1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nghiêu Đề (Huỳnh Hữu Ủy) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      26-12-2014 | HỘI HỌA

      Nghiêu Đề

        HUỲNH HỮU ỦY
      Share File.php Share File
          

       


          Họa sĩ Nghiêu Đề
          (1939 - 1998)

      Nghiêu Đề sinh năm 1939 ở Quãng Ngãi. Trong bầu không khí nồng nhiệt đổi mới và khao khát sáng tạo của những thập niên 50 và đầu 60, Nghiêu Đề xuất hiện như một khuôn mặt trẻ trung, phấn chấn tiến đến với nền nghệ thuật mới. Như nhận xét của Pierre Faucon về thời kỳ này:

      Hội họa Việt Nam đang ở vào thời kỳ cực kỳ hoạt động... Một trong những vẻ hấp dẫn nhất, yếu tố quyến rũ chính của nền hội họa Việt Nam hiện đại là vì nó là một nền nghệ thuật còn non trẻ... Sự phấn khởi tập thể đã lôi cuốn các nhệ sĩ hiện đại ý thức được sứ mệnh cao cả của họ, sứ mệnh này kích thích trong họ một cuộc thi đua cảm khích và khoái trá...

      Hạnh phúc thay cho những nhà hội họa được tham gia công trình xây dựng một nền nghệ thuật quốc gia vừa phù hợp với giống nòi vừa hòa hợp với những tính chất đặc biệt của thời đại. (Pierre Faucon, bài đã dẫn).


          Chân Dung Thiếu Nữ, sơn dầu, 1960.

      Và chính trong không khí rạo rực đầy hứa hẹn ấy, Nghiêu Đề đã góp một tay vào việc thiết kế căn nhà mới của nền nghệ thuật mới. Anh được tặng thưởng huy chương bạc Hội Họa Mùa Xuân năm 1961 với tác phẩm Chân dung sáng tác một năm trước đó, vẽ khuôn mặt một thiếu nữ đầy chất cách tân, vì khuôn mặt của thiếu nữ có thể nói là hơi nhỏ, không cân bằng trên một thân hình khá lớn, lại còn cái cổ áo dựng cao lên làm chúng ta nhớ đến kiểu áo dài của phụ nữ thời đó, vậy mà tất cả lại trở nên rất hòa hợp khi tất cả đều như chìm vào trên một nền sơn dầu mạnh mẽ xanh xám như đá tảng.


      Những năm kế tiếp, không hiểu tại sao Nghiêu Đề ít làm việc mặc dù vẫn có mặt trong các cuộc triển lãm hàng năm của Hội Họa Sĩ Trẻ.



          Ngựa, sơn dầu, 1961.

      Khoảng năm 1982-1984, anh thực hiện một số tranh sơn mài khá đẹp, có vận dụng ít nhiều kỹ thuật ánh sáng gần như tranh cổ điển, chiếu tỏa trên thế giới của người, vật, thiên nhiên; tuy nhiên, do cách sắp xếp đối vật nên đã tạo được một bầu khí rất siêu thực. Và mặc dù màu sắc chủ yếu là xanh xám, lạnh và u buồn, vẫn có những mảng màu đỏ, vàng, xanh dương, xanh lục pha trộn đây đó trên toàn bộ tấm tranh, như để quân bình giữa niềm vui và nỗi buồn, một cách thế biểu lộ đời sống nội tâm của Nghiêu Đề. Những tấm tranh này anh thực hiện nơi xưởng vẽ của Hồ Hữu Thủ để chuẩn bị mang theo với hành trang di dân.


      Năm 1985, anh cùng gia đình định cư ở San Diego, California, Hoa Kỳ.


      Có lẽ cũng nên biết thêm: ngoài thì giờ sống với hội họa, Nghiêu Đề cũng viết văn và làm thơ, in thơ rải rác trên các tạp chí Văn, Văn Học, Hợp Lưu. Và thời ở Sài gòn thập niên 70, anh cũng đã từng cho xuất bản tập truyện ngắn Ngọn Tóc Trăm Năm.

      Huỳnh Hữu Ủy

      Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại
      VAALA, 2008

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Họa sĩ Victor Tardieu Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa sĩ Lê Văn Miến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Vài Dáng Ngựa Trong Nền Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam Huỳnh Hữu Ủy Khảo luận

      - Đôi Nét Về Văn Cao Của Hội Họa Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa Sĩ Lê Văn Tài Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa Sĩ Bửu Chỉ Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Nguyễn Đăng Thường: Từ Văn Chương Đến Nghệ Thuật Tạo Hình Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Tình Tự Dân Tộc Và Dòng Thơ Kháng Chiến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Tranh Khắc Gỗ Dân Gian và Các Tác Phẩm Văn Học Cổ Huỳnh Hữu Ủy Biên khảo

      - Nguyễn Đức Sơn: Một Đỉnh Thơ Kỳ Dị Và Cô Độc Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

    3. Bài viết về họa sĩ Nghiêu Đề Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nghiêu Đề

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Tranh, tiếng nói cuối cùng (Lê Chiều Giang)

      Nghiêu Đề (Huỳnh Hữu Ủy)

      Nhớ Về Người Bạn Tấm Cám Nghiêu Đề 1939-1998 (Ngô Thế Vinh)

      - Lê Chiều Giang và ‘Không Đứng Mãi Trong Tranh’ (Trịnh Cung)

      - Tưởng Nhớ Hoạ Sĩ Nghiêu Đề (Du Tử Lê)

      - Nghiêu Đề cỡi ngựa về ‘Vùng Thanh Thoát’ (Luân Hoán)

      - Viết về HS Nghiêu Đề (khacminh.wordpress.com)

      - Đứng Mãi Trong Tranh (Lê Chiều Giang)

       

      Tác phẩm của Nghiêu Đề

        Cùng Tác Giả (Link-2)

       

      Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên)

      Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)

      Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)

      Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)

      Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)