|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Có lẽ nên trở lại một chút với họa sĩ Victor Tardieu (1870-1937), là người đặc biệt rất có công với nền nghệ thuật hiện đại của chúng ta. Được giải thưởng Mỹ Thuật Đông Dương năm 1920, Victor Tardieu viếng thăm Đông Dương, ông đã có dịp nghiên cứu qua các ngành mỹ thuật, mỹ nghệ của ta, thăm viếng các lăng tẩm, đền đài và đã nhận ra rằng Việt Nam có một nền mỹ thuật cổ truyền phong phú, khiếu thẩm mỹ của người Việt rất tinh tế, nếu được hướng dẫn và huấn luyện chu đáo, lại đưa thêm vào một phương pháp mới khoa học hơn thì chắc chắn là nền mỹ thuật Việt Nam sẽ tiến triển nhiều. Với nhận xét xác đáng ấy, ông đã vận động, nhiều lúc cả với tinh thần tranh đấu để trường Mỹ Thuật Hà Nội được ra đời, bổ túc cho các trường Mỹ Nghệ đã được thành lập trước đây. Trường Mỹ Thuật Hà Nội được hình thành, bao gồm 4 ban: kiến trúc, hội họa, điêu khắc và mỹ thuật thực hành. Thành phần giảng huấn toàn là người Pháp, có một phụ giáo người Việt là Nguyễn Nam Sơn, tức Nguyễn Văn Thọ.
Một người học trò rất được V. Tardieu yêu mến và về sau đã làm rạng danh trường Mỹ Thuật Hà Nội là Lê Văn Đệ, khi nhìn lại quá khứ cũng đã có nhận xét:
Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Hà Nội ra đời đã mở một kỷ nguyên mới cho nền mỹ thuật Việt Nam, vì đem lại cho các nghệ sĩ phương pháp và kỹ thuật chuyên môn Tây phương về các ngành mỹ nghệ và mỹ thuật. Cá tính thuần túy của mỗi nghệ sĩ được hướng dẫn, khuyến khích và phát triển dồi dào, do đó được phát triển mạnh mẽ. Nhiều nhân tài nghệ sĩ được nâng đỡ để phát huy năng khiếu. Các xu hướng nghệ thuật cũng được hướng dẫn và khuyến khích.
Một số thanh niên có thiên tư về mỹ thuật đã được tuyển chọn để áp dụng phương pháp mỹ thuật Tây phương vào nền mỹ thuật thuần túy cổ điển của Việt Nam (4)
Điều đặc biệt ở V.Tardieu là ông luôn luôn tỏ ra biết quý trọng những tài năng của Việt Nam, mặc dù những người nghệ sĩ này, bấy giờ, trên danh nghĩa, vẫn còn là học trò của ông.
Mới đây, tạp chí Hợp lưu (số 10, tháng 4 và 5-1993) đã thực hiện một số đặc biệt về hội họa Việt Nam rất có giá trị, đây là một tập hồ sơ về mỹ thuật hiện đại mà từ trước đến nay chưa từng có một tổ chức văn hóa nào hay một tác giả nào có đủ điều kiện để tập hợp. Trong số báo này, có một cuộc phỏng vấn họa sĩ Lê Phổ, khuôn mặt lớn của nền nghệ thuật Việt Nam đương đại. Bài phỏng vấn rất hữu ích vì đã soi sáng nhiều điểm cho một thời kỳ nghệ thuật nền tảng mà bất kỳ ai muốn hiểu thấu đáo đều cần phải nắm vững. Mấy câu trả lời của Lê Phổ liên hệ đến Victor Tardieu, chúng tôi xin dẫn lại đây để bổ sung thêm đôi nét về người họa sĩ Âu châu rất thân thiết và có công nhiều với nền nghệ thuật hiện đại của chúng ta.
Ông Tardieu là một ông thầy tuyệt vời đối với học trò: ông giúp đỡ chúng tôi về mọi mặt. Phải nói rằng thời đó, ngay một số người Pháp cũng ganh tị với chúng tôi, kể cả những người Pháp dạy ở trường Mỹ Thuật Hà nội. Chúng tôi làm việc nhiều và mỗi cuộc triển lãm tranh chúng tôi bán được gần một nửa, hơn cả những người Pháp đã được giải thưởng hội họa Đông Dương và cũng triển lãm tranh tại Hà Nội.
Ông Tardieu học cùng thầy với Rouault và Matisse. Ông là một họa sĩ giỏi tuy không nổi tiếng bằng những họa sĩ thời danh của Pháp. Khi ông quyết định đi xa, các bạn hỏi: tại sao lại đi xa thế? Sao không ở lại đây? Tardieu thích phiêu du và cũng nhờ thế mà chúng ta có trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Hà Nội. Đó là một điều may mắn! Nếu không thì nghệ thuật tạo hình Việt Nam - cho tới bây giờ – vẫn bị xem như trùng hợp với nghệ thuật Trung Quốc.
...
Tôi dự định và hy vọng làm được một cuộc triển lãm chung, để tưởng niệm thầy Tardieu và để nói với người Pháp ở đây rằng: Nước Pháp đã có những người Pháp rất tốt. Việc xây dựng trường Mỹ Thuật Hà Nội là một việc làm tốt đẹp. Tôi muốn liên lạc với Jean Tardieu (con của Victor Tardieu). Jean Tardieu còn giữ được những bức tranh của cha. Ông Tardieu quen biết nhiều khuôn mặt điển hình thời đó, từ toàn quyền đến những người tầm thường và Tardieu đã vẽ những bức bích họa rất lớn khoảng 30m x 20m cho Viện Đại Học Hà Nội với tất cả những khuôn mặt thời đại. Nếu Jean bằng lòng một cuộc triển lãm như thế thì thật là thích thú. Jean Tardieu là một nhà phê bình có tài và rất trừu tượng, ngay cả những bài viết của Jean cũng khó hiểu. Theo ý tôi, Jean là một trong những nhà thơ lớn của Pháp. Nếu được, chúng tôi sẽ làm một cuộc triển lãm chung học trò với thầy: Lê Thị Lựu, Vũ Cao Đàm, Mai Thứ và tôi, để tưởng niệm thầy.
Bước đầu ở Pháp, muốn nổi tiếng rất khó: làm cho một số người biết đến mình thì không khó, nhưng muốn thực sự nổi tiếng và thành công thì khó hơn nhiều. Bởi vì chúng tôi muốn giữ một truyền thống, có một lối vẽ khác với hội họa Âu châu lúc bấy giờ. Ông Tardieu khi dạy chúng tôi, không muốn chúng tôi mô phỏng hội họa Tây phương, mà phải giữ vững truyền thống của mình, rồi từ truyền thống ấy tạo ra một cái gì khác. Bốn người chúng tôi: Lựu, Đàm, Mai Thứ và tôi là những họa sĩ đầu tiên phiêu lưu sang Âu châu, rời môi trường Hà Nội, sang đây để gặp những họa sĩ khác, làm việc với họ để hiểu hội họa Âu châu – là một điều hoàn toàn khác với những gì chúng tôi đã học – thoát thai từ trường phái Paris, với những họa sĩ lớn thời đó...
(Nói chuyện với họa sĩ Lê Phổ. Thụy Khuê thực hiện, Hợp lưu số 10.1993)
Victor Tardieu còn có công rất lớn ở chỗ, mặc dù Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương luôn luôn bị chính quyền thực dân phản đối; hàng năm, trong kỳ Hội Đồng Tối Cao kinh tế Đông Dương, ông thường bị đả kích về các chi phí để duy trì ngôi trường này, chi phí nhiều mà chẳng mang lại lợi ích cụ thể nào, ông vẫn hết sức bền chí để bảo vệ sự tồn tại của nó (5). Những cơn sóng gió qua đi, và Trường Mỹ Thuật Đông Dương cũng đã đứng vững, mãi cho đến năm 1945 mới phải ngừng hoạt động vì những biến cố chính trị mới.
Năm 1931, tại Hội Chợ Đấu Xảo thuộc địa Paris, hội họa Việt Nam xuất hiện và được xem như đã thành hình, được khen ngợi ở Pháp, rồi ở Ý, Bỉ, Mỹ. Chính Victor Tardieu đã đích thân mang tranh của các họa sĩ Đông Dương về Pháp bày trong dịp triển lãm này.
Trong kỳ triển lãm tại Hội Chợ Đấu Xảo tại Paris năm 1931, chỉ mới riêng tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh cũng đã gây được một sự chú ý hết sức đặc biệt với công chúng thưởng ngoạn ở đây. Nguyễn Phan Chánh gửi dự triển lãm với năm bức lụa: Rửa Rau, Em Bé Cho Chim Ăn, Bữa Cơm, Người Hát Rong, Lên Đồng, Chơi Ô Ăn Quan. Trong một thư riêng đề ngày 24.5.1931 từ Paris, V. Tardieu đã viết cho Nguyễn Phan Chánh:
... Ở đây mọi việc đã diễn ra tuyệt vời. Phòng tranh của chúng ta đã khai trương cho công chúng vào xem và chúng ta đã đạt được thành công rực rỡ. Tôi vui mừng báo cho anh hay là các bức tranh lụa của anh rất được hâm mộ và người ta đã mua ngay bốn bức trong số đó.
... Các bức tranh lụa của anh đã thành công rất lớn, tất cả đều đã bán hết. Giá tôi có thêm nữa, chắc chắn là tôi sẽ bán hết ngay. Chúng ta lại sắp bày tranh ở La Mã và sau đó ít lâu, ở Luân Đôn. Nếu anh còn có những bức lụa như những bức tôi mang theo, tôi bảo đảm là sẽ bán hết cho anh.
(Tư liệu của gia đình Nguyễn Phan Chánh. Dẫn theo Nguyệt Tú và Nguyễn Phan Cảnh: Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh. Nhà xuất bản Văn Hóa, 1979).
Năm sau nữa, vào kỳ Giáng Sinh 1932, báo ảnh Illustration đã in màu rất đẹp và trang trọng bốn bức Chơi Ô Ăn Quan, Rửa Rau, Em Bé Cho Chim Ăn và Lên Đồng. Mấy sự kiện nhỏ vừa dẫn cũng góp được đôi phần trong việc xác định sự hình thành của nền nghệ thuật mới. Thông qua trường Mỹ Thuật Hà Nội, nền nghệ thuật mới đã hình thành và đã phát triển vô cùng tốt đẹp ngay từ bước khởi đầu.
Chú thích:
(4) :Lê Văn Đệ, "Mỹ thuật tại Việt Nam", Luận Đàm, Bộ 1, số 5-1961
- Họa sĩ Victor Tardieu Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Họa sĩ Lê Văn Miến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Vài Dáng Ngựa Trong Nền Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam Huỳnh Hữu Ủy Khảo luận
- Đôi Nét Về Văn Cao Của Hội Họa Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Họa Sĩ Lê Văn Tài Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Họa Sĩ Bửu Chỉ Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Nguyễn Đăng Thường: Từ Văn Chương Đến Nghệ Thuật Tạo Hình Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Tình Tự Dân Tộc Và Dòng Thơ Kháng Chiến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Tranh Khắc Gỗ Dân Gian và Các Tác Phẩm Văn Học Cổ Huỳnh Hữu Ủy Biên khảo
- Nguyễn Đức Sơn: Một Đỉnh Thơ Kỳ Dị Và Cô Độc Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
• Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)
• Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)
- Họa sĩ Victor Tardieu đến Đông Dương và thành lập trường Mỹ thuật tại Hà Nội (Lê Xuân Phán)
- Họa sĩ Victor Tardieu: Yêu Hà Nội đến kỳ lạ!
(Thu Hằng)
- Vẽ lại bức tranh của Tardieu
(hoasivietnam.wordpress.com)
- Victor Tardieu – Người sáng lập trường Mỹ Thuật Đông Dương với việc đào tạo thế hệ KTS Việt Nam đầu tiên (KTS Trần Huy Ánh)
- Victor Tardieu trong mắt người cùng thời
(Phạm Long)
- Bức tranh “Bà đầm xòe” của danh họa Victor Tardieu vẽ tại đại giảng đường của Viện Đại học Đông Dương (bois.com)
- Victor Tardieu trong kí ức của tôi
(Alix Turolla-Tardieu, Đoàn Giang chuyển ngữ)
- Victor Tardieu và Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (lophocvems.wordpress.com)
- Trường Cao-đẳng Mỹ-thuật Đông-dương (1925-1945) (hoasivietnam.wordpress.com)
- Tiểu sử (wiki)
• Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên)
• Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)
• Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)
• Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)
• Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)
• Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)
• Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)
William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong
(Nguyễn Duy Chính)
Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:
Nhiếp ảnh gia:
Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,
Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan
Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |