|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Họa sĩ Rừng
(Chân dung tự chụp)
Họa sĩ Rừng, tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh, sinh năm 1941 tại Nam Vang, mất hôm thứ Tư, ngày 8 tháng 6, 2022 tại Nam California, hưởng thọ 81 tuổi. Ông viết văn với bút hiệu Kinh Dương Vương, làm thơ với Dung Nham.
Sau những ngày tháng hôn mê ai cũng tưởng Hoạ Sĩ Rừng đã tỉnh lại và sức khoẻ dần hồi phục. Tuy nhiên, cuối cùng ông đã xuôi tay, để thôi làm người, mà trở về bên cuống nhau của mẹ. Ông đã nằm yên trong "Tử cung của mẹ đất," một thế giới bình an tuyệt đối như trong thơ của ông vậy.
Tử Cung Mẹ
Tôi hoài thai trong tử cung Mẹ
Chín tháng mười ngày
Tôi nằm trong tử cung Mẹ
Như tín đồ trong Ðền thánh
Tử cung Mẹ:
Thế giới bình an tuyệt đối
Nối cuống nhau Mẹ
Tôi sống bằng dưỡng chất cơ thể Mẹ
Mẹ nuôi tôi lớn lên bằng giọt máu tinh khôi
Tử cung Mẹ: chiếc nôi êm đềm
Ngôi nhà đầu tiên tôi trú ngụ
Ru tôi giấc mộng thành người
Tử cung Mẹ: nơi âm vang niềm hy vọng
hạnh phúc Mẹ đâm chồi nẩy lộc
Tử cung Mẹ: nơi Mùa Xuân đơm bông kết trái
Thế giới của những lời ca, tiếng nhạc lặng lẽ
Ru tôi quả ngọt đầu mùa
Ôi! Tử cung Mẹ! Tử cung Mẹ!
Ðền thánh thiêng liêng
Từ tử cung Mẹ
Tôi bước ra đời
LÀM NGƯỜI
LÀM
NGƯỜI
Dung Nham
Họa sĩ Rừng
trong một buổi triển lãm tranhThật vậy, hơi thở mẹ, bầu sữa dung nham của mẹ đất sẽ đời đời nuôi dưỡng khí thiêng đang nhẹ nhàng bay bổng của ông. Tôi xin thắp nén nhang cầu nguyện cho bước chân thanh thản của ông được vững chãi phiêu du trên khắp miền sông núi bao la. Tiếng nói từ tốn, gương mặt hiền hậu thân quen lúc đàm đạo chuyện văn học nghệ thuật cùng tôi cách đây vài tháng, vẫn còn vương vấn trong tôi, như mới hôm qua. Chúng tôi thường tụ họp cuối tuần ở nhà họa sĩ Nguyễn Đình Thuần mà chúng tôi gọi đùa là "Quán Biên Thùy." Nơi ấy, là nơi bạn bè, thân hữu, văn nghệ sĩ, thường lui tới vì chủ nhân lúc nào cũng sẵn sàng mời mọc đón tiếp rất niềm nở thân tình. Chúng tôi cùng cười nói, ca hát, trò chuyện và ông mời tôi cùng mọi người miếng ngon, món giả cầy, của hiền thê ông nấu, ông đã mang tới. Tôi hân hoan đón nhận bức tranh nho nhỏ ông tặng, vì tôi rất thích bốn bức tranh nhỏ ông vẽ hình tượng trong hang với nhan đề "Cẩm Thạch Hồng." Bốn bức kết hợp các nhũ đá của hang động Antelope Canyon thành các hình tượng của mẹ, của người phụ nữ với bầu sữa tinh tuyền nuôi các con khôn lớn.
Là người phụ nữ, tôi rất xúc động khi xem tranh ông vẽ thiếu nữ hay truyện ông viết và làm thơ về họ. Tranh thiếu nữ của ông thơ mộng, nồng nàn sức sống, đầy ắp chồi thơm, rực rỡ hương sắc, lộc mới đâm chồi, đặc quánh sữa tươm và đại dương vỡ oà xanh thẳm.
Chân dung tự họaÔng vẽ theo nhiều chủ đề khác nhau nhưng có lẽ chủ đề "Mẹ" trong tranh ông có lẽ là chủ đề chính trong hầu hết các buổi triển lãm tranh của ông. Bộ tranh nổi tiếng nhất của ông, theo tôi, là Bộ "Cảm Tạ Mẹ" mà ông đã vẽ, để tri ân người sinh thành ra ông. Bộ tranh này đã qua mấy cuộc trưng bày chính thức. Lần đầu tiên tại báo Người Việt (Westminster, California), từ ngày 1/8 đến 2/8/2009. Lần thứ hai tại phòng tranh Tự Do (Sài Gòn), từ ngày 23/9 đến 4/10/2009, với tên mới là “Cảm Tạ Người Nữ.” Và mới đây là tại phòng tranh Ngọc Trân (Ninh Thuận), từ ngày 10/5 đến 10/6/2019. Bộ này trở lại tên nguyên thủy là “Cảm Tạ Người Mẹ.” Tên các bức tranh diễn tả chu kỳ người mẹ, cũng là chu kỳ sự sống, sự tái sinh, nên thứ tự sẽ là: 1) Mẹ thanh xuân; 2) Mẹ mộng mơ; 3) Mẹ tình nhân; 4) Mẹ gia thất; 5) Mẹ hoài thai; 6) Mẹ nuôi dưỡng; và 7) Mẹ vườn xuân. Bộ này đã thuộc sở hữu của ông Nguyễn Chí Sơn (Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận).
Trong nỗi đam mê hội hoạ, họa sĩ Rừng đã kể rằng ông mê vẽ từ ngày còn bé, nên lớn lên ông theo học Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật. Mẹ ông đã té ngửa khi biết ông học hội họa. Bà không biết hội họa nghệ thuật là gì mà chỉ thấy ông thợ vẽ trong xóm làm nghề vẽ nghèo kiết xác nên bà nhất định không cho đi học vẽ. Bà gọi đó là nghề đi ăn mày. Sau đó ông trốn nhà đi học vẽ, để làm theo ý mình, đi theo con đường mình lựa chọn.
Nhà phê bình hội hoạ Huỳnh Hữu Ủy đã từng viết về ông:
Tranh thiếu nữ
- Tranh của Rừng đập vào mắt người xem một cách vô cùng dữ dội, đẩy ta trở lại đối mặt với những gốc rễ của nền tảng nguyên thủy. Những gốc rễ ăn sâu vào trái đất của nhục dục mà đâm chồi, nẩy nụ những cành lá xanh tươi siêu hình, một thế giới hung bạo đến cùng cực, bày ra những âm sắc đầy nhiệt đới tính. Là cái đẹp nơi vẻ sơ khai và dã thú của một thứ nghệ thuật Totémisme, của một thứ điêu khắc da đen, hay gần hơn với một thứ điêu khắc da đỏ. Vừa trầm uất lại hồn nhiên, như tranh Gauguin hay nơi những trang sách Kamasutra, hay nơi một đền thờ Ấn Độ Giáo. Tranh của anh rất khốc liệt, dữ dội, một thứ siêu thực của những cơn ác mộng.
Còn với nhà phê bình mỹ thuật Nguyên Hưng thì:
Tranh không đề
“Rừng có một sức làm việc sung mãn. Anh vẽ nhiều, khai thác mọi thứ phương tiện trung gian để sáng tác – từ màu nước trên giấy, sơn dầu trên họa báo, sơn dầu trên vải bố, cắt dán giấy đến sơn mài…, không chịu sự kìm tỏa bởi những khó khăn của điều kiện vật chất. Bản chất hội họa của anh hướng đến biểu đạt sự hiểu, sự biết trên cơ sở của những cái thấy dựa trên kinh nghiệm chủ quan, nói chung, thuộc trí kiến thường nghiệm… Điều này được anh thừa nhận qua các phát biểu trực tiếp và thể hiện rất rõ qua từng tác phẩm của anh. Thực tế sáng tác của Rừng cho thấy anh đã lãnh hội tất cả mọi hình thức biểu đạt của hội họa hiện đại phương Tây, từ ấn tượng, dã thú, tượng trưng, biểu hiện, đến siêu thực, trừu tượng… – để biểu đạt chính mình trong mọi xung động nội tâm. Đó là hội họa theo quan điểm chức năng, quan điểm dấn thân. Ở góc độ này, cần thừa nhận, Rừng có đóng góp. Anh là họa sĩ dấn thân cuồng nhiệt nhất, chân thành nhất trong số các họa sĩ trưởng thành ở miền Nam trước 1975.”
Sọ khôHọa sĩ Rừng, tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh, quê gốc Phú Thọ sinh năm 1941 tại Nam Vang. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế năm 1964. Ông là giáo viên hội họa của Trường Sư phạm Quy Nhơn. Nguyên hội viên Hội Họa sĩ trẻ Sài Gòn, hội viên Hội Mỹ Thuật Việt Nam. Năm 1990, định cư ở Hoa Kỳ. Có hơn 2,000 tác phẩm và hơn 30 triển lãm cá nhân. Là hội viên Hội Họa sĩ trẻ Việt Nam (trước 1975) và Hội Mỹ thuật Việt Nam (sau 1975).
Hoạ sĩ Rừng còn có bút danh khác là Dung Nham, Cỏ Đồng và Kinh Dương Vương. Ông viết cho các báo Bách Khoa, Văn, Văn học, Ý Thức, Tân văn, Vấn Đề, Văn, Văn học, Sóng văn, Da Màu, Gió O...v..v..
Tác phẩm đã xuất bản:
Những Chiếc Mặt Nạ Cười (tuyển tập truyện ngắn)
Toàn Tập Văn Xuôi Kinh Dương Vương
Toàn Tập Thơ Dung Nham
Trên Tầng Thanh Khí (tập tranh Rừng)
Mắt Trời Mù (truyện dài).
Mẹ nuôi dưỡng
Nói đến mảng truyện ngắn, ông thường viết về chiến tranh. Sau khi đọc truyện ngắn "Xác kẻ thù" của ông dưới bút hiệu Kinh Dương Vương, nhà văn, nhà thơ Thận Nhiên đã nhận xét như sau:
"Một câu chuyện thời chiến thật khốc liệt, tôi đã từng tự hào là mình đã xem được rất nhiều sách truyện và cảm xúc cũng không còn nhiều như xưa nhưng khi đọc truyện ngắn này thật ám ảnh và đau lòng. Những truyện ngắn của Kinh Dương Vương thật khốc liệt và ám ảnh. Tôi đọc được hồi còn nhỏ, khoảng 10 tuổi, đâu đầu thập niên 70. Không còn nhớ tình tiết, nhưng khi nhắc đến truyện thời chiến tranh thì bút danh Kinh Dương Vương là một trong những người đáng kể của văn học miền Nam."
Sứa - Trên tầng thanh khíThơ ông làm tùy hứng, khi hiền khi dữ, lúc thơ mộng, dịu dàng, đôi khi mang tính "rực cồn" (chữ của nhà thơ Nguyễn Tư Phương) khiến gây ra tranh cãi. Xin giới thiệu đến bạn đọc vài bài thơ ngắn tiêu biểu của ông.
Bốn Bài Thơ Viết Trong Buổi Sáng
1. LÁ SA KÊ
Vàng chao chiếc lá Sa kê
Rụng nghiêng nằm nghỉ - vườn im cỏ mềm
Giờ em sửa soạn đến trường
Sao không thấy gió chở hương thở về ?
Sớm mai yên lặng bốn bề
Mà tim rộn rã tràn về nhớ thương
2. NHỚ
Nhớ em tôi nhớ phát cuồng
Nhớ môi, nhớ mắt, nhớ . . . hồn – đa đoan
Nhớ từ sáng sớm thấu đêm
Nhớ hoài không nghỉ trái tim mệt phờ
3. ÐỨNG THỦ DÂM 1
Ðứng thủ dâm trước tấm hình
Sa kê xanh ngắt - trữ tình thiên nhiên
Trong cây con sóc chuyền cành
Mưa đêm nước đọng láng ngời lá tơ
4. ÐỨNG THỦ DÂM 2
Ðứng thủ dâm trước tấm hình
Tinh ra lênh láng thấy mình nổi trôi
Em cười như thể thảnh thơi
Mà anh lòng dạ tơi bời bão giông
Dung Nham
8.2009
Dỗ dành trái tim
Tôi dỗ dành tim tôi
Hãy khỏe lên tim nhé
Để theo đuổi cuộc tình
Vẫn đang hồi tươi trẻ!
Đừng làm nũng nhé, Em
Nửa chừng lơi nhịp đập
Vậy là phụ lòng ta
Yêu đến khi … trời sập!
Ơi trái tim ta ơi!
Vững vàng lên Em nhé
Cuộc tình còn đậm đà
Khoan nghỉ ngơi chi vội!?
Dung Nham
tôi thấy...
bạn ơi
tôi thấy
lá thùy dương
uống vầng trăng
đám mây trôi
níu không gian
núi non
quấn sương tan
bạn ơi
tôi thấy
gió heo may
ôm tóc em
môi em rực sáng
trăng suông nuốt môi
hôn tan sóng mắt
hôn nhạt môi son
bạn ơi
tôi thấy ...
tôi không thấy gì
tôi không thấy tôi...
tôi
không
thấy
em . . .
Dung Nham
Trịnh Thanh Thủy
Nguồn: viendongdaily.com
Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022
Cùng Tác Giả
Cùng Tác Giả:
- Mùa thu tưởng niệm nhà văn Cao Xuân Huy Trịnh Thanh Thủy Hồi ức
- Xứ Úc Thòi Lòi Đi Dễ Khó Về Trịnh Thanh Thuỷ Du ký
- Hoạ sĩ Rừng: Về bên cuống nhau của mẹ Trịnh Thanh Thủy Nhận định
- Thơ, nhạc, hồng vàng và Nguyễn Đình Toàn Trịnh Thanh Thủy Giới thiệu
- Huy Tưởng và nhịp sáu, tám trên vách đêm Trịnh Thanh Thủy Nhận định
- Kho sách xưa quí hiếm của Thi Sĩ Thành Tôn Trịnh Thanh Thủy Giới thiệu
- Phỏng vấn nhạc sĩ Từ Công Phụng, Sáng tác như một chia sẻ hạnh phúc Trịnh Thanh Thủy Phỏng vấn
- Nhạc sĩ Thanh Trang Trịnh Thanh Thủy Phỏng vấn
- Đinh Cường, Nghệ Thuật Là Cứu Rỗi, Kỷ Niệm Là Đam Mê Trịnh Thanh Thủy Nhận định
- Lam Phương, người nhạc sĩ của khăn tay và nước mắt Trịnh Thanh Thủy Nhận định
• Kinh Dương Vương - Rừng và Hành trình 22 năm của một bức chân dung (Đình Nguyên)
• Hoạ sĩ Rừng: Về bên cuống nhau của mẹ (Trịnh Thanh Thủy)
• Nói chuyện với họa sĩ Rừng: hành trình 40 năm đến với mỹ thuật (Huỳnh Hữu Ủy)
• Rừng Và Hoàng Đăng Nhuận (Huỳnh Hữu Ủy)
Hoạ Sĩ Rừng Ra Mắt Sách, Triển Lãm ‘Tranh Mini’ (Phan Tấn Hải)
Triết lý biểu tượng của họa sĩ Rừng (Lý Đợi)
Rừng và cảm tạ người mẹ (Đặng Phú Phong)
Rừng: 50 năm hội họa (Hồ Tịnh Tình)
Họa Sĩ Rừng tìm kiếm không ngớt những cái mới trong Hội họa (Phạm Điền/RFA)
Rừng, Kinh Dương Vương, Dung Nham (phannguyenartist.com)
Họa sĩ Rừng/nhà văn Kinh Dương Vương nói chuyện sáng tác nghệ thuật
• Bài thơ cho bạn tôi (Kinh Dương Vương)
• Đường Kiến (Kinh Dương Vương)
• Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)
• Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)
• Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)
• Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)
• Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)
• Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)
• Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)
William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong
(Nguyễn Duy Chính)
Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:
Nhiếp ảnh gia:
Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,
Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan
Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |