1. Head_

    Nhật Ngân

    (24.11.1942 - 21.1.2012)

    Phan Nhự Thức

    (4.2.1942 - 21.1.1996)

    Trương Đình Quế

    (.0.1939 - 21.1.2016)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Họa sĩ Nam Sơn – Anh cả của Mỹ thuật Việt Nam (Ninh Giang) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      10-9-2023 | HỘI HỌA

      Họa sĩ Nam Sơn – Anh cả của Mỹ thuật Việt Nam

        NINH GIANG


        Họa sư Nam Sơn: “Người đặt nền móng đầu tiên cho nền Mỹ thuật Việt Nam”

      Tên thật: Nguyễn Vạn Thọ

      Ngày sinh: Ngày 15 tháng 2 năm 1890

      Ngày mất: Ngày 26 tháng 1 năm 1973 (tức 23 tháng Chạp năm Nhâm Tý)

      Quê quán: Huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc (xưa là huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Yên)

      Phong cách nghệ thuật: Tranh lụa, tranh sơn dầu

      Các tác phẩm: Mượn dấu thời gian, Thiếu nữ cầm quạt, Thôn nữ Bắc kỳ…

      Cố họa sĩ Nam Sơn tên thật là Nguyễn Vạn Thọ (1890 – 1973). Trong truyền thống tên đệm Việt Nam thường phổ biến tên đệm là “Văn”, vì vậy nhiều tài liệu ghi tên ông là Nguyễn Văn Thọ là không chính xác. Ông quê gốc ở huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc nhưng sinh ra trong một gia đình dòng dõi gia thế ở Hà Nội. Cha ông nguyên là Thư ký Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, mất sớm khi ông mới lên 4 tuổi. Mẹ ông một mình ở vậy tảo tần nuôi con, được vua Bảo Đại ngự ban kim khánh khắc 4 chữ “Tiết hạnh khả phong” để biểu dương. Thuở ấy, được vua ngự ban kim khánh như thế là một vinh dự tột bậc, rất hiếm người có được. Ông được cha mẹ đặt tên là Nguyễn Vạn Thọ với hy vọng một sự “vạn an thế đức” nhưng khi vào đời được thầy là nhà nho Phạm Như Bình tặng cho tên hiệu là Nam Sơn hàm ý một sự vững vàng và trường thọ (Thọ tỉ Nam Sơn).



          Ảnh cố hoạ sĩ Nguyễn Nam Sơn
            chụp năm 1919

      Họa sĩ Nam Sơn có năng khiếu hội họa bẩm sinh và ham mê hội họa từ nhỏ. Ông được các nhà nho Phạm Như Bình và Nguyễn Sĩ Đức dạy chữ Nho và dạy vẽ. Ông sớm tiếp xúc với nền nghệ thuật hội họa cổ Phương Đông: Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản…


      Sau khi tốt nghiệp Trường Bưởi, ông vào làm việc cho Sở Tài chính Đông Dương. Tuy làm công tác tài chính bận rộn nhưng ông vẫn tranh thủ ngoài giờ vẽ tranh minh họa cho các báo và sách giáo khoa. Ngày nay, những người ở độ tuổi 70 – 80 trở lên không thể không nhớ đến những bức tranh minh họa nho nhỏ nhưng rất sinh động, rất có hồn trong bộ sách Quốc văn giáo khoa thư.


      Năm 1923 ông đã tham gia Đấu xảo Hà Nội với bốn bức tranh là: Nhà nho xứ Bắc, Ông già Kim Liên, Thôn nữ Bắc kỳTĩnh vật được dư luận đánh giá là trong số những tranh sơn dầu đầu tiên ở Việt Nam mà tác giả là người vẽ giỏi.


      Năm 1925, ông cùng Họa sĩ tên tuổi người Pháp V.Tardieu đồng sáng lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Năm 1930, ông tham gia Triển lãm Hội họa Paris với bức tranh “Chợ gạo bên sông Hồng”, là tác phẩm Việt Nam đầu tiên (và duy nhất) được Nhà nước Pháp mua và trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Pháp. Về việc ông là người đồng sáng lập Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, có lẽ còn nhiều người chưa biết.


      Ngay từ năm 1923 ông đã có bản thảo Đề cương Mỹ thuật Việt Nam, trong đó lần đầu tiên ông đề cập đến việc xây dựng một nền mỹ thuật Việt Nam vừa dân tộc vừa hiện đai. Ông viết: “Lập nên một trường Đại học để đào tạo lấy nghệ sĩ có tài duy trì lấy nền tảng Mỹ thuật của tổ tiên để lại, ngõ hầu cải tạo, sáng tác lấy một nền Mỹ thuật Đông Phương có cá tính Việt Nam”.


      Nhiều người ngay cả những sinh viên trường Đại học Mỹ Thuật ngày nay cũng không hề biết rằng, họa sĩ Nam Sơn là người đồng sáng lập. Ngay sách báo của ta trước đây cũng không hề đề cập đến vấn đề này. Chính những người Pháp là những người đầu tiên ghi nhận công lao đóng góp của Họa sĩ Nam Sơn.


      Vị trí và vai trò của ông được Toàn quyền Đông Dương xác nhận rất rõ ràng trong cuốn “Các trường Mỹ thuật Đông Dương” xuất bản ở Hà Nội năm 1937: “Ông Nam Sơn – giáo sư chuyên ngành bậc 2, là một trong hai người sáng lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, dạy hình hoạ và trang trí“.


       

      Bút tích Đề cương Mỹ thuật Việt Nam do cố hoạ sĩ Nam Sơn soạn thảo năm 1923

      Là Giáo sư giảng dạy tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương trong vòng 20 năm (1925 – 1945), Họa sĩ Nam Sơn đã góp phần đào tạo được một thế hệ họa sĩ nổi tiếng của nền hội họa đương đại Việt Nam. Chúng ta có thể kể đến những tên tuổi những họa sĩ danh tiếng như: Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Công Văn Trung, Nguyễn Phan Chánh, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Cao Luyện, Nguyễn Đỗ Cung, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị, Hoàng Lập Ngôn, Sĩ Ngọc, Trần Đình Thọ, Diệp Minh Châu, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Tạ Thúc Bình, Phan Kế An…


       

      Hoạ sĩ Nam Sơn cùng họa trò Lương Xuân Nhị đem tranh sang triển lãm tại Nhật Bản

      Năm 1946, ông được Bộ Quốc gia Giáo dục Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa mời vào Hội đồng cố vấn học viện Đông phương bác cổ. Năm 1957, Khi Hội Mỹ thuật Việt Nam thành lập, ông được bầu vào Ban Chấp hành và giữ chức vụ này trong suốt thời gian 16 năm, cho đến khi qua đời (năm 1973). Có thể nói, họa sĩ Nam Sơn là người đặt nền móng đầu tiên cho nền Mỹ thuật Việt Nam.


      Các tác phẩm của ông phần lớn theo khuynh hướng cổ điển châu Âu nhưng ảnh hưởng nhiều bởi hội hoạ Trung Quốc, Nhật Bản. Ngoài tranh sơn dầu, lụa, thuốc nước, mực nho… cuối đời ông dùng chì son (sanguine) là chủ yếu. Trong đời, ông đã sáng tác trên 400 tác phẩm hội họa theo nhiều thể loại, trong đó có một số có giá trị rất cao, đáng chú ý.


      Ngôi nhà ông ở khi còn sống do chính ông thiết kế mẫu hiện tại vẫn được giữ gìn nguyên vẹn tại số 68 Nguyễn Du – Hà Nội, nơi đây còn lưu giữ nhiều tác phẩm của Ông. Hàng năm, vào ngày giỗ của ông, các Họa sĩ lão làng hội họa Việt Nam vẫn thường đến đây để thắp hương tưởng nhớ hoạ sĩ Nam Sơn, người anh cả của mỹ thuật Việt Nam.


      *


      Những tác phẩm tiêu biểu của Họa sĩ Vạn Thọ


       

      1. Tù trái: “Thiếu nữ cầm quạt” Tranh lụa ~1935/1936 được bán với giá 440.000 Euro
       tại sàn đấu giá danh tiếng Aguttes tại Paris (Pháp) tháng 3/2018
      2. “Thôn nữ Bắc kỳ” Tranh lụa 1935. 600×52,5cm
      3. Thiếu nữ nông thôn. Tranh lụa 1923

       

      1. Tù trái: “Chân dung mẹ tôi” Sơn dầu 1930, Huy chương bạc Salon de Paris 1932
      2. Tác phẩm “Mượn dấu thời gian”
      3. “Nhà nho xứ Bắc” hay “Sĩ phu Bắc Hà” Tranh sơn dầu 1923,
      vẽ chân dung Nhà nho yêu nước Nguyễn Sỹ Đức,
      một thành viên của Phong trào yêu nước Đông kinh nghĩa thục

       

      “Chợ gạo bên sông Hồng” Mực nho 1928, 100x140cm
       thuộc bộ sưu tập của Quỹ Nghệ thuật Cận đại Quốc gia Pháp

      Ninh Giang

      Nguồn: designs.vn

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Họa sĩ Nam Sơn – Anh cả của Mỹ thuật Việt Nam Ninh Giang Nhận định

      - Những kiệt tác của Danh họa Lê Phổ Ninh Giang Nhận định

    3. Bài viết về họa sĩ Nam Sơn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
      Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên)

      Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)

      Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)

      Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)

      Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)