|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà tạo hình Lê Bá Đảng
Nhắc đến Lê Bá Đảng, người ta nghĩ ngay đến mỹ thuật không gian, đến nhà nghệ sĩ của vũ trụ. Từ năm năm trở lại đây, tên Lê Bá Đảng gắn liền với thuật ngữ "không gian Lê Bá Đảng". Mà quả là một điều hiển nhiên, không gian Lê Bá Đảng là tập đại thành của quá trình suốt bốn mươi năm sáng tạo, kể từ 1950, năm tổ chức triển lãm đầu tiên của ông tại Paris.
Lê Bá Đảng là một nghệ sĩ tạo hình toàn vẹn. Trước hết, là một họa nhân bực thầy. Nét họa cửa anh, cách sử dụng ánh sáng và màu sắc của anh đạt đến độ điêu luyện, siêu ảo, làm bệ phóng cho một sức tái tạo tràn đầy, một khả năng cách tân phong phú: cứ vài năm lại đổi mới phong cách, điều mà chỉ rất ít danh họa hiện đại sánh kịp. Như Picasso hay Dali, họa phẩm Lê Bá Đảng ghi dấu vô số thời kỳ: thời ngựa, nhiều thời kỳ ngựa, thời chim, thời tĩnh vật, thời cây, thời hoa, thời đá, thời tái sinh ngũ hành, thời mô phỏng thiên nhiên, thời sông thuyền, thời biển nước, thời chân dung, thời giải phóng tù nhân, thời chuyển hóa B52, thời trò kịch nhân loại, thời hồi tưởng, thời mộng ảo, thời lộng túng thủy mặc, thời ghi nhận dấu tích con người...
Lê Bá Đảng: Gương Đêm
(Nghệ Thuật Tạo Hình VN Hiện Đại)
Và phong cách của anh cũng giàu như đề tài. Nhưng chiều hướng chung là sự hội nhập không ngừng của các khía cạnh tài năng. Một tạp chí tiếng Anh đã đặt cho anh danh hiệu chí lý: "họa sư của hai thế giới". Lê Bá Đảng là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa Đông và Tây, giữa hữu hình và trừu tượng, giữa nội tâm và ngoại cảnh, giữa tiềm thức và trí tuệ, giữa truyền thống và tiên phong, giữa phút giây và vĩnh viễn. Họa phẩm Lê Bá Đảng biểu lộ một dáng chế ngự hài hòa: sức bộc phá sáng tạo được uyển chuyển thuần phục, tiềm năng bạo liệt được đằm thắm trấn yên, sóng sôi sục cuộn thành êm ả, cường độ rung cảm cửa ánh sáng qui tụ vào những lóe chớp thiền định, những mơ màng ảo giác toát ra một bầu quái đản phương phi, một hào quang quý hiếm lộng lẫy.
Lê Bá Đảng không những là một họa sư, họa sư của hai thế giới, họa sư của hai thế kỷ, mà tài nghệ anh còn bao gồm nhiều ngành tạo hình khác: điêu khắc, chạm tạc, mỹ nghệ kim hoàn, mỹ nghệ gia dụng, trang trí và trang phục sân khấu... Sử dụng đủ loại chất liệu: gỗ đá, thép, đồng, quý kim, thủy tinh, đất nung, sứ, và nhất là giấy mà anh đã sáng chế thành những đặc liệu làm nền mô phỏng các chất liệu khác như lụa, da, thau cổ..., cuối cùng làm khiên giá cho những thử nghiệm của một quan niệm tổng hợp nghệ thuật, vận dụng tất cả các ngành tạo hình cùng với các phương thức bố trí không gian kiến trúc, phối trí phong cảnh, thiết kế đô thị...
Lê Bá Đảng: Vang Âm
(Bìa Sóng Từ Trường I, Thụy Khuê
Trên mặt bằng của loại giấy đặc chế, Lê Bá Đảng dựng nên những hình đắp nổi thể hiện một môi trường nhân tạo của xã hội ngày mai. Và kỹ thuật hội họa, không gian Lê Bá Đảng mang lại một kích thước mới, một góc độ nhìn khác với cách nhìn dọc không chiều sâu của các họa gia phương Đông, một góc độ tân kỳ phóng nhãn quang từ không trung, từ tầm cao, từ quan điểm vệ tinh, từ mắt nhà du hành vũ trụ. Nhưng rõ ràng là sự cống hiến không chỉ giới hạn vào lãnh vực chuyên môn. Và nếu không gian Lê Bá Đảng có đạt đến tầm vóc một đóng góp độc đáo vào nghệ thuật và văn minh thế giới, chính trong chừng mực chúng là kết tinh phẩm thành công của một quan niệm toàn bộ về mỹ học, về nhân sinh, về đạo đức, về hạnh phúc, về xã hội, về vũ trụ, về môi sinh...
Sự nghiệp sáng tạo của anh hướng đến thực hiện một môi trường vừa được tô điểm trang trí mỹ miều, vừa được thiết kế hiện đại, vừa được tổ chức nhân hậu, vừa hòa nhập nhịp nhàng vào thiên nhiên, trong đó người ta sinh sống, hoạt động, giao tế, đan đầy những quan hệ cộng đồng, bồi dưỡng trí năng và tình cảm, thỏa mãn hí lạc, sáng tạo một cuộc sống đẹp, sang, lành, cao độ và dồi dào.
Môi trường ấy phần lớn hiện còn mang tính cách lý tưởng hay cục bộ trên mẫu giấy hay qua các tạo phẩm không gian, nhưng đây đó đã bắt đầu hình thành cụ thể trên một qui mô rộng lớn với một số đồ án đã phác thảo xong hay trong vài trường hợp, đã được khởi công trên đất Pháp hay đất Mỹ, như những dự án trang trí công trường hay vị trí công thự trường học, bệnh viện ở Saint Louis, hay như dự án thiết kế cả một khu đô thị diện tích hàng mấy chục hecta ở Los Angeles. Mong rằng không gian Lê Bá Đảng sẽ được xây dựng một ngày không xa, như anh thiết tha ao ước, trên tổ quốc Việt Nam, đặt biệt là trên quê hương Quảng Trị thân yêu của anh.
NGUYÊN THANH NHÃ
(Trích Hợp Lưu, số 10. 1993)
- Nhìn Lại Bốn Mươi Năm Sáng Tạo Của Lê Bá Đảng Nguyễn Thanh Nhã Nhận định
• Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)
• Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)
• Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)
• Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)
• Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)
• Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)
• Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)
William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong
(Nguyễn Duy Chính)
Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:
Nhiếp ảnh gia:
Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,
Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan
Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |