|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Họa sĩ Lê văn Đệ
(24.8.1906 - 16.3.1966)
Lê Văn Đệ đặc biệt chuyên về lụa, tính cách của ông đã được định hình vững chắc và được nhìn nhận như một giá trị độc đáo từ trước thời điểm 1940.
Trong cuộc triển lãm mỹ thuật Quốc tế lần thứ nhất năm 1962 tại Sài Gòn, bức Nắng Hè với bút pháp trau chuốt, tỉ mỉ, công phu, cho thấy một kỹ thuật chín chắn, già dặn và một đường lối riêng mà ông vẫn mãi trung thành theo đuổi. Với kỹ thuật "Công bút”, thiếu sự phóng túng, bay bướm, nhưng chính chỗ ấy là cá tính của Lê Văn Đệ, ông vẫn tạo ra được một truyền cảm tươi mát, hài hòa như một thứ hương sắc bình dị, một chút sương khói lãng đãng bên sông, những giọt sương hoa ban sớm, thiếu nữ bên vườn chim, cảnh chiều tà trên một bờ thành cổ, hay rất quen thuộc là hình bóng người thiếu phụ trẻ và đứa con thơ nằm võng buổi trưa hè với mái tóc dài xõa xuống, đang chìm vào một giấc mộng bình dị, êm đềm nhưng đẹp đẽ biết bao.
Trước đó, có dịp thực hiện tranh tường (peinture murale) trong một khu vực tôn giáo lớn nhất châu Âu, ông cũng đã giữ lấy tính cách ấy, như nơi bức tranh Bà Thánh Madeleine đầy tràn một khí vị phương Đông với âm hưởng sắc màu nhẹ nhàng, với một bút pháp (facture) hoàn toàn riêng biệt. Cũng nên nhắc tới bức Mater Amabilis bằng lụa mà tâm tình đạo đức và tình cảm thơ mộng đã hòa trộn rất tuyệt mỹ, tuôn trào mạch sống trên tấm nền của cảm thức tôn giáo vĩnh cửu.
Cùng với Nguyễn Phan Chánh, Lê Phổ và Mai Trung Thứ, Lê Văn Đệ đã gây được lòng kính trọng thực sự nơi người châu Âu đối với mỹ thuật Việt Nam, chúng ta phải xem đây là công lao hết sức đáng kể đối với nền nghệ thuật đất nước.
Tốt nghiệp thủ khoa khóa đầu tiên Trường Mỹ Thuật Đông Dương năm 1930. Lê Văn Đệ học cùng khóa với Nguyễn Phan Chánh, Georges Khánh, Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Công Văn Trung, Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) và Lê Ang Phạm. Tiếp tục theo học tại Trường Mỹ Thuật Paris từ năm 1931, tại đây ông được họa sĩ J. Pierre Laurens nhận làm môn đệ, và ngay chính trong thời gian học tập này ông đã có những tác phẩm nổi tiếng. Ở Paris ba năm, thời gian này bức La Feuille của ông rất được chú ý. Đạt giải nhì hội họa do Hội Nghệ Sĩ Quốc Gia Pháp tổ chức tại Paris vào tháng 5 năm 1932; Lê Văn Đệ gửi 3 tác phẩm tham dự là Mụ Thầy Bói, Bến Ga Montparnasse, và Người Đàn Bà Cài Đầu. Những tác phẩm của ông trong cuộc trưng bày này đã đem lại cho nhà họa sĩ tài hoa trẻ tuổi một học bổng nghiên cứu tại La Mã và Hy Lạp.
Thánh Nữ Bồng Thánh Trẻ Hài Nhi
Giữa cuộc triển lãm Báo Chí Công Giáo Thế Giới tại Roma năm 1936, tranh tài cùng nhiều nhà mỹ thuật uy tín của ba mươi nước đến dự, trong số ấy chúng ta thấy có mặt kiến trúc sư M. Hilt, người đã được giải khôi nguyên La Mã (Grand Prix de Rome) và họa sĩ thời danh Bouleau đến từ Pháp, tác phẩm của Lê Văn Đệ chiếm giải nhất, và ông được mời nhận công việc trang hoàng trong điện Vatican. Đây là một vinh dự cực kỳ đặc biệt, lần đầu tiên được giao cho một nghệ sĩ Á Đông. Là một công việc cực kỳ rạng rỡ như Raphael, Michelangelo từng làm. Luôn trong bốn tháng trời, mỗi ngày làm việc 13 tiếng đồng hồ, điều khiển 11 kỹ sư và 20 thợ chuyên môn để thực hiện công trình sơn vẽ và chạm trổ cho khu vực Đông Dương và luôn cả vùng Đông Nam Á. Công trình mỹ thuật này vang dội khắp nơi, nhiều tạp chí mỹ thuật trên thế giới và nhất là báo chí cùng khắp nước Ý hết lời nhiệt liệt khen ngợi, đánh giá như một thiên tài trác tuyệt. Trong dịp này, Giáo Hoàng Pie XI đã tặng thưởng ông Giáo Hoàng Bội Tinh là hạng bội tinh cao quý nhất của Tòa Thánh Vatican.
Năm 1937, ông phụ trách phần mỹ thuật của Vatican đế tham dự cuộc triển lãm quốc tế tổ chức ở Paris. Là một họa sĩ tài năng, am hiểu sâu rộng nghệ thuật Tây phương cũng như Đông phương, nhưng lúc nào ông cũng hướng tâm trí mình vào một quan niệm tạo hình giản dị và trong sáng của một nghệ sĩ Việt Nam. Con mắt và tấm lòng luôn trụ vững trên tấm nền đất nước và tổ quốc của mình, để phát biểu trước cộng đồng mỹ thuật nhân loại, góp một tiếng nói độc đáo thực sự vào bản hợp ca chung của loài người. Những tác phẩm có tầm cỡ của ông đã được chính phủ Pháp và Ý mua để trưng bày tại các bảo tàng viện Luxembourg, Aix-La-Chapelle, Vatican...
Năm 1939, do yêu cầu của gia đình, từ Âu châu ông về lại quê nhà. Ngay sau đó ông đứng ra thành lập Trung Tâm Nghệ Thuật Việt Nam tại Hà Nội, gọi tắt là FARTA (Foyer de l'Art Annamite), quy tụ hầu hết những tài năng đặc sắc lúc bấy giờ như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Văn Tỵ, hội FARTA đã tổ chức được những cuộc triển lãm gây sức chú ý lớn đối với công chúng.
Năm 1942, tại hội chợ Triển Lãm Sài Gòn, bức Rèm Thưa mang lại nhiều thích thú cho những người yêu chuộng và biết tiếng tăm ông từ lâu mà đến nay mới tận mắt được thưởng lãm chính tác phẩm của ông. Ông là người sáng lập ra Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định, đặt nền móng cho nền nghệ thuật Việt Nam hiện đại tại phía Nam. Do kinh nghiệm và tài năng của ông, cùng với các bạn đồng sự khác, ông đã xây dựng được một Trường Mỹ Thuật Quốc Gia với định chuẩn cao nhất, có thể đặt ngang với bất kỳ trường mỹ thuật nào trên thế giới. Những môn đệ của ông ngày nay đều là những nhà hoạt động nghệ thuật vững vàng trong nền nghệ thuật tạo hình chung của đất nước, có người ngày nay đã là họa sĩ rất danh tiếng.
Lê Văn Đệ sinh năm 1906 tại Mỏ Cày, Bến Tre, qua đời năm 1966 ở Sài Gòn. Là một nghệ sĩ bậc thầy của nền Mỹ Thuật Việt Nam hiện đại. Sự đóng góp của ông quả là khá lớn. Đối với thế giới, ông đã làm vẻ vang cho dân tộc, đối với trong nước ông lại xây dựng được một đội ngũ nghệ sĩ tài năng để nhân lên mãi cuộc sống phong phú, đa dạng, có gốc gác và rất hiện đại, một nền nghệ thuật tạo hình quốc gia tươi đẹp. (*)
(*) Để viết về những hoạt động của Lê Văn Đệ cùng đôi chút nhận định về ông, chúng tôi đã sử dụng nhiều dữ kiện được in trong Vựng Tập Chương trình lễ khánh thành tượng cố họa sĩ Lê Văn Đệ ngày 23-2-1973 tại Trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định.
- Họa sĩ Victor Tardieu Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Họa sĩ Lê Văn Miến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Vài Dáng Ngựa Trong Nền Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam Huỳnh Hữu Ủy Khảo luận
- Đôi Nét Về Văn Cao Của Hội Họa Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Họa Sĩ Lê Văn Tài Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Họa Sĩ Bửu Chỉ Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Nguyễn Đăng Thường: Từ Văn Chương Đến Nghệ Thuật Tạo Hình Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Tình Tự Dân Tộc Và Dòng Thơ Kháng Chiến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Tranh Khắc Gỗ Dân Gian và Các Tác Phẩm Văn Học Cổ Huỳnh Hữu Ủy Biên khảo
- Nguyễn Đức Sơn: Một Đỉnh Thơ Kỳ Dị Và Cô Độc Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
• Họa Sĩ Lê Văn Đệ (Huỳnh Hữu Ủy)
(Đinh Cường)
Những tác phẩm tiêu biểu của Họa sĩ Lê Văn Đệ (designs.vn)
Lê Văn Đệ (1906 - 1966) (phannguyenartist)
Họa sĩ Lê Văn Đệ (1906 - 1966)
(truongvegiadinh)
Lê Văn Đệ - Nghệ sĩ hội họa bậc thầy
(Nguyễn Thanh)
Tiểu sử Lê Văn Đệ (wiki)
• Họa Phẩm (Lê Văn Đệ)
• Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên)
• Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)
• Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)
• Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)
• Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)
• Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)
• Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)
William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong
(Nguyễn Duy Chính)
Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:
Nhiếp ảnh gia:
Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,
Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan
Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |