|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm
Sau Điện Biên Phủ, từ chiến khu trở về, vẫn với chiếc xe đạp cọc cạch, năm 1955 đi về tận khu mỏ Mạo Khê, Nguyễn Tư Nghiêm đã ghé thăm một số công trình kiến trúc cổ như có hẹn hò đâu từ trước.
Lần đó bức chạm Mèo Ngoạm cá rất nổi tiếng trong điêu khắc đình làng đầu thế kỷ 18 ở đình Bình Lục đã làm anh say mê. Và ngay cả số đình, đến thời Nguyễn nặng trĩu trang trí ở vùng Quảng Ninh, cũng đánh thức dậy ở anh rất nhiều mỹ cảm. Anh ghi chép no nê những mô-típ cổ với niềm sung sướng, nhớ nhung vô hạn.
Một thời kỳ sáng tạo mới bắt đầu.
Tấm sơn mài xôn xao Một điệu múa cổ của anh, vẽ năm 1956, là trái cây thứ nhất của mùa kết quả đó. Điệu múa miên man những đường hình lung lạc như nét nhấn đung đưa cả một ngón đàn bầu. Và Nguyễn Tư Nghiêm hôm nay đã rất xuất sắc trên bảng màu của nền hội họa mới chúng ta với tư chất hoàn toàn đáng yêu của một cá tính mỹ thuật Việt Nam độc đáo.
Hình tượng học nghệ thuật cổ và dân gian bao giờ cũng hồi hộp quyến luyến dưới ngòi bút già dặn của anh. Ta tưởng nó có sức luân chuyển ngọn lửa nồng nàn từ xa trong sáng tạo nghìn xưa của dân tộc.
Mừng Tết Dậu vẽ gà, Hợi vẽ lợn, Sửu vẽ trâu, Thìn vẽ rồng v.v... Nguyễn Tư Nghiêm để lộ những tình cảm bâng khuâng chờ đợi trước tháng năm, tưởng là ngơ ngác nhìn nó trôi đi trong hư vô, thế mà lại nghe thấy, níu được những nhắc nhủ thì thầm của hy vọng.
Mỗi năm, con gà, con lợn, con trâu, con rồng của Nguyễn Tư Nghiêm đều có đổi thay, khi hiền hòa lơ đãng, khi hoạt khí tưng bừng. Tác giả như báo hiệu được trước thời gian, dấu vết một thực tại vừa diễn ra trước đó và lời hẹn về một thực tại sẽ đến ngày sau.
Nhưng những con giống anh vẽ là không can hệ gì đến mặc cảm tôn giáo hay dị đoan muốn gắn liền hình ảnh và tính chất của mười hai con vật với mười hai năm trong một giáp âm lịch. Dính líu đó chỉ còn lại như một kỷ niệm dân tộc học, mà dưới con mắt chúng ta ngày nay, bất quá là cái cớ, cái duyên, để trên đó Nguyễn Tư Nghiêm gửi gắm một đời sống tạo hình mới mẻ, mê say.
Với quần chúng, thoạt đầu chỉ là do vài bạn chơi tranh tỏ ý thèm một cái gì đó để treo ngày Tết, thèm thay đổi cái không khí cả năm đã nhàm trong căn phòng, mà họ chỉ chợt nhận ra mỗi lần xuân đến, biểu lộ cái cử chỉ văn hóa hồn nhiên, tự mình vừa báo hiệu, vừa chứ đợi một tin vui, an ủi trước thời gian.
Với chính mình là tác giả, Nguyễn Tư Nghiêm tìm thấy ở đây mới sự thật tự giác đầy thích thú, đặt dịp hàng năm cho nguồn hứng ôn và tìm tòi, đổi mới những hình ảnh nghệ thuật đã tích hợp lâu đời trong tâm lý tạo hình dân tộc,
Lịch sử những con giống của Nguyễn Tư Nghiêm chỉ giản dị có thế. Người Hà Nội tâm tình với những con gà, con lợn, con rồng của anh vẽ trên giấy nhuộm phẩm hàng mã cũng đã đến với nó, cả chục cái Tết nay rồi.
Ngày Tết, với tất cả linh hồn và tập tục đáng yêu của nó trong lịch sử gia đình Việt Nam; trước hết phải được hiểu là một dịp sum vầy, vui chơi, bày tỏ, để hân hoan thắp lên từng kỷ niệm, ước mơ. Vào dịp đó, một tình cảm Việt Nam bình thường là quên đi hay gác lại mọi vất vả, nhỡ nhàng của năm qua, để chỉ thấy trước mắt có niềm vui xuân đến, để đón nhận những mới mẻ, yên lành sẽ đến.
Tết là một hòa điệu giữa con người với thiên nhiên, giữa gia đình và xã hội. Chính từ ý nghĩa đẹp đẽ đó mà tranh Đông Hồ và Hàng Trống xưa mới rộn rã khắp kẻ chợ, làng quê.
Các con giống của Nguyễn Tư Nghiêm được khởi cảm trực tiếp từ cuộc sống bình dị yêu đời, tương ứng như điêu khắc cổ và tranh dân gian, có cái gì lưu luyến với thời gian. Nó làm ta nghĩ tới sự hài hòa thầm kín giữa con người và vũ trụ, mà hơn lúc nào hết, nền văn nghệ hiện đại trên toàn thế giới đang muốn thức giấc từ trong mọi giá trị văn hóa cổ kim.
Nguyễn Tư Nghiêm rất chăm nghiên cứu nghệ thuật cổ và rất sành. Anh tìm cái vắng mặt ở nơi có thể đụng sờ, anh nhắc cái mất đi trên những gì còn lại. Khoa hình học sáng sủa của nền văn hóa Đông Sơn, cũng như ngữ pháp bất ngờ của điêu khắc cổ đang chuyển động và nẩy nở trên tranh anh theo hướng đáp ứng ngày càng sít sao những yêu cầu thẩm mỹ mới của thời đại.
Theo học khóa cuối (1940-1945) ở Trường Mỹ Thuật Đông Dương, từ Cách Mạng tháng Tám, anh đã đem công sức của mình phụng sự hai cuộc kháng chiến cứu nước với nhiều cương vị công tác: Ủy ban kháng chiến hành chính huyện, làm thầy giáo trường mỹ thuật, xưởng họa quốc gia, làm báo, ủy viên chấp hành Hội Mỹ Thuật Việt Nam v.v... Nhưng rốt cuộc, đóng góp lớn lao nhất của anh vẫn là lao động nghệ thuật quên mình, vì cái Đẹp muôn đời, trong sáng, mà kết quả rất nhỏ ta có thể nhìn thấy trên những con giống hàng năm vào dịp Tết.
Thái Bá Vân
Nguyễn Tư Nghiêm: Phác Thảo
Chú thích thêm của H.H.U.
Nguyễn Tư Nghiêm sinh năm 1922 ở Nghệ An, là họa sĩ chuyên về sơn mài và bột màu. Ông giảng dạy ở trường Mỹ Thuật Hà Nội từ năm 1957 đến 1983, triển lãm cá nhân lần đầu tiên ở Hà Nội năm 1984, từng đạt giải nhất về minh họa sách ở Mạc Tư Khoa năm 1971, giải nhất ở các cuộc triển lãm mỹ thuật quốc gia năm 1948 và 1990.
- Tranh Con Giống Của Nguyễn Tư Nghiêm Thái Bá Vân Nhận định
- Vắng Đi Một Ý Thức Thái Bá Vân Nhận định
- Nguyễn Phan Chánh Và Chơi Ô Ăn Quan Thái Bá Vân Nhận định
• Tranh Con Giống Của Nguyễn Tư Nghiêm (Thái Bá Vân)
- Nguyễn Tư Nghiêm: Một thế giới bí ẩn (Đỗ Phấn)
- Người vợ “tuổi cháu” kể gì về danh họa Nguyễn Tư Nghiêm? (Thùy Phương)
- Trưng bày 199 tác phẩm của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm (H. Vy)
- Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm qua đời (Nho Quân)
- Danh hoạ Nguyễn Tư Nghiêm: “Người có cuộc đời mỹ thuật không giống ai” (Hà Tùng Long)
- Bức tranh "tái sinh" của Nguyễn Tư Nghiêm (Q.V)
- Chuyện chưa kể sau những tấm ảnh đặc biệt - Kỳ 7: Nguyễn Tư Nghiêm và mâm rượu thời cuộc (Thiên Điểu)
- Cùng nhìn lại bảo vật quốc gia tác phẩm “Gióng” - Tranh sơn mài sáng tác năm 1990 của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm (vietnamgallery.vn)
- Nguyễn Tư Nghiêm (wik)
- Những bức vẽ nổi tiếng của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm
Tác phẩm trên mạng:
• Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)
• Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)
• Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)
• Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)
• Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)
• Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)
• Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)
William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong
(Nguyễn Duy Chính)
Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:
Nhiếp ảnh gia:
Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,
Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan
Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |