|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Họa sĩ Lương Trường Thọ
Năm 16 tuổi, tôi đã nói với má tôi: “Nếu con là gái sẽ lấy chồng họa sĩ. Không được lấy chồng sống với màu sắc, con sẽ làm họa sĩ".
Vì mùa màng thất bát, cha mẹ không đủ điều kiện cho tôi học trường vẽ Gia Định nói theo dân gian (thật ra trường mỹ thuật Gia Định đã có danh xưng đó từ thời Pháp thuộc).
Lớn lên tôi lại làm thơ nên cảm nhận trong họa có thơ, trong thơ có họa. Vì thế, tôi không bỏ qua một cuộc triễn lãm bất kỳ trường phái nào của họa sĩ Việt Nam hay họa sĩ ngoại quốc. Tôi thích cuộc tình bi thảm của họa sĩ Modiglani nhưng vẫn quí họa phẩm dù đăng trên báo thời xa xưa.
Lúc học ở Sài Gòn, tôi chơi thân với họa sĩ Hiếu Đệ, Lo Ka, Hoài Nam nên đã khám phá: Mỗi con người họa sĩ là một thế giới đầy màu sắc, đường nét chân dung của cuộc sống tiềm ẩn tình cảm, tâm hồn tâm linh dân tộc. Tác phẩm hội họa có ấn tượng, có chiều sâu trầm tích, được thể hiện bằng chất liệu nào (màu nước, sơn dầu, sơn mài...) đều chất chứa nét đan thanh chìm nổi, như có điện năng chuyển mối đồng cảm dịu êm hay nồng nhiệt trước mắt, trong tim người biết trầm lắng suy ngẫm (trừ cách xem như cỡi ngựa bẻ hoa chứ không xem hoa).
Với họa sĩ Lương Trường Thọ, bức nào cũng đẹp vì họa sĩ cũng là “Phù thủy sống" biết nhồi nắn gạn lọc, pha trộn, mài giũa để chắt lọc kết tinh cái đẹp vào họa phẩm. Với Lương Trường Thọ tôi thích nhất họa phẩm “Gánh hàng rong”.
Tại sao? Tôi bắt gặp mẹ tôi và mọi người mẹ, người chị tần tảo còng lưng gánh cả nợ chồng, nợ con và nợ đời từ đôi gióng gánh:
“Nhà xa nên chợ cũng xa
Con vào trường học, mẹ ra trường đời
Mẹ ra chợ bán rau tươi
Vào trường con học những lời nên khôn
Nghe chuông trường đỗ bình ... bo... on
Mẹ chờ trước cổng, gánh con về nhà
Chợ xa, trường học cũng xa
Đường về, nắng vẫn trổ hoa gấm hồng
Con ngồi chung với rau đồng
Gánh rau gánh cả nợ chồng nợ con”.
(Trích trong bài thơ Rau và chữ)
Với tình cảm thời thơ ấu, tôi cứ tưởng họa sĩ Lương Trường Thọ đã tái hiện chân dung, dáng đứng của mẹ tôi qua họa phẩm trên. Rất cảm ơn.
Thế là trong thơ, tôi đã vẽ Mẹ bằng ngôn ngữ của thơ. Và họa sĩ Lương Trường Thọ đã làm thơ cho những người mẹ trong đó có mẹ tôi vừa gánh con trong gánh rau qua màu sắc đường nét rất thật, rất chân phương. Thơ là loại hình văn chương tĩnh, vẫn ngộp thở và chết ngầm nếu không được đọc hay diễn ngâm. Màu sắc tuy bất động nhưng vẫn linh động và sinh động khi ta ngắm nhìn rồi hình dung và liên tưởng... Nhìn bằng mắt nhưng tim vẫn rung động bởi vì màu sắc có linh hồn. Đúng ra họa sĩ đã thổi linh hồn vào màu sắc. Màu sắc dù đậm lợt, đen xám hay tươi sáng vẫn phác thảo rõ nét một chân dung, một hình tượng, một góc trời, một chân mây, chưa kể tương hợp nhuần nhuyễn giữa họa và thơ cũng như giữa thơ và họa vì con người họa sĩ nhiều nước trên thế giới đã dành tình cảm cao khiết hơn đối với họa sĩ Lương Trường Thọ - đặc biệt là cộng đồng người Việt đang sinh sống tại hải ngoại - khi bắt gặp chất hồn trong tranh anh: hồn quê, hồn nước... trong từng họa phẩm.
“Dù cho cách mấy trùng dương
Ở đâu cũng có quê hương trong lòng”
Chính Lương Trường Thọ đã khơi gợi tình quê tình đất, tình núi tình sông... cho những người con xa xứ bằng tình cảm chân thành chứa chan tâm hồn dân tộc, nên tranh Lương Trường Thọ được đón nhận khắp nơi chẳng phải là điều khó hiểu. Người ở nước nhà và cộng đồng người Việt Nam xa xứ chắc hẳn đều cảm ơn họa sĩ Lương Trường Thọ đã làm một sứ giả thầm lặng bằng màu sắc, đã bắt cầu vồng ngũ hành để kết nối tình nghĩa Việt Nam. Từ cầu vồng này, rất nhiều người xa xứ tự hào ghi nhận “Quê hương trong lòng”. Tôi chợt nhớ tới 2 câu thơ của Phạm Thị Kim Châu – một nữ Việt Kiều Mỹ gốc Sài Gòn – một người thợ nay đã ra người thiên cổ:
“Dù xa cách mấy biển Đông
Việt Nam vẫn chảy một dòng trong tôi”.
“Một dòng trong tôi": vẫn đồng nghĩa với cốt lõi lắng đọng tình cảm, tâm hồn của mọi người Việt Nam trong cộng đồng hải ngoại trong nhiều họa phẩm qua nhiều cuộc triễn lãm. Hẳn nhiên họa sĩ đã phải ghi nhận và cảm ơn thái độ niềm nở đón nhận “quê hương trong lòng” của những người con xa xứ. Với cách nghĩ và cái nhìn sâu sắc chắc hẳn họa sĩ Lương Trường Thọ còn nhiều việc phải làm ở phía trước. Biết đâu đề tài “Những dòng chảy trong tôi” đầy ấn tượng ắt sẽ có một ngày thành tác phẩm hội họa đặc sắc của Thọ (?)
Rất cảm ơn họa sĩ Lương Trường Thọ đã làm sống lại chân dung, dáng đúng của mẹ tôi trong họa phẩm “Gánh hàng rong”. Không riêng “Gánh hàng rong” mà các họa phẩm khác tùy theo cách nhìn, mức cảm thụ của tao nhân mặc khách.
Xin nhắc lại câu mở đầu cho vui “Nếu má sanh con là gái, con sẽ lấy chồng họa sĩ". Nếu có phép thần thông đổi giống, biết đâu tôi đã có chồng họa sĩ ít ra cũng anh em với họa sĩ Lương Trường Thọ. Trân trọng tôn vinh ngôi hiền nội của họa sĩ Lương Trường Thọ. Chắc hẳn Madam Thọ sẽ mỉm cười. Nụ cười đó sẽ theo chàng họa sĩ tài hoa trong suốt hành trình hội họa.
Biệt trang Xử Quân Tử (Thủ Đức)
1 - 7 - 2007
- Lương Trường Thọ: Linh Hồn Họa Sĩ Trong Màu Sắc Kiên Giang Phiếm luận
- Khói Trắng Kiên Giang Thơ
• Lương Trường Thọ: Linh Hồn Họa Sĩ Trong Màu Sắc (Kiên Giang)
• Sự Phiêu Du Màu Sắc Kỳ Diệu Trong Sáng Tạo Lãng Bạt Của Họa Sĩ Lương Trường Thọ (Ngô Nguyên Nghiễm)
Họa sĩ Lương Trường Thọ triển lãm tranh, đánh dấu ’50 năm cầm cọ’ (nguoi-viet.com)
Lương Trường Thọ, người họa sĩ vượt qua những rào cản của quy luật (nguoi-viet.com)
Họa Sĩ Lương Trường Thọ và Trường phái Ấn Tượng (Trúc Giang MN)
Họa sĩ Lương Trường Thọ và những cuộc triển lãm Quốc tế (Trúc Giang)
Xem Tranh Họa Sĩ Lương Trường Thọ (Minh Lâm)
Họa sĩ Lương Trường Thọ (Nguyễn Việt)
Triển lãm mỹ thuật của nhóm họa sĩ lão thành (Thanh Phong)
Họa sĩ Lương Trường Thọ (ninh-hoa.com)
Triển lãm tranh họa sĩ Lương Trường Thọ “50 năm cầm cọ”
Họa phẩm (Học Xá)
• Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên)
• Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)
• Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)
• Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)
• Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)
• Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)
• Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)
William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong
(Nguyễn Duy Chính)
Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:
Nhiếp ảnh gia:
Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,
Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan
Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |