|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
KTS/Họa sĩ Ngô Viết Thụ
Cùng vào thời kỳ này, có một người vẽ tranh tuy không nhiều nhưng cũng gây được sự chú ý đặc biệt của công chúng thưởng ngoạn vì những đổi mới trong ngôn ngữ tạo hình, chúng tôi muốn đề cập đến trường hợp Ngô Viết Thụ.
Trong những tranh vẽ vào thời kỳ này như Thần Tốc, Đảo Corfou (Hy Lạp), Đô Thị Nguyên Tử, Dáng Mây Chiều hay bức Hội Chợ (*) được tuyển chọn để bày trong cuộc triển lãm Mỹ Thuật Và Khảo Cổ Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn năm 1961, chúng ta thấy cũng gần như trường hợp nhà kiến trúc vĩ đại Le Corbusier, hội họa chỉ là thêm một số chữ nghĩa bổ túc cho ngôn ngữ kiến trúc càng phong phú. Có người cho là khô khan nhưng thật ra không hẳn như thế, tổng hợp hai tính cách trừu tượng và biểu hiện, Ngô Viết Thụ đã tạo nên một thế giới vừa rất chặt chẽ vừa chuyển động khá tài tình.
Dòng thác cách mạng kỹ thuật kỳ diệu của thời đại đã giúp con người chế ngự được ngoại giới, chế ngự vũ trụ mênh mông bên ngoài, sự thật này cũng tác động trở lại trên một số nhà khoa học làm nghệ thuật, và trong số đó có Ngô Viết Thụ. Càng biểu lộ nhiều hơn nữa lòng say đắm, hay chính xác hơn là tham vọng chụp bắt không gian và đôi lúc, thuần khiết hơn, cả thời gian nữa, vào trong tầm tay tạo hình của mình.
Cái đẹp của trí tuệ, ý thức sẽ trở thành một điều gì đấy sống động, cụ thể và hiện thực trong cuộc sống hằng ngày, hiện đại nhất và cùng lúc cưu mang cả những dự phóng kỳ diệu nhất về tương lai của con người. Những kinh nghiệm tân kỳ của kiến trúc thế kỷ, ở đây, được đưa vào thế giới của giá vẽ đáng kể là tuyệt đẹp. Đáng tiếc là Ngô Viết Thụ không tiếp tục nghiên cứu, tìm kiếm nhiều hơn nữa trên phương hướng này. Về sau, dường như ông lại muốn trở về với truyền thống hội họa phương Đông nhưng có lẽ không thủ đắc được nhiều ở một lãnh không sở trường, nên chưa có kết quả nào như ý.
(*) Về các tấm tranh này, chúng tôi dựa vào tài liệu in lại trong Nghệ Thuật Việt Nam Hiện Đại của Nguyễn Văn Phương, Nha Mỹ Thuật Học Vụ Bộ Quốc Gia Giáo Dục (Sài Gòn) xuất bản năm 1962 và Vựng Tập Triển Lãm tại Mỹ Art and Archeology of Viet Nam, Asian Crossroad of Cultures, Smithsonian Institution, Washington D. C. 1961.
- Họa sĩ Victor Tardieu Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Họa sĩ Lê Văn Miến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Vài Dáng Ngựa Trong Nền Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam Huỳnh Hữu Ủy Khảo luận
- Đôi Nét Về Văn Cao Của Hội Họa Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Họa Sĩ Lê Văn Tài Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Họa Sĩ Bửu Chỉ Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Nguyễn Đăng Thường: Từ Văn Chương Đến Nghệ Thuật Tạo Hình Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Tình Tự Dân Tộc Và Dòng Thơ Kháng Chiến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Tranh Khắc Gỗ Dân Gian và Các Tác Phẩm Văn Học Cổ Huỳnh Hữu Ủy Biên khảo
- Nguyễn Đức Sơn: Một Đỉnh Thơ Kỳ Dị Và Cô Độc Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
• Kiến Trúc Sư Lừng Danh Ngô Viết Thụ (Huy Lưu)
• Ngô Viết Thụ (Huỳnh Hữu Ủy)
Trò chuyện với KTS. Ngô Viết Nam Sơn về người cha
Thần tượng của tôi - KTS. Ngô Viết Thụ (Nguyễn Thái Hòa)
KTS. Ngô Viết Thụ và Tác Phẩm "Ngõ Trúc" (Cao Minh Ngọc)
Ngô Viết Thụ - Người tạo nên biểu tượng Dinh Độc Lập cho Sài Gòn (designs.vn)
• Cái tên Khánh Trường! (Trần Yên Hòa)
• Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên)
• Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)
• Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)
• Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)
• Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)
• Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)
William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong
(Nguyễn Duy Chính)
Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:
Nhiếp ảnh gia:
Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,
Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan
Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |