1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Trương Đình Quế (Huỳnh Hữu Ủy) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      29-1-2016 | HỘI HOẠ

      Trương Đình Quế

        HUỲNH HỮU ỦY
      Share File.php Share File
          

       


            Điêu khắc gia
           Trương Đình Quế
          (1939 - 2016)

      Điêu khắc gia-họa sĩ Trương Đình Quế

      sinh ngày 21-12-1939 tại Quảng Nam

      vừa qua đời lúc 5g sáng ngày 21-01-2016 tại Thủ Đức, Sài Gòn, hưởng thọ 78 tuổi.


      Tốt nghiệp trường Mỹ thuật Gia định năm 1963, ĐKG Trương Đình Quế là một trong những điêu khắc gia hàng đầu ở miền Nam trước 1975. Gần đây ông lưu lại trong lòng người yêu mỹ thuật nhiều tượng chân dung văn nghệ sĩ Miền Nam, như Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn, Hoàng Ngọc Tuấn… tác phẩm sau cùng trước khi ông bệnh nặng (2014) là chân dung Nguyễn Đức Sơn tại Phương Bối, bảo Lộc.


      Linh cửu Điêu khắc gia Trương Đình Quế được quàng tại nhà tang lễ Phúc An Viên, đường Nguyễn Xiển Quận 9, lễ hỏa táng vào ngày 25-01-2016 (nhằm ngày 16 tháng Chạp năm Ất Mùi)

      Xin chia buồn đến chị Trương Đình Quế và tang quyến

      Trích: tuhoaitan.blogspot.com


      Trước khi chấm dứt những trang viết về các nghệ sĩ tạo hình của nền nghệ thuật mới, sẽ là thiếu sót nếu như không nhắc đến hai nhà điêu khắc Trương Đình Quế và Lê Thành Nhơn.


      Trương Đình Quế tốt nghiệp Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định năm 1961, trước đó đã trải qua hai năm rèn luyện ở ban điêu khắc Trường Mỹ Thuật Huế, chuyên về điêu khắc nhưng cũng luôn trau dồi về thuốc nước, vẽ than, sơn dầu và tranh lụa, tính đến năm 1975 anh đã đạt được nhiều thành tựu đa diện giữa nền nghệ thuật tạo hình hiện đại trẻ trung của miền Nam. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là điêu khắc, anh gắn bó, thân thiết, đam mê, gần như hiến mình trong thế giới của những chất liệu đất, đá, đồng và nhiều thứ kim loại khác.


      Nghệ thuật điêu khắc của anh, lạ lùng thay, lại bắt nguồn từ lò rèn, xưởng nguội, giữa không khí lao động gân guốc của nhữ ng thanh sắt cháy đỏ, nóng rực được rèn đập dưới chiếc búa lớn đang quai lên, của lò than rực hồng và những mỏ hàn xì. Anh sinh trưởng trong một gia đình thợ rèn, con đẻ của làng rèn Hiền Lương, một làng rèn và cơ khí truyền thống tiếng tăm của Huế. Nghệ thuật tạo hình của anh đã hình thành và phát triển rất chặt chẽ giữa không khí hiện thực sống động ấy. Khi quan sát những chiếc cuốc chim đang dần dà được rèn đập, hay khi đập chiếc búa nặng lên bộ khung xe hơi mà tự nó cũng đã chứa đựng nhiều tính sáng tạo về hình thể, những suy nghĩ về thế giới nghệ thuật của anh đã bừng dậy mãnh liệt và vững vàng biết bao. Ở đây chúng ta thấy phần nào công việc và cảm hứng của anh rất gần gũi với nhà điêu khắc kiệt xuất hiện đại Calder.


      Hãy lắng nghe đôi chút ý kiến của anh về thế giới điêu khắc kim loại ấy:


          Điêu khắc gia Trương Đình Quế Trại Sáng Tác Điêu Khắc  Quốc Tế (Hà Nội, 1987)

      Nghệ thuật điêu khắc sắt thép đã sử dụng một phương tiện kỹ thuật mới, không giống với phương tiện kỹ thuật cổ điển trên thạch cao, gỗ, đá. Tại xưởng điêu khắc sắt thép, ta ngạc nhiên khi thấy điêu khắc gia sử dụng máy khoan, máy mài, máy hàn hơi, hàn điện. Xưởng hoạt động như xưởng thợ sắt, âm thanh chát chúa của búa gò, ánh sáng chớp lóe của máy hàn điện đưa ta vào một khung cảnh sống động, vô cùng kích thích nhãn quan. Phong cách mới này đã quyến rũ, đánh động cảm thức trong ta. Đứng trước một vựa sắt thép phế thải, ta bắt đầu quan sát hình dạng của những mẫu sắt thép kia, chúng có vẻ kỳ cục, sần sùi, ngộ nghĩnh, và một ít bí ẩn. Ta như thức tỉnh trước bản tính vật thể, ta như nhận biết mối tương quan giữa đam mê và ước mơ, giữa rung cảm và hy vọng. Ta tha hồ tuyển chọn và sưu tập từ các vựa phế liệu sắt thép của thời chiến, để rồi sẽ nắm bắt cho kỳ được tố chất nghệ thuật. Khi đó, sắt thép không còn là thứ ù lì vô cảm, mà sắt thép cũng chuyển thành thẩm mỹ với một khuôn mặt mới và một giá trị mới sung mãn. (*)

      Khi anh đề nghị chúng ta săn tìm hình thể và chất liệu trên những hoang tàn sắt thép của phế liệu chiến tranh, điều này càng giúp chúng ta nhìn ra được rõ hơn về thế giới điêu khắc của anh: mạnh mẽ, hoang dại nhưng vô cùng thơ mộng. Thực sự ra, đấy chỉ là một cách nói, bởi vì nếu sắp đặt lại những mảnh sắt thép ấy thì cũng đẹp nhưng chỉ là vận dụng những tình cờ do sắt, thép, lửa, sức ép, và sự bùng nổ từ cuộc chiến khốc liệt ngày nào còn để lại. Trương Đình Quế không phải chỉ là như vậy; anh cũng là một nhà tạo hình rất bài bản, rất hàn lâm, tuy nhiên anh đã tiến sâu hơn vào ngôn ngữ tạo hình hiện đại.


      Anh đã mất nhiều công phu nghíên cứu về lối tạo hình cổ điển, từ điêu khắc Hy Lạp cổ đại đến Rodin, Michelangelo, và đặc biệt học tập những nhà tạo hình mớl Gaston Lachaise, Henry Moore, Alexander Calder, Antoine Pevsner. Chúng ta cần nhớ là Trương Đình Quế làm tượng chân dung cổ điển rất đẹp, để từ đó mới nhận biết sức sống mãnh liệt của điêu khắc hiện đại Trương Đình Quế đã phát triển như thế nào.


      Trước đây, trong nhiều dịp nói chuyện với tôi, Trương Đình Quế thường nhắc đến Julio Gonzalez với lòng hâm mộ đặc biệt. Gonzalez sinh trưởng ở Barcelona, học trường mỹ thuật ở quê nhà, rồi đến năm 24 tuổi (năm 1900) cùng gia đình định cư ở Paris. Ở trung tâm nghệ thuật lớn và quan trọng hàng đầu thế giới lúc bấy giờ, ông gặp lại Picasso (mà ông đã quen biết khi còn ở Barcelona), kết thân với Manolo, Maurice Reynal, Max Jacob. Mới đầu, ông vẽ nhiều, làm việc lắm lúc trong cảnh cơ hàn và cô đơn, bày tranh ở phòng triển lãm Salon des Indépendants và Salon d'Automne. Về sau, ông tiến hẳn vào điêu khắc và tạo nên một thế giới với những hình thể do sắt thép gò hàn nối kết rất táo bạo, mãnh liệt và lạ lùng, mà cũng phải nói là vô cùng hài hòa, thanh nhã.



          Trương Đình Quế: Gió Chiều
      Tượng đúc bằng gang

      Đối với Trương Đình Quế, kinh nghiệm tạo hình và tác phẩm của Gonzalez đã mang lại cho anh nhiều cảm hứng, cũng như Brancusi, Gargallo và Despiau đã từng khuyến khích và gây nhiều hứng khởi cho Julio Gonzalez. Trương Đình Quế đã suy niệm nhiều trên những chiếc mặt nạ của Gonzalez, và trên những tác phẩm khác như tượng Don Quichotte, Tình mẫu tử (Maternity, 1993), Người-đàn-ông-xương-rồng (Cactus-Man, 1940), Người đàn bà với chiếc kiếng soi (Woman with a mirror, 1936).


      Điêu khắc Trương Đình Quế luôn luôn là những biểu lộ đầy khắc khoai, để xây dựng một trật tự đường nét và khối thể mới, một thế giới tân dã thú (Néo-Fauviste) năng động, mạnh mẽ, hừng hực sức sống, đầy say đắm giữa những ám ảnh hoang sơ riêng biệt.


      Những tác phẩm Gió chiều, Bò rừng, Cá, Chồn và mây đêm thực hiện trước 1975 đều có thể nói là những khía cạnh của cách phát biểu ấy, cô đọng thành khối thể chặt chẽ những mảng biểu ý mạnh mẽ, đầy ấn tượng thơ mộng hoang dã.



      Trương Đình Quế: Chồn Và Mây Đêm (thực hiện thử bằng carton cứng dán ghép và sơn nhũ trước khi gò nhôm)

      Có thể kể thêm các tác phẩm trong hai cuộc triển lãm ở Huế và Đà Nẵng năm 1965: Người đàn bà ngồi bó gối (tượng đồng đen), Ngưỡng vọng (tượng đúc bằng nhôm), Cao vọng (tượng đúc đồng dài 2,50m), Thanh Bình (tượng gỗ) và có cả những bức tranh siêu thực và trừu tượng với màu sắc và đường nét cùng cực đơn giản, đạm bạc Adam và Eve, Báo Động, Người mẹ tuổi trẻ, Kẻ xa lạ, Gặp gỡ, Cửa sổ và những vòng dây, Trăng ao và núi, Tình huynh đệ, Mắt buồn của chúa Kytô, Cầu nguyện ban ngày, những tác phẩm này cách đây gần 40 năm đã gây nên nhiều cảm xúc mới mẻ, hấp dẫn và từ ấy nghệ thuật của anh luôn luôn táo bạo, khắc khổ mà mơ mộng, tỉnh táo nhưng reo vang trong những khúc điệu riêng tư độc đáo ấy.


      Sau năm 1975, thời thế đổi thay thật là dữ dội, ảnh hưởng vào từng ngóc ngách của đời sống, vào từng mỗi con người, vậy mà ở Trương Đình Quế, tôi thấy anh là một trường hợp rất lạ, dường như anh chẳng để ý gì đến cái khốc liệt, gay gắt của chung quanh. Anh có vẻ như bất chấp những sự biến, vẫn sống bình thản hay cũng có thể nói là rất hồn nhiên. Tôi đã từng chứng kiến nhiều lần trong các cuộc gặp gỡ với nhiều anh em trong Nam ngoài Bắc, anh đã tỉnh bơ đụng chạm, trêu chọc các tượng thần của thời đại. Tôi vẫn không hiểu nổi những chuyện như vậy là do thái độ phớt tỉnh thẳng thắng hay là do bản tính ngây thơ trong sáng ở nơi anh. Nhưng cũng may là mọi điều nguy hiểm đã trôi qua. Căn nhà anh ở cũng là xưởng tượng và họa thất của anh giữa làng báo chí Thủ Đức, thường xuyên là nơi tụ tập bạn bè, chơi đùa chè chén. Với chính thái độ và cách sống đó, anh đã tiếp tục phát triển thế giới nghệ thuật của mình, bất chấp mọi yêu cầu về thời sự và chính trị đang được đặt ra rất gay gắt chung quanh. Và cũng là may mắn lạ lùng, nghệ thuật của anh vẫn tồn tại với nhiều thắng thế. Mấy tác phẩm anh thực hiện gần đây như Bố cục với những chiếc kéo, Gà, Khách lữ hành, vẫn trong chiều hướng sáng tác từ nhiều năm trước nhưng cô đọng hơn với những hình tượng chắc nịch, mạnh mẽ, biểu lộ nhiều chiều sâu tư tưởng chín chắn.



          Trương Đình Quế:
        Bố Cục Với Những Chiếc Kéo

      Cả ba tác phẩm Gà, Bố cục với những chiếc kéo, Khách lữ hành đều được thực hiện bằng cách rèn, gò và hàn sắt. Tượng Khách lữ hành thực hiện ở Trại Sáng Tác Điêu khắc Quốc tế tại Hà Nội với sự tham thức về tạo hình cũng như kỹ thuật trong tình hình đất nước vừa mở cửa như hiện nay. Để gây thêm cái quyến rủ của chất liệu, anh đã hàn điện với que sắt nóng chảy để tạo nên những lấm chấm xù xì trên mặt tượng, anh cũng hàn hơi để chấm hột đồng rồi dùng máy mài để làm nổi sáng các hạt đồng. Tượng là một bố cục cô đọng, bằng bút pháp bán trừu tượng, vừa biểu ý vừa tượng hình. Bố cục với Những Chiếc Kéo cũng còn được tác giả gọi là Trang sách đời vì ngoài sự sắp xếp bố cục những cái kéo giữa khung sắt hàn ấy, tác phẩm cũng gợi lên hình ảnh những trang sách với những đường vạch ngang như các dòng chữ trên trang sách in. Bố cục với những chiếc kéo rất đẹp nhờ ở cách bố cục đơn giản nhưng chặt chẽ, rất mạnh và hiển nhiên là đã mang lại cho người thưởng ngoạn một ấn tượng thơ mộng hoang dại. Rung cảm thị giác đập mạnh vào chúng ta để rồi sẽ dẫn đến thế giới chiều sâu của tâm tưởng, cảm thức và trí tuệ. Tác phẩm của Trương Đình Quế đã làm được điều đó một cách rất táo bạo và đầy tính sáng tạo, mang lại cho chúng ta nhiều giây phút lý thú khi đứng trước các tác phẩm hừng hực sức sống của anh.


      (*) Trích ghi chép riêng của điêu khắc gia Trương Đình Quế, bản thảo.


      Huỳnh Hữu Ủy

      Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại
      Nhà xuất bản VAALA, 2008

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Họa sĩ Victor Tardieu Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa sĩ Lê Văn Miến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Vài Dáng Ngựa Trong Nền Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam Huỳnh Hữu Ủy Khảo luận

      - Đôi Nét Về Văn Cao Của Hội Họa Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa Sĩ Lê Văn Tài Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa Sĩ Bửu Chỉ Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Nguyễn Đăng Thường: Từ Văn Chương Đến Nghệ Thuật Tạo Hình Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Tình Tự Dân Tộc Và Dòng Thơ Kháng Chiến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Tranh Khắc Gỗ Dân Gian và Các Tác Phẩm Văn Học Cổ Huỳnh Hữu Ủy Biên khảo

      - Nguyễn Đức Sơn: Một Đỉnh Thơ Kỳ Dị Và Cô Độc Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

    3. Bài viết về họa sĩ Trương Đình Quế (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Trương Đình Quế

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Bạn tôi, điêu khắc gia – họa sĩ Trương Đình Quế (Phan Ni Tấn)

      Trương Đình Quế (Huỳnh Hữu Ủy)

      Điêu khắc gia Trương Đình Quế đã đi xa (tranthinguyetmai)

      Tiểu sử Trương Đình Quế (hoasivietnam)

       

      Tác phẩm

       

       

      Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)

      Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)

      Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)

      Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)

      Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)