|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Họa sĩ Trịnh Cung
(California, 1997)
Ghi nhận tiếp về các họa sĩ khác, chúng ta quan tâm đến Trịnh Cung và Đinh Cường, hai người đã có nhiều gắn bó gần gũi nhau trên diễn biến tư tưởng thẩm mỹ cũng như trong sinh hoạt nghệ thuật ngoài xã hội. Bước đầu, ở cả hai đều đượm một không khí lãng mạn xanh pha lẫn giữa Chagall, Modigliani, và Klee. Điểm đặc biệt rất dễ nhận ra như một tính cách chung là màu sắc, đường nét và ánh sáng rất tiết chế, chọn lọc. Theo Trịnh Cung, sự tiết chế, chọn lọc này chính là đặc tính của hội họa miền Nam trong thời kỳ này, rất ít thấy ở hội họa Âu Châu 40. Khoảng những năm 1962-1965 là thời cực kỳ lãng mạn của Trịnh Cung với tính cách chủ yếu vừa nói. Bức Mùa thu tuổi nhỏ trong cuộc triển lãm quốc tế lần thứ nhất năm 1962 đã gây được nhiều chú ý ngay từ đầu. Màu sắc, ánh sáng, bố cục, hình thể và đường nét ở đây đã hòa hợp cùng nhau rất chặt chẽ để tạo nên sự thuần nhất vững vàng cho bút pháp.
Thái Tuấn cho rằng kỹ thuật và nghệ thuật chỉ còn là một ở tấm tranh này. Những khuôn mặt, những dáng điệu của các nhân vật thoáng hiện ra với người thưởng ngoạn như một kỷ niệm, một ám ảnh quen thuộc. Có những vừng trán sáng chói nổi lên và cũng có những khuôn mặt, những hình vóc mờ biến vào nền vải như những di tích hóa thạch. Các nhân vật mà họa sĩ thả vào trong cái không khí ác mộng chỉ còn là hình bóng của niềm vô tư ngây dại đang ấp ủ cho nhau. Trong cái khung cảnh ảo não ấy, thỉnh thoảng điểm một vài ánh màu chói lọi càng tăng thêm sự bi thảm đến cùng cực. 41
Bức tranh này được Hội đồng chấm giải quốc tế trao tặng văn bằng danh dự, sự kiện này đối với một họa sĩ trẻ vừa rời khỏi trường mỹ thuật có lẽ cũng là điều hết sức đáng kể. Những màu xám lam, tím, hồng nhạt pha trộn vào nhau càng làm đầy lên bề dày của không khí trữ tình, lãng mạn và bi thảm của hội họa Trịnh cung vào thời kỳ này.
Năm 1963, bức Những người bạn được huy chương đồng trong cuộc triển lãm hội họa mùa Xuân và Người ngồi được chọn để tham dự Triển Lãm Lưỡng Niên tại Pariss. Năm 1964, bức Tĩnh vật hoa Vàng được chọn tham dự triển lãm hội họa quốc tế ở Tunisie, và điển hình nhất là bức Trên vùng an nghỉ được tặng huy chương bạc trong Triển Lãm Hội Họa Mùa Xuân Giáp Thìn (1964) với bút pháp biểu hiện giản dị, từ bố cục, màu sắc, đường nét đến độ sáng. Trùm lên toàn thể là một màu xanh xám, gợn lên đôi nơi màu nâu và hồng, đường nét rất tiết chế, giản lược, hòa hợp nhau trong một cảm thức thi ca siêu tuyệt. Rất ngây ngô, hồn nhiên: chúng ta có thể liên tưởng đến nét vẽ của trẻ con hay người cổ sơ nhưng là trẻ con và cổ sơ trong một ý thức đã hoàn chỉnh, không còn tôn trọng những ước lệ của quan niệm tả thực theo thị giác nữa để đi tới chỗ tạo nên cái đẹp mới, cái duyên dáng mới của riêng mình. Đấy là cảnh tượng trên một mảng đồi, một giáo đường vài cây thông, một thiếu nữ tản bộ và một con ngựa trắng đang nghỉ ngơi, tất cả đều được lọc lựa thành những nét giản phác nhất, đã biểu lộ một không khí hết sức bình yên, thanh thản. Khoảng trống trên bức tranh càng tạo thêm vẻ tịch mịch, trầm lặng, êm đềm của thề giới muốn đạt đến.
Trong chỉ một thời gian ngắn chưa đầy 5 năm (l960-l964), Trịnh Cung đi tìm cho mình một màu sắc riêng và đã có nhiều chuyển biến như anh từng công nhận với chúng tôi trong nhiều buổi trao đổi riêng, từ những màu rực rỡ, nóng ấm, chói chang của hồi còn ở Huế (mang nhiều sức nóng của Van Gogh), dần dần đã dịu đi nhưng vẫn còn nóng (là lúc anh suy nghĩ về hòa sắc của Gauguin) và sau cùng anh đã dừng lại trên bảng màu hơi tối và lạnh của một thứ trử tình xanh và sâu, bay bổng, nhẹ nhàng của Marc Chagall, rất thích hợp với đời sống tâm cảm của anh mà chúng ta thấy trên các tấm tranh vừa kể: Mùa thu tuổi nhỏ, Những người bạn, Trên vùng an nghỉ. Van Gogh, Gauguin, Chagall để lại nhiều dấu ấn trên suy nghĩ của Trịnh Cung, nhưng trên tranh của anh thì lại tan biến thành một bút pháp mới, chẳng còn chút dấu vết nào của các nhà danh họa lừng lẫy.
Trịnh Cung là một trong những người làm nghệ thuật rất khó tính, đôi lúc đến độ gần như rất gay gắt với chung quanh. Lời nói này của anh, trong cuộc triển lãm của Hội Họa Sĩ Trẻ năm 1969, do Trung Tâm Văn Hóa Đức bảo trợ, biểu lộ nhiều tính cách của anh:
Mỗi lần vẽ xong, tôi như vừa bắt được một sự sung sướng tột đỉnh, và thấy đầy kích thích để bước tới thêm trên con đưòng mà trong lúc bình thường tôi thấy thất kinh, vì mỗi ngày mỗi nhiều sâu bọ rắn rết. (In trong Vựng tập triển lãm)
Đứa Trẻ Hát Dạo, sơn dầu, 1969.
Những năm về sau, vẫn lối sử dụng màu cũ nhưng hình thể thì đi đến chỗ cực giản dị. Bày ra một thế giới lãng đãng của rêu phong và đất đá được chế ngự dưới cây cọ tài hoa. Một màu sắc trầm mặc, chìm ẩn lắng xuống lặng lẽ rất phương Đông, rất Việt Nam với những tảng sơn màu xanh xám, xanh Trung Hoa (vert de Chine), xanh lam tử dương hoa (bleu d'hortensia) để vẽ nên thế giới của Đứa trẻ hát dạo với một cánh chim nhỏ cũng đang ca hát trên mái tóc ngây thơ và đôi mắt ngơ ngác, của Nguyệt cầm, của Mẹ con và lồng chim 42. Trịh Cung đã mang lại cho người thưởng ngoạn một thứ hoan lạc kỳ diệu, tiềm ẩn và chứa chan một tâm hồn Việt Nam mà không cần phải lớn lối gì cả, anh đưa chúng ta trở lại với cái đẹp, cái thơ mộng, cái sung sướng bởi thế giới anh đã phát dựng nên.
Mấy năm về sau nữa, dưới áp đảo gay gắt của đời sống, chiến tranh Việt Nam trở thành một điểm lửa dữ dội trên thế giới, tranh Trịnh Cung lại chuyển biến thêm với hình thể giản dị đến cùng cực, để dựng lại một thế giới của những con người trần trụi giữa một không khí của màu sắc xám ngắt, đanh lại, đầy khắc khoải, điển hình là bức Khung người bày trong kỳ triển lãm chung của Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam năm 1973.
Sau 1975, chuyển qua một giai đoạn mới của lịch sử, mặc dù bị vây bủa vì bao nhiêu sự khốn đốn, nhưng vẫn có một điểm thuận lợi vô cùng to lớn là đất nước đã hoàn toàn thống nhất, nghệ thuật của Trịnh Cung cũng bước vào một thời kỳ mới. Các lớp sóng phế hưng không còn đập rộn rã, tất cả đã lắng xuống; người từng trải biết bước qua những khoảnh khắc phù phiếm để sống với cái vĩnh cửu trong chính lòng mình. Nghệ thuật của Trịnh Cung lúc này đượm nhiều màu sắc triết lý mới, dù là bằng ngôn ngữ biểu tượng hay trừu tượng vẫn có một vẻ gì tịch lặng rất Lão Trang. Gần đây, vào năm 1988, khi mở cửa phòng tranh của Đỗ Quang Em, Đinh Cường, Trịnh Công Sơn ở Nhà Văn Hóa Tiệp Khắc (tức Cơ Sở Pháp Văn Đồng Minh Hội cũ), anh lại có dịp phát biểu quan điểm của mình.
Hội họa là một địa đàng xuất hiện sớm nhất. Một thế giới không hề có tường cao cửa đóng, không hề có bắt đều và kết thúc, một thế giới phi thời gian.
Mỗi người ở đó là một chân tu nhưng không hề có giáo luật. Nếu người ta bày ra điều này, cách kia thì những thứ đó không nhất thiết sẽ hữu ích cho những ai trong lòng chưa sẵn sàng một palette đầy khát khao sáng tạo. Họa sĩ cũng như những người yêu tranh đều cần có, chỉ khác nhau là một kẻ nói ra lòng mình bằng một thứ ngôn ngữ ngày càng lạ thường và một bên lắng nghe bằng những cảm thông riêng biệt.
Họa sĩ ném lên mặt vải những tảng màu, những đường nét như nhà tu hành gởi vào cõi hư vô tràng mõ, tiếng chuông. Âm điệu tụng niệm hay một tình khúc có đến được cõi vô tận và đem lại điều gì cho nhân gian? Điều quan trọng nhất đối với họ là không phải đem lai điều gì cho ai mà chính lý sự hiến tặng trái tim mình để đánh đổi những khoảnh khhắc vĩnh hằng khi ngồi trước giá vẽ
Loạt tranh mới Trịnh Cung thực hiện vào thời kỳ sau này hầu hết đều có chuyển tải chất tinh thần trên. Dù đó là một đề tài rất mạnh, dữ dội đến độ khốc liệt, vẽ chân dung một nghệ sĩ đang bị đóng đinh trên thập giá, mà thập giá ấy chính là dàn giáo chevalet của sự sáng tạo.
Hay trên những ghi chép tưởng như rất nhẹ nhàng, hư ảo, là những mảng trừu tượng Ngày đầu của hòa bình; Đường về mùa thu; Hoa, lá và nước; Trầm tích của mùa hè, Ánh trăng của Debussy; Ngày cuối của chiến tranh (sáu bức trừu tượng này vừa góp mặt trong cuộc triển lãm chung với Nguyễn Lâm, Đỗ Quang Em, Nguyễn Phước, Hồ Hữu Thủ, Nguyễn Trung ở Bảo Tàng Mỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh đầu năm 1994).
Vào năm 1995, Trịnh Cung có cơ hội viếng thăm nước Pháp. Khảo sát, nhìn ngắm và chiêm nghiệm được nhiều điều hữu ích, anh như sống được giấc mơ nghệ thuật của một đời nghệ sĩ đã bị quá nhiều ràng buộc trong thân phận một nước nghèo nàn và nhỏ bé. Năm 1997, anh lại có dịp đến Mỹ để nói chuyện về mỹ thuật Việt Nam ở Trường Đại Học San Francisco, rồi nhân đó đã đi chu du qua một vài trung tâm sinh hoạt nghệ thuật chủ yếu của đất nước rộng lớn mênh mông này. Chắc chắn là anh đã suy nghiệm thêm được nhiều điều để kiện toàn và cũng để tự tin hơn trên những bước chân của mình.
Trong chuyến viếng thăm kéo dài bảy tháng ở Mỹ, Trịnh Cung đã góp được nhiều phần sinh động vào sinh hoạt mỹ thuật ở đây. Anh đã thực hiện được hai cuộc triển lãm khá nổi bật ở Califomia và thủ đô Hoa Thịnh Đốn; rất đặc biệt là đã in được tập tranh tuyệt đẹp với tựa đè "Âm Vang Của Đất" phát hành cùng vào dịp triển lãm. Dưới đây là mấy ý kiến của nhà thơ Khế Iêm về tranh và tập album Trịnh Cung, in trên tạp chí Thơ, số Mùa Thu 1997.
Triển lãm tranh Trịnh Cung: cuộc thách đố thơ mộng
Trịnh Cung là một họa sỹ nổi tiếng ở miền Nam trước đây, đang thăm viếng Hoa Kỳ do lời mời của trường Đại học San Francisco, với tư cách là khách tham quan và thỉnh giảlng về Mỹ Thuât Việt Nam cho sinh viên thuộc Trung tâm Học tập Việt Mỹ. Trong thời gian này, ông có dip thăm viếng và khảo sát nền mỹ thuật Hoa Kỳ qua các Bảo tàng viện ở San Francisco, San Jose, Washington, New York... Và cuốí cùng, trước khi trở về Việt Nam, ông đã mở cuộc triển lãm ở tại VAALA Gallery, Orange County, California, ngày 28 tháng 6, 1997 đồng thời phát hành cuốn tuyển tập tranh Âm Vang Của Đất. Đây là một tuyển tập tranh thứ hai của một họa sỹ Việt Nam, sau Album Thái Tuấn 1996. Cuốn sách khổ lớn, gồm những bài viết về tranh Trịnh Cung của Peggy J. Printz, Huỳnh Hữu Ủy, Jeffrey Hantover, Judith Hughes Day, phỏng vấn do Huỳnh Hữu Ủy thực hiện, với 13 bức tranh trước khi sang Mỹ và 10 bức thuộc loại trừu tượng vẽ ngay tại Mỹ, cùng những hình ảnh bạn bè và của chính ông.
Tranh trừu tượng là loại tranh khó, và người xem không có cách gì khác hơn, ngoài bám víu vào những kinh nghiệm cá nhân của mình. Bởi vì, trừu tượng không đơn giản chỉ là cách phân bố màu sắc và làm cho vui mắt. Trừu tượng, nói cho cùng, là từ thế giới trừu tượng, người họa sỹ, đưa người xem ngược trở về thế giới hình tượng và qua đó, tạo nên cảm xúc. Nhìn lại khoảng đầu thập niên 50, trường phái Trừu tượng Biểu hiện (Abstract Expressionism) mà chúng ta thường gọi là trường phái New York (New York School), với những tên tuổi đã đưa trừu tượng tới chỗ cưc thinh của nó và cũng chấm dứt luôn trường phái này. Họ được mệnh danh là những họa sỹ trí thức (Intellectual Painters), Willem de Kooning, Arshile Gorky, Hans Hofmann, Robert Motherwell, Mark Rothko, Mark Tobey... rút tỉa những kiến thức từ trường phái Lãng Mạn Pháp thế kỷ 19 đến triết học và văn học của Bergson, Whitehead, Dewey, Siêu Thực, Hiện sinh, để tạo nên những lý thuyết và quan điểm về đường nét. Từ đó vấn đề được nhìn ra, bề mặt của tác phẩm không còn quan trọng, mà quan trọng là ở phía đằng sau của tác phẩm, người thưởng ngoạn hiểu tác phẩm khi nắm bắt được những rung động, cảm xúc phát xuất từ nguồn kiến thức vô biên, những tư duy nghệ thuật và đời sống nội tâm đầy biến động của người họa sỹ. Như vậy, trường phái Trừu tượng Biểu hiện đã để lại một thách đố nguy hiểm, đòi hỏi người họa sỹ phải có một bản lãnh lớn lao mà ít người có được. Thời kỳ hậu hiện đại, hội họa có khuynh hướng thoát ly (nhưng không phải là quay mặt lại) khỏi những ảnh hưởng của những bộ môn khác, đặc biệt là văn học, nhưng lại tạo ra những thách đố mới: khả năng nắm bắt thực tại, và mỗi người nghệ sỹ phải là một thứ Avant-Garde.
Từ những kinh nghiệm căn bản ấy, chúng ta trở lại với tranh trừu tượng Trịnh Cung. Thời kỳ đầu với duy nhất một bức Mùa thu Tuổi Nhỏ đã ghi dấu vết tài hoa của người nghệ sỹ này.
Ngày Đầu Của Hòa Bình (sơn dầu) - Trầm Tích Của Mùa Hè, (sơn dầu)
Khởi đi từ đây, tính chất lãng mạn đầy thơ mộng ấy được đẩy tới mức tuyệt đỉnh với những bức Hòa Nhạc Trên Sa Mạc, Chân Dung, và Mùa Hè. Đặc biệt với bức Mùa Hè, hình thể như muốn tan ra, và rồi tụ lại, báo hiệu con đường đi tới của ông, tự nhiên nhập vào tinh thần mà từ thâm sâu đã là trừu tượng. Và Trừu tượng ở thời kỳ đầu, với bức Ngày Đầu của Hòa Bình, mà mỗi người xem, qua hình tượng, màu sắc, kinh nghiệm và tưởng tượng của riêng mình, sẽ nhìn ra được ngay nỗi niềm của một ngày đầu hòa bình. Đến đây, quay lại bức Mùa Thu Tuổi Nhỏ, được sáng tác trong chiến tranh, như mong ước một ngày hòa bình, cái không khí nhẹ nhàng và êm đềm biết mấy. Nhưng khi có hòa bình thực sự, thì sự mong ước ấy chừng như không có, thể hiện qua những vệt màu rũ xuống, muốn khép lại khoảng đời trước mặt.
Khi chưa có dịp ra khỏi nước, để nhìn tận mắt thế glới bên ngoài, chúng ta thấy, ông đã chứng tỏ, là một họa sỹ tài năng. Rồi qua một hành trình dọc ngang nước Mỹ, đặt chân tới những bảo tàng viện nổi tiếng, tiếp xúc với bạn bè, đã kích thích ông trở lại giá vẽ. Mười bức tranh được hoàn thành với cùng một tên gọi Âm Vang của Đất, đánh số từ 1 tới 10, là ngợp những cảm xúc của một nghệ sỹ trước một thế giới rộng lớn của đất nước người. Những bức số 1, 3, 4, 5, 10 làm chúng ta nhìn ra được nước Mỹ, qua những mảng màu lớn, nhấp nháy đèn đêm, cao ốc, con người, ẩn dấu những tâm tư, những rung động không nói thành lời của người nghệ sĩ đến từ phương Đông. Tinh thần phương Đông, tính lãng mạn và thơ mộmg, có lẽ là những nét nổi bật qua cuộc triển lãm này.
Kết thúc bài ghi nhận, chúng ta thật sự ngạc nhiên về những đóng góp của ông, trước kia và bây giờ, cho nền hội hoạ Việt Nam, một nền hội họa quá non trẻ so với bề dày của lịch sử hội họa thế giới. Có thể đây cũng là một thông điệp của ông gửi tới bạn hè, và những thế hệ sau ông cả ở trong lẫn ngoài nước: nếu chúng ta không dám đối mặt với những thách đố thì chúng ta sẽ không bao giờ vượt qua được những trở ngại, đôi lúc tưởng như không thể nào vượt nổi. Và những giây phút trải qua thử thách, chính lúc ấy, chúng ta mới thực sự là nghệ sĩ, bởi một điều, khi một nghệ sỹ đi tìm sự công nhận (hay đã được xã hội chất nhận) thì hắn thôi không còn là nghệ sỹ nữa.
Chúc mừng họa sỹ Trịnh Cung và mong rằng, ông sẽ còn cho chúng ta những ngạc nhiên khác.
Trên đà thắng lợi từ cuộc triển lãm "Âm Vang của Đất", Trịnh Cung tiếp tục làm việc với một tinh thần sáng tạo mạnh mẽ. Kết quả thu hoạch thêm là cuộc triển lãm vào tháng 9-1998 mang tên Shadowy Graces (Nữ Mỹ Thần Tỏa Bóng) ở phòng bày tranh LA Art Core Center Gallery nằm giữa khu phố Nhật thuộc trung tâm thành phố Los Angeles.
Norma Jean Squires, họa sĩ mà cũng là nhà bình luận mỹ thuật thuộc hệ thống LA Art Core đã nhận xét về Trịnh Cung:
Tranh Trịnh Cung đang đi vào một lốí trừu tượng đẹp, đầy thách thức. Đây không phải là loại trừu tượng của người theo chủ nghĩa biểu hiện, mà đã được xây dưng một cách chuyên tâm, đầy tự chủ.
Trịnh Cung: Shadowy Graces, September 4-30, 1998, LA Artcore Center, Los Angeles, CA 90012.)
Những năm sau này, Trịnh Cung đã phát triển một bầu khí hội họa trừu tượng cực kỳ đẹp và vô cùng thơ mộng. Còn kỳ lạ hơn nữa là vào năm 2001, sau một cuộc giải phẫu trầm trọng mà hội đồng y khoa xác định là bó tay, không còn cách gì cứu vãn được, bạn hữu đã họp mặt để chuẩn bị chia tay vĩnh viễn với Trịnh Cung, mọi người đều nghĩ là Trịnh Cung sắp đi theo Trịnh Công Sơn, để cùng về với Bùi Giáng và Mai Thảo, thì bỗng dưng anh phục hồi sức khỏe, sinh lực tràn đầy trở lại và làm việc nhiều. Vẽ tiếp nhiều tranh trừu tượng. Những bức tranh bừng tỏa ánh sáng lạ của một bầu khí vắng lặng, hoang vu, cô độc, nhưng cực kỳ thơ mộng.
Có thể tóm tắt vài dòng về Trịnh Cung: Trịnh Cung là một họa sĩ lởn của nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại. Từ những năm đầu thập niên 60 cho mãi đến nay, hầu hết tranh của anh đều là những dấu vết rất đặc biệt. Mỗi tác phẩm là ấn chứng của một thời kỳ suy nghĩ và sáng tạo. Tranh trừu tượng hiện nay của Trịnh Cung là một bảng hòa sắc rất lạ mang đến từ phương Đông, bay bổng mà trầm mặc, đó là sáng tác của một nghệ sĩ có tư duy sâu, gần với sự lập thuyết trong tạo hình.
- Họa sĩ Victor Tardieu Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Họa sĩ Lê Văn Miến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Vài Dáng Ngựa Trong Nền Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam Huỳnh Hữu Ủy Khảo luận
- Đôi Nét Về Văn Cao Của Hội Họa Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Họa Sĩ Lê Văn Tài Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Họa Sĩ Bửu Chỉ Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Nguyễn Đăng Thường: Từ Văn Chương Đến Nghệ Thuật Tạo Hình Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Tình Tự Dân Tộc Và Dòng Thơ Kháng Chiến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Tranh Khắc Gỗ Dân Gian và Các Tác Phẩm Văn Học Cổ Huỳnh Hữu Ủy Biên khảo
- Nguyễn Đức Sơn: Một Đỉnh Thơ Kỳ Dị Và Cô Độc Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
• Trịnh Cung (Huỳnh Hữu Ủy)
• Trịnh Cung (Học Xá)
Trịnh Cung, Một kiện tướng trong hội họa (Đặng Phú Phong)
Họa Sĩ Trịnh Cung và hội hoạ Hiện Thực Trắng Đen (Trịnh Thanh Thủy)
Họa sĩ Trịnh Cung triển lãm tranh hiện thực & trừu tượng (Thanh Phong/VĐ)
Buổi triển lãm vào cuối đời của họa sĩ Trịnh Cung (Trịnh Thanh Thủy tường thuật)
Trịnh Cung (Luân Hoán)
Trịnh Cung, con sói đơn độc của hội họa Việt Nam đương đại (Du Tử Lê)
Nói chuyện với họa sĩ Trịnh Cung về đề tài hội họa Việt Nam hiện nay (Mặc Lâm/RFA)
• Lê Chiều Giang và ‘Không Đứng Mãi Trong Tranh’ (Trịnh Cung)
• Hoạ sĩ Nguyễn Lâm phục chế một tác phẩm sơn mài của nhà danh hoạ Nguyễn Gia Trí (Trịnh Cung)
• Xem ‘Việt Nam, Quá Khứ là Mở Đầu’ của Tiffany Chung (Trịnh Cung)
• Tôi đã vẽ như thế nào sau ngày 30 tháng Tư 1975? (Trịnh Cung)
• Lâm Triết, ngôi sao hội họa hiện đại Việt Nam một thời vừa tắt (Trịnh Cung)
Hoạ sĩ người Mỹ gốc Việt và "Dòng Chính Hoa Kỳ"
• Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên)
• Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)
• Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)
• Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)
• Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)
• Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)
• Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)
William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong
(Nguyễn Duy Chính)
Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:
Nhiếp ảnh gia:
Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,
Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan
Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |