1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Họa Sĩ Nguyễn Siên (Huỳnh Hữu Ủy) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      21-2-2020 | HỘI HỌA

      Họa Sĩ Nguyễn Siên

        HUỲNH HỮU ỦY
      Share File.php Share File
          

       


          Họa sĩ Nguyễn Siên, 1959
            (1916 - 30.10.2014)

      Trong cùng dòng nghệ thuật ấn tượng, phải kể đến Nguyễn Siên. Nguyễn Siên sinh năm 1916 tại Bến Tre. Ông tự cho mình là một họa sĩ tân ấn tượng, nhưng thực chất có lẽ cũng chẳng vượt xa gì lắm những nguyên tắc khi thu nhận thế giới bên ngoài của trường phái ấn tượng.


      Nguyễn Siên tham dự vào sinh hoạt mỹ thuật rất sớm, ngay từ năm 1937, khi còn theo học ở Trường Mỹ Nghệ Thực Hành Gia Định, đã có tranh được chọn để tham dự triển lãm tại hội chợ Chicago, Hoa Kỳ.


      Năm 1941, đang cùng theo học với Nguyễn Sáng và Diệp Minh Châu ở Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương, đã gởi tranh tham dự cuộc triển lãm hội họa ở Đông Kinh, Nhật Bản, giữa nhiều họa sĩ các quốc gia khác. Năm 1943, trong cuộc triển lãm ở Nhà Khai Trí Tiến Đức, Hà Nội, bức sơn dầu vẽ cảnh cấy lúa dưới chân núi Ba Vì được nhiều người chú ý đến.


      Do tình hình đất nước, Trường Mỹ Thuật Hà Nội đóng cửa, Nguyễn Si6n trở về miền Nam, dạy vẽ tại Trường Mỹ Nghệ Biên Hòa (1955- 1957). Năm 1957, qua một kỳ thi đặc biệt, được cấp bằng tốt nghiệp tương đương với Trường Mỹ Thuật Hà Nội và liên tục từ năm 1959 đến 1974 là giáo sư hội họa tại Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định. Trong thời gian này, ông làm việc nhiều, vẽ tranh màu nước, sơn dầu, sơn mài, tham dự nhiều triển lãm lớn trong và ngoài nước.


      Năm 1963, được gởi qua Pháp, tu nghiệp trong 6 tháng tại Trường Quốc Gia Cao Đẳng Trang Trí Ba Lê. Mở rộng tầm mắt khi tiếp xúc trực tiếp với nghệ thuật phương Tây, Nguyễn Siên càng vững tin hơn về con đường mình đã trải qua và vẫn đang tiếp tục dấn bước: nền nghệ thuật của chúng ta chỉ có thể tồn tại nếu chúng ta lập cước trên sự độc đáo, cá tính của chính đất nước mình. Đây là quy luật cho bất kỳ họa sĩ nào, dù thuộc lớp người đi trước, hay thuộc thế hệ trẻ cũng thế, dù theo bất kỳ môn phái nào đi nữa, cổ điển, tân cổ điển, dã thú, hiện thực, trừu tượng, tả chân, siêu thực, lập thể, ấn tượng, hay tân ấn tượng...


      Nguyễn Siên trung thành với suy nghĩ này, và trong bao nhiêu năm theo đuổi hội họa, ông luôn luôn tìm cho được một cách phát biểu độc đáo, đầy tính dân tộc, từ màu sắc cho đến sự chọn lựa thể tài. Ba mươi tác phẩm sơn dầu bày vào tháng 11-1967 ở trụ sở Pháp Văn Đồng Minh Hội, tuy rằng chỉ vẫn là sản phẩm của phương Tây về bút pháp và kỹ cthuật, cũng đã tỏ lộ ra một không khí trầm ấm, nồng nàn rất Việt Nam. Đặc biệt nhất trong sự nghiệp hội họa của Nguyễn Siên, phải kể đến những tấm tranh sơn mài của ông, phải nói là có một số tác phẩm đã được nâng lên hàng thượng phẩm của tinh túy mỹ thuật Việt Nam.


      Về ký họa và hình họa, Nguyễn Siên vẽ khá giỏi, chỉ cần suy nghiệm sâu thêm nữa về cảnh trí, đề tài, phổ thêm vào đấy chiều sâu tâm cảm của nghệ sĩ. Rồi nhờ vào chiều sâu thăm thẳm kỳ lạ như hổ phách và ngọc quý của sơn mài, màu son ấm cúng lạ lùng chẳng thể tìm được ở bất kỳ chất liệu hội họa nào khác, màu trắng rất quý phái của vỏ trứng như nền men ngà pha xanh của những bình gốm cố rạn nứt qua thời gian.


      Và vàng, bạc, tuy rực rỡ, óng ả nhưng vẫn hòa hợp với tất cả cái sâu lắng bên trong của nghệ thuật sơn mài. Nơi bức Lễ chùa với không khí một ngôi chùa đã phôi pha nhiều màu thời gian, núp giữa một hang động của rêu phong và thạch nhủ ở Sơn Tây, sống lại qua ký ức, cùng một số ký họa ghi chép từ thời còn lưu học ở Hà Nội. Hay Một góc Văn Miếu với những thiếu nữ e ấp bên những tàng cây trong khu vườn cũ của nền văn hóa truyền thống từ bao thế kỷ. Hay Vườn Lan ghi chép hình ảnh một khu vườn hoa lá khá nhẹ nhàng, thanh thoát. Những tia nắng chiếu qua các tàng lá trong buổi chiều tà tịch mịch. Những giò phong lan vương giả thấp thoáng đây đó. Tất cả đều như sống hẳn dưới thứ ánh sáng ấn tượng đã trở nên huyền diệu dưới chất liệu sơn mài. Nguyễn Siên quả là hết sức tài tình, điêu luyện để phát dựng trở lại một cái đẹp rất quý, thuần túy Việt Nam.


      Huỳnh Hữu Ủy

      Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại, VAALA 2008



      Tranh của họa sĩ Nguyễn Siên

      (nguồn: truongvegiadinh.blogspot.com)

      Từ trái sang: Bờ biển Long Hải (sơn dầu) - Mùa lúa chín - Mùa cấy lúa (sơn dầu, 1954)

      Ra đồng - Ngày mùa (sơn dầu, 1980) - Lối vào Văn Miếu (sơn mài, 1985) - Mẹ Con

      Giáng Sinh (sơn dầu, 1971) - Tranh trong viện Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM - Giai Nhân (sơn mài)

      Jeune femme au bouquet (1967) - Sầu vương ý nhạc (sơn mài, 1986) - Phong cảnh Paris 1963 (1 & 2)

      Buôn gánh bán bưng (tốc họa, 1939) - Bãi trước Vũng Tàu (ký họa, 1938)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Họa sĩ Victor Tardieu Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa sĩ Lê Văn Miến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Vài Dáng Ngựa Trong Nền Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam Huỳnh Hữu Ủy Khảo luận

      - Đôi Nét Về Văn Cao Của Hội Họa Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa Sĩ Lê Văn Tài Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa Sĩ Bửu Chỉ Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Nguyễn Đăng Thường: Từ Văn Chương Đến Nghệ Thuật Tạo Hình Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Tình Tự Dân Tộc Và Dòng Thơ Kháng Chiến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Tranh Khắc Gỗ Dân Gian và Các Tác Phẩm Văn Học Cổ Huỳnh Hữu Ủy Biên khảo

      - Nguyễn Đức Sơn: Một Đỉnh Thơ Kỳ Dị Và Cô Độc Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

    3. Bài viết về họa sĩ Nguyễn Siên (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Siên

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Họa Sĩ Nguyễn Siên (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ NGUYỄN SIÊN (1916 - 2014) (truongvegiadinh.blogspot.com)

      Họa sĩ Nguyễn Siên người thầy tận tình với nghề (Lm Giuse Nguyễn Hữu Triết)

      Họa sĩ Nguyễn Siên (5p-studio.blogspot.com)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Siên

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Họa Phẩm (Nguyễn Siên)

       

      Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)

      Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)

      Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)

      Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)

      Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)