sĩ Ann Phong nói về tranh Khánh Trường.

      Trong khi những bài thơ về thân phận đưa không khí buổi chiều Chủ Nhật trầm lắng xuống, thì phần Hội Họa Khánh Trường kế tiếp được họa sĩ Ann Phong khuấy lên sôi động. Với lối nói chuyện dí dỏm thân tình, Ann Phong nhắc đến các họa sĩ thân hữu đang có mặt như Nguyên Khai, Cao Bá Minh, Nguyễn Việt Hùng, và những cuộc đối thoại giữa các họa sĩ. Theo Ann Phong, tranh Khánh Trường bao trùm nhiều thể loại, tình yêu, con người, vợ chồng, cảnh vật, nam nữ… bà hóm hỉnh nhắc: “nam nữ mặc quần áo, nam nữ không mặc quần áo”… Bà đưa ra những nét vẽ đặc thù của Khánh Trường, và chỉ lên bức tranh lớn treo làm phông chính ngay sau lưng Khánh Trường, Ann Phong giải thích: “Giữa hai nhân vật nam nữ trong tranh là những nét chuyển tiếp, từ chỗ lạt của bờ vai đi đến khoảng đậm của bóng tối, đường chuyển ở đây rất “mềm, dịu”… Lại chọc: “…khác hẳn với cá tính của Khánh Trường.”


      Nói về sự chuyển tiếp hội họa sau khi Khánh Trường bị tai biến, sự ra đời của những bức tranh trừu tượng, theo Ann Phong “đường nét của Ông vẫn mềm dịu, nhưng phông “background” lại rất gồ ghề, gần như phông vẽ của những tấm “graffiti”, không cần theo ánh sáng bóng tối của “mache” thường tình, tạo ra một sự khác biệt độc đáo rất riêng, rất Khánh Trường. Tranh vẽ của ông lớn, nhiều khoảng trống, tạo không gian cho người thưởng ngoạn có thể “chui” vào trong tranh.” Một đặc sắc khác theo Ann Phong là màu sắc, dù xài gam màu gì, đậm lạt thế nào, nhìn vào các bức tranh từ mấy chục năm qua của Khánh Trường đều thấy một “độ ấm”, và gam màu luôn luôn có chất xám trong đó.


      Một bức tranh đặc biệt được họa sĩ Ann Phong nói đến là bức tranh nhỏ có tựa đề “Đuổi Bắt” đặt bên tay trái vừa được cả hai họa sĩ Ann Phong-Khánh Trường vẽ chung cách đây vài tuần. Được hỏi về kinh nghiệm sau khi vẽ với Khánh Trường, Ann Phong kể Khánh Trường rất “chịu chơi”. Bức tranh được vẽ là một bức trừu tượng, và “hai họa sĩ đang chạy đuổi, vật lộn, từ ánh sáng, bóng tối, đường nét, bút pháp, màu sắc, nét vẽ đuổi nhau, nối nhau, đè nhau, và vì thế đây tuy là một bức, nhưng thật ra là năm bức, vì đã năm lần bôi xóa đè lấp chuyển đổi, để có được bức tranh vừa động vừa tĩnh, nhưng quan trọng nhất là hòa vào được cái “nhịp” của bức tranh. “


      Vừa cười vừa chia sẻ thêm về kinh nghiệm hai họa sĩ có được khi vẽ chung, theo chị, là một điều “sướng làm sao”. “Được chia xẻ không gian, thời gian, ý tưởng, chuyên môn… giữa hai người nghệ sĩ là một kinh nghiệm không thể mua được bằng tiền.” Chị tiếp tục đùa: “Tuy vậy, nếu quý vị muốn mua bức tranh này, dĩ nhiên, chúng tôi sẽ bán.” Và thật vậy, ban tổ chức đã đấu giá ngay tại chỗ bức tranh này, cùng với bức tranh lớn có tựa đề “Ngăn Cách”, cả hai đều được một người khách trân trọng mua sau đó.


      Chương trình được trở lại cùng tập thơ Khánh Trường với Ysa Lê, qua một số bài thơ ngắn chọn lọc. Theo Ysa, vì Khánh Trường là chủ bút trường kỳ của một tờ báo văn học nghệ thuật, ông có giao tình với nhiều văn nghệ sĩ, dẫn đến những bài thơ đặc sắc đậm tình với các bằng hữu văn nghệ của mình, một số người nay đã không còn nữa. Y Sa đặc biệt thích loạt bài này, và chọn đọc một số bài thơ về họa sĩ Nghiêu Đề, điêu khắc gia Trương Đình Quế, nhà văn Cao Xuân Huy, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, và nhà văn Mai Thảo.


      Môt bài khác Ysa đọc là bài “Một Thời” mà theo cô, vừa cho thấy vẻ ngang tàng của Khánh Trường, vừa ẩn hiện nỗi ưu phiền:

      Ta có một thời làm thơ bốc lửa

      đó là thời ta sống như mây

      chân chưa mỏi và lòng chưa già cỗi

      tuổi thanh niên căng nhiệt huyết hồng hào

      đời sống gian truân cường quyền tồi tệ

      đã có thơ ta lời hịch căm hờn

      sức ta yếu không quen cầm gương bén

      bút mực này ta mài nhọn thành tên

      bằng thơ ca ta phất cờ đại nghĩa

      bằng hô hào ta đòi hỏi bình yên

      bằng hét ho ta phản kháng bạo quyền

      . . .

      tuổi trẻ rồi qua nhiệt tình dần nguội

      xác tuy còn mà hồn đã vong thân

      nguồn thơ xưa bỗng một ngày nghẹn lối

      khi đói nghèo thành gông xích cùm chân

      nay đối bóng tự vấn lòng, chua xót

      ta bây giờ nào phải của ta xưa

      đau muốn khóc mà lệ hồ đã cạn

      lệ cạn dòng hay mắt đã mù đui?


            Khánh Trường và Vợ, chị Oanh Thạch.

      Với lòng cảm kích, Khánh Trường đã nói lời cảm ơn bạn hữu và ban tổ chức đã dành cho Ông nhiều ưu ái. Ai cũng biết Khánh Trường sau cơn bạo bệnh đã không nói năng phát âm dễ dàng nữa, thường ngày đã khó, khi cảm động, lại càng khó hơn. Chị Oanh (vợ của Khánh Trường) đã ngồi cùng với Ông để “phiên dịch” lại.


      Sau phần chính nói về con người và tác phẩm Khánh Trường, nhà báo Đinh Quang Anh Thái đã mở rộng ra mời các bằng hữu có mặt cùng đối thoại.


      Tài tử Kiều Chinh nói bà rất vui được gặp Khánh Trường, gặp các bằng hữu, bà cảm ơn ban tổ chức và nhà sách Tự Lực đã tạo cơ hội cho mọi người gặp nhau trong một không khí văn hóa ấm cúng.


      Ca sĩ Khánh Ly cho biết bà biết đến Khánh Trường qua tờ Việt Báo, và quý mến Khánh Trường vì một đời Ông đã đeo đuổi văn, thi, họa, báo chí, Bà nói đùa rằng sao con đường nào ông chọn cũng “nghèo”. Nhìn xuống phía bạn bè đông vui, bà cảm ơn thi sĩ Ngô Tịnh Yên và nhạc sĩ Trần Duy Đức đã viết “Nếu Có Yêu Tôi Thì Hãy Yêu Tôi Bây Giờ”, và bước đến bên cạnh Khánh Trường hát lên hai câu này, rồi quay lại hỏi Khánh Trường thưa anh năm nay anh bao nhiêu tuổi, Khánh Trường trả lời 76 tuổi, bà nghịch ngợm đáp “thưa anh, vậy thì anh thua em ba tuổi”. Ai cũng cười.


      Thi sĩ Ngô Tịnh Yên đã lên ngồi cạnh Khánh Trường với tâm tình rằng chị rất vui được gặp Khánh Trường, được nói về Khánh Trường, và được gặp rất nhiều người mà chị ngưỡng mộ ở đây hôm nay, chị chúc mừng Khánh Trường đã có một buổi ra mắt sách, hay, đẹp.


      Bằng hữu trò chuyện với Khánh Trường.
      Từ trái/trên: Tài tử Kiều Chinh; Giáo sư Trần Huy Bích.
      Từ trái/dưới: Nhà văn Cung Tích Biền, ca sĩ Khánh Ly, và nhà thơ Ngô Tịnh Yên.

      Họa sĩ Nguyễn Việt Hùng bày tỏ niềm cảm phục sức làm việc của Khánh Trường, ông cũng nói dù là buổi gặp gỡ rất vui, là một mốc thành tựu, nhưng sau đó mọi người sẽ về nhà, làm việc một mình, và điều đáng quý ở đây là hiểu rằng mình vẫn có thể chia sẻ được công việc (tác phẩm) của mình với họ.


      Giáo sư Trần Huy Bích bị khan tiếng mất giọng, nhưng Ông vui vẻ lên nói lời chúc mừng. Ông nói rất vinh dự được ngồi trước Khánh Trường vì ngưỡng mộ người đa tài. Theo Ông, tài là điều đáng quý, nhưng “chữ tâm mới bằng ba chữ tài”, cái tâm thực hiện Hợp Lưu là điều khiến Ông luôn ngưỡng mộ.


      Nhà văn Cung Tích Biền kết thúc phần trò chuyện văn nghệ sĩ thân hữu. Ông nhấn mạnh rằng bên cạnh những thành tựu về văn, thơ, họa, báo chí, Khánh Trường nổi bật với biệt tài trình bày báo và sách vở rất đẹp, rất mã, mà theo Ông hiếm người có tài này. Nói về thơ, nhà văn Cung Tích Biền cho rằng thơ Khánh Trường có những dòng tư tưởng và nét siêu hình lớn. Đọc những bài rất ngắn để lại suy nghĩ rất dài, rất xa. Ông cũng nói rằng những bài thơ ngắn Y sa đọc về bằng hữu khiến Ông rất cảm động và thấy Khánh Trường thật tài tình khi vẽ ra đặc tính bạn hữu của mình chỉ qua mấy nét, mấy dòng thơ.


      Khánh Trường và ban tổ chức: Hòa Bình, Ann Phong, Trang Nguyễn, Ysa Lê, và Eric Dương

      Chương trình kết thúc với lời chúc mừng của một độc giả, mọi người vẫn lưu luyến ở lại trò chuyện trà rượu mà lòng thấy ấm cúng với nụ cười sắc mặt tươi vui của người thi/văn/họa sĩ. Trong khi đó, ở Việt Nam, rất nhiều độc giả khán giả xem link truyền hình trực tiếp của Tự Lực đã liên tục “thả tim”. Ở tận Úc Châu, nhà thơ Faifo Phố Hoài sau khi xem chương trình phát hình trực tiếp đã viết lời nhắn thân thương: “Khánh Trường, mừng bạn, tôi đã nghe trực tiếp (có lúc bị đứt đoạn), nhưng thật cảm kích trước sự nồng nhiệt của bằng hữu.” Tại Bắc California, văn hữu Nguyệt Cầm nhắn: “Chương trình rất giản dị và ấm cúng. Cảm ơn các bạn.”


      Tham dự chương trình từ đầu đến cuối, một người khách là cô Bảo Xuân, chủ khảo của Giải Thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ về đến nhà đã không quên nhắn gửi trên facebook: “Thấy Ông Khánh Trường vui quá, thiệt là cảm động. Cảm phục óc tổ chức buổi họp mặt đơn sơ mà thân tình. Cảm phục những tấm lòng rộng lớn.”


      Nguyên Hòa/Việt Báo

      30 tháng Sáu, 2024

      Nguyên Hòa/Việt Báo

      Nguồn: vietbao.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Khánh Trường và Những Tấm Lòng Nguyên Hòa Tường thuật

    3. Bài viết về họa sĩ Khánh Trường (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Khánh Trường

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)

      Khánh Trường, Người Kết Nối Muôn Phương (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Phỏng vấn họa sĩ Khánh Trường v/v bộ 44 Năm VHVN Hải Ngoại (Du Tử Lê)

      Khánh Trường, Sức Mạnh Của Im Lặng (Đinh Cường)

      Họa Sĩ Khánh Trường 2015: Nét vẽ Đất Tinh Khiết (Phan Tấn Hải)

      Bức Tranh Vẽ Mãi Không Rồi (Võ Đình)

      Đầu Xuân Xem Tranh Thiền Khánh Trường (trietvan.com)

      - Họa sĩ Khánh Trường nói về bộ ‘44 Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại’ (Du Tử Lê)

      - Khánh Trường, Những Hò Hẹn Bất Ngờ Với Định Mệnh (Du Tử Lê)

      - Văn xuôi Khánh Trường, đau đớn (của tác giả), hạnh phúc (của người đọc) (Du Tử Lê)

      - Khánh Trường, 'đáo bỉ ngạn,' hay, một trường hợp rũ sạch, thăng hoa kỳ diệu qua mầu sắc? (Hồ Huấn Cao)

      - Họa Sĩ Khánh Trường 2015: Nét Vẽ Đất Tinh Khiết (Phan Tấn Hải)

      - Tranh Khánh Trường: nét vẽ chân phương thiền ý (Phan Tấn Hải)

      - Tác Giả, Với Chúng Ta – Phỏng vấn Họa sĩ Khánh Trường (Lê Quỳnh Mai)

      - Nói chuyện với Nhà văn / Họa sĩ Khánh Trường (Đỗ Lê Anh Đào)

      - Họa phẩm trong thơ Khánh Trường (Hà Khánh Quân)

      - Hợp Lưu 12 năm, trang tôn kinh huyền hoặc hậu hiện đại (Trần Vũ)

      - Đi thăm họa sĩ Khánh Trường và cô giáo cũ (Nguyễn Tài Ngọc)

       

      Tác phẩm của Khánh Trường

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Làm Báo Văn Học Ở Hải Ngoại (Khánh Trường)

      Khánh Trường, Hợp Lưu và hợp... tuyển

       

      Slide Show

       

       

      Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)

      Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)

      Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)

      Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)

      Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)