1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nguyễn Quỳnh (Huỳnh Hữu Ủy) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      16-9-2017 | HỘI HOẠ

      Nguyễn Quỳnh

        HUỲNH HỮU ỦY
      Share File.php Share File
          

       


          Nguyễn Quỳnh tự họa

      Hồi tưởng lại sự phát triển có tính bùng nổ của nền nghệ thuật mới ở Saigon, chúng tôi đã gợi nhớ lại hai đường lối hội họa ảnh hưởng mạnh trên các họa sĩ trẻ bấy giờ, đó là không khí và bút pháp của Modigliani và Paul Klee.


      Đề cập đến khuynh hướng chịu ảnh hưởng nghệ thuật của P. Klee, chúng ta có thể liên tưởng ngay đến Nguyễn Quỳnh như một điển hình rất đặc biệt. Tranh của Nguyễn Quỳnh bàng bạc khắp nơi, từ điểm cực nhỏ đến bầu khí tổng thể. những tiếng vọng của Klee. Khởi nguồn chính là tư duy tạo hình học hỏi trên tư duy tạo hình của Paul Klee; nếu tôi nhớ không nhầm thì trong một buổi nói chuyện tại Trung tâm văn hóa Đức, đề tài của Nguyễn Quỳnh là "P. Klee và tôi". Và mới đây, khi nhìn lại nền hội họa Việt Nam hiện đại, Nguyễn Quỳnh đã tự đánh giá chính mình:


      Có người lủi thủi và trốn tránh một mình như trường hợp Nguyễn Quỳnh để học hỏi cả hai lĩnh vực sáng tạo và tư du, từ Klee qua Kandinsky, qua Miró, qua Pollock, qua Picasso của thời lập thể tổng hợp, và vươn tới cả Op Art. Những nỗ lực đơn điệu này xem ra không thích hợp với quan niệm nghệ thuật Việt Nam. (Nhìn lại hội họa Việt Nam hiện đại (l930-1975) một bài học để so sánh và tìm hiểu. Hợp lưu, số đã dẫn).


       

      Tay tiên gió táp mưa sa / Khoảng trên dừng bút thảo và bốn câu.
      Tranh màu nước, 1988 ( Nguyễn Quỳnh)


          Vào Ra Thiên Cổ, sơn dầu,   2000   (Nguyễn Quỳnh)

      Lời tự nhận xét bên trên của Nguyễn Quỳnh khá chính xác. Nguyễn Quỳnh có tư duy tạo hình rất sâu, vẽ thành tranh thì rất đẹp, rất nhuần nhuyễn vì sự chế ngự kỹ thuật vô cùng vững chắc.


      Vậy nhưng, những phòng tranh của ông bày ở Goethe Institute trên đường Phan Đình Phùng, hoặc cuộc triển lãm rất đồ sộ bày ở Thư Viện Quốc Gia khoảng cuối năm 1974 hay đầu năm 1975 gì đó, đã không tạo được hấp dẫn đối với giới thưởng lãm.


      Từ 1975 cho đến hiện nay, Nguyễn Quỳnh ngày càng tiến đến với các khuynh hướng nghệ thuật đầy tính phân tích duy lý, quên lãng những lay động của thế giới cảm tính, hay những chuyển động bùng vỡ của đời sống vô thức. Có lẽ vì thế mà Nguyễn Quỳnh đã mất dần nhiều người thưởng ngoạn; giới sinh hoạt mỹ thuật Việt Nam cũng ít chia sẻ được với Nguyễn Quỳnh.


      Nguyễn Quỳnh là một trong những hội viên đầu tiên của Hội Họa Sĩ Trẻ, nhưng không hiểu vì sao sau đó ông đã rút ra khỏi hội. Nguyễn Quỳnh thì giải thích là vì nhiều khó khăn của thời chiến khiến ông phải xin ra khỏi hội. (Hợp Lưu, số 10, 1993, đã dẫn, trang 32).


      Nguyễn Quỳnh hiện nay là giáo sư thẩm mỹ học và lịch sử mỹ thuật ở trường San Antonio College, Texas.



          Gió Mát Đêm Hè,
      in khắc đồng (Nguyễn Quỳnh)

      Ông là họa sĩ Mỹ gốc Á Châu đầu tiên có tranh được tuyển chọn vào bộ sưu tập của nhà bảo tàng Guggenheim ở Nữa Ước; ông cũng bày tranh thường xuyên ở Columbus Art Gallery, New York City. Nguyễn Quỳnh cũng là một tiến sĩ triết học ở đại học Columbia, hiện đang diễn giảng về triết và mỹ thuật ở các trường đại học Columbia, Princeton, Yale, và một số trường đại học khác ở Texas, Hawaii, Maryland, Michigan.


      Huỳnh Hữu Ủy

      Nguồn: Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại
      VAALA, 2008

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Họa sĩ Victor Tardieu Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa sĩ Lê Văn Miến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Vài Dáng Ngựa Trong Nền Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam Huỳnh Hữu Ủy Khảo luận

      - Đôi Nét Về Văn Cao Của Hội Họa Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa Sĩ Lê Văn Tài Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa Sĩ Bửu Chỉ Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Nguyễn Đăng Thường: Từ Văn Chương Đến Nghệ Thuật Tạo Hình Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Tình Tự Dân Tộc Và Dòng Thơ Kháng Chiến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Tranh Khắc Gỗ Dân Gian và Các Tác Phẩm Văn Học Cổ Huỳnh Hữu Ủy Biên khảo

      - Nguyễn Đức Sơn: Một Đỉnh Thơ Kỳ Dị Và Cô Độc Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

    3. Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên)

      Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)

      Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)

      Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)

      Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)