|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Họa sĩ Ngy Cao Uyên
Ngy Cao Uyên là nghệ danh của họa sĩ lão thành Nguyễn Cao Nguyên (sinh năm 1933), là đồ đệ của các danh họa Mỹ thuật Đông Dương như Nam Sơn, Nguyễn Gia Trí… Ông từng vẽ qua nhiều chất liệu, từ lụa, sơn mài, sơn dầu, màu nước, và gần đây là cả vẽ trên máy tính với đủ dạng đề tài, nhưng ấn tượng nhất ở ông, có lẽ là các tác phẩm hội họa trừu tượng được thể hiện bằng màu nước.
Bộ tranh giới thiệu trong chuyên trang số này của họa sĩ Ngy Cao Uyên mang đề tài trừu tượng, khi hỏi ông cụ thể về các tác phẩm, ông nửa đùa nửa thật: “Họa sĩ khi vẽ trừu tượng, nhiều người thường tìm ra trong tranh cái này hay cái kia để liên tưởng, còn tôi chẳng có gì cả. Tôi không chú trọng vào chi tiết, đường nét hay hình hài, tôi vẽ thứ không là gì cả, đấy mới là cái đẹp của trừu tượng”.
Kể lại câu chuyện trừu tượng, từ 1965-1970 là quãng thời gian họa sĩ Ngy Cao Uyên thọ giáo cùng Nguyễn Gia Trí - khi ấy đang vẽ các tác phẩm trừu tượng cho Thư viện Quốc gia, còn họa sĩ Ngy Cao Uyên đang sáng tác mẫu cho xưởng sơn mài Thành Lễ. Họa sĩ Ngy Cao Uyên nhớ lại: “Nguyễn Gia Trí giải thích cho tôi rằng việc vẽ từ hình tượng đến trừu tượng, giống như một con chim cất cánh bay lên”.
Quá trình hoạt động nghệ thuật, họa sĩ Ngy Cao Uyên được biết đến là người lập nên Hội họa sĩ trẻ đầu tiên của Việt Nam (1962), tham gia nhiều triển lãm, hội thảo, giảng dạy về hội họa ở Mỹ. Ông nghiệm ra thế giới trừu tượng không đơn giản vì có quá nhiều người theo đuổi, ông bảo:
“Tôi rất thích vẽ trừu tượng, nhưng để có một chỗ đứng ở thể loại này, thực không đơn giản, tôi cần làm bốn chuyện: đường nét đặc biệt, màu sắc đặc biệt, hình thể và phương thức sáng tác đặc biệt mới có thể tồn tại”.
Và cái đặc biệt ấy, chính là lối vẽ âm họa được ông vận dụng từ những năm 1975-76. Từ chất liệu màu nước vẽ trên giấy, khi hoàn thiện đường nét, ông lại đem cả tác phẩm ngâm vào nước cho vệt màu loang ra, dựa trên vệt loang, ông sẽ giữ lại, hay lược bỏ những gam màu chưa ưng ý. Lối vẽ kỳ lạ ấy, ông bảo học từ kỹ thuật sơn mài, tức là bóc tách lấy màu từ trong tranh.
Nhìn trong tranh, thấy ở đó đường nét của kỹ thuật, nhưng cũng đầy thơ mộng nhờ các vệt màu loang - rất khó thể hiện bằng nét cọ. Ông kể lại thời gian đầu phát minh ra lối vẽ âm họa:
“Tranh vẽ màu nước, hễ đặt bút lên giấy là không thể chỉnh sửa, bút sa gà chết, nhưng ngâm cả vào nước để rửa thì chỉnh gì cũng được. Tôi dạy nhiều học trò ở Mỹ, vẽ tranh xong, bảo chúng ngâm vào nước chúng nhất định không làm vì cứ nghĩ tôi đùa, mà thật bức tranh có khi vẽ hàng tháng trời, chẳng ai dại đem ngâm nước cho tan màu hết cả”.
Hiệu ứng rửa tranh ấy đã tạo nên những sắc màu đặc biệt, ông bảo thêm:
“Màu tan trong nước, bản thân sắc độ khi ấy cũng khác với bản màu gốc, tôi gạt bỏ lớp màu cũ đi, không dùng cái nguyên, từng vệt màu là sự phát triển tự nhiên hòa trộn cùng nước, tạo nên phản ứng đan xen, kết thành bảng màu khác lạ và đặc biệt”.
Đấy cũng là lý giải cho những đường nét trừu tượng của ông rằng: “Tôi có vẽ đâu, màu nó tự vẽ đấy chứ”.
Theo TC Kiến Trúc & Đời Sống số 163
- Thế giới “âm họa” của Nguyễn Cao Nguyên Nguyễn Đình Nhận định
- Họa sĩ Ngy Cao Uyên: Vẽ mà… chẳng vẽ gì cả Nguyễn Đình Nhận định
• Thế giới “âm họa” của Nguyễn Cao Nguyên (Nguyễn Đình)
• Họa sĩ Ngy Cao Uyên: Vẽ mà… chẳng vẽ gì cả (Nguyễn Đình)
- Những ngón tay bắt được của trời (Nguyễn Trường Trung Huy)
- Họa sĩ Ngy Cao Uyên và những bức tranh Đồ họa về Làng nghề Việt Nam (Cauminhngoc)
- Họa sĩ Ngy Cao Uyên: một thóang nhìn qua ... (đinh bạch dân)
- Về tập thi-nhạc-họa “Tình Ca” (Nguyễn Trường Trung Huy)
- Lặng lẽ Nguyễn Cao Nguyên (Như Hoa)
• Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên)
• Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)
• Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)
• Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)
• Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)
• Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)
• Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)
William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong
(Nguyễn Duy Chính)
Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:
Nhiếp ảnh gia:
Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,
Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan
Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |