1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Hồ Hữu Thủ (Huỳnh Hữu Ủy) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      27-01-2015 | HỘI HỌA

      Hồ Hữu Thủ

        HUỲNH HỮU ỦY
      Share File.php Share File
          

       


           Họa sĩ Hồ Hữu Thủ

      Trong ký ức của hội họa hiện đại Sài Gòn, chúng ta còn nhớ đến lần bày tranh chung của Hồ Hữu Thủ, Nguyên Khai, và Nguyễn Trung tại cơ sở Pháp Văn Đồng Minh Hội từ ngày 2 tới 10-11-1970. Trong dịp này, Hồ Hữu Thủ được ghi nhận là kỹ thuật tạo hình và bố cục hơi gần với Nguyễn Trung, một bố cục cân đối và trau chuốt (ở các bức Yên tịnh, Thiếu nữ xanh, Khỏa thân). Trong tranh Nguyễn Trung là cái đẹp khô (sèche beauté) thì ngược lại nơi Hồ Hữu Thủ thực hết sức tươi mát. Nơi một thung lũng yên tĩnh, nơi ngực trần thiếu nữ khỏa thân, hay nơi những đóa hoa nỏn, những búp lá non mạnh mẽ đâm chồi... Tranh Hồ Hữu Thủ là một bừng nở mới mẻ của cái đẹp vừa được vén lên (Khu vườn thức giấc), đó là vẻ ngây dại của một thiếu nữ ngực trần trong khu vườn hoang sơ, tinh khiết.


      Cái thơ mộng của Hồ Hữu Thủ toát ra khắp cùng, từ những đường nét trau chuốt tỉ mỉ nhất về một thiếu nữ ngây thơ nghiêng mình trên một nụ hoa, cạnh một luống hoa và lá với những búp mạnh, đầy sức sống, cạnh một con ngựa đội tràng hoa đã được kiểu thức hóa. Người, vật, thiên nhiên đều đã được lựa chọn và biểu tượng hóa, không còn hợp lý với cái nhìn bình thường, tất cả đều hiện ra trong một bầu không khí chung đẹp đẽ, tươi mát, hồn nhiên, tổng hòa trong một bút pháp vừa thực vừa siêu thực, để đi tới cái đẹp tinh túy của nghệ thuật tượng trưng, có lẽ vì thế mà một người Âu Châu thích hội họa, trong tuần lễ bày tranh này, trên nhật báo Journal d'Extrême-Orient đã so sánh Hồ Hữu Thủ với Chagall, và vì vẻ hồn nhiên trau chuốt mà đối chiếu với Henri Rousseau.



           Người và Gà Trống, sơn dầu
           (Hồ Hữu Thủ)

      Cũng trong chiều hướng trên, nhưng một vài năm sau, khoảng 1973- 1975, Hồ Hữu Thủ có ít nhiều biến chuyển, như ở các bức Người và gà trống, Đầu bò, màu sắc và đường nét được tiết chế hơn, hơi khắc khổ, đạm bạc và nhờ thế mà bắt đầu lộ ra nhiều chiều sâu và cá tính.


      Ngoài sơn dầu, Hồ Hữu Thủ còn thực hiện nhiều tranh mộc bản và sơn mài. Anh là một trong những họa sĩ trẻ hiếm hoi đầu tiên tại miền Nam sau dấu mốc 1954 chuyên sâu về sơn mài, tiếp tục truyền thống sơn mài của các họa sĩ xuất thân từ Trường Mỹ Thuật Đông Dương, mà cùng lúc lại biết vận dụng cách nhìn mới trong những phát biểu rất hiện đại.


      Sau năm 1975, có lẽ do nhiều thuận lợi của hoàn cảnh (giả dụ, việc mua bán tranh sơn mài trở thành một hiện tượng thời thượng, nhiều người đổ xô đi mua tranh sơn mài để mang ra nước ngoài trong những đợt di tản; nhiều Việt kiều và khách nước ngoài lùng kiếm tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí, Thành Lễ, Nguyễn Văn Minh và các họa sĩ cao tay nghề khác. Đã có một thị trường tiêu thụ tranh sơn mài với giá rất cao, đã có nhiều người lưu tâm và quý trọng tiếng nói của nghệ thuật dân tộc qua chất liệu và kỹ thuật đặc biệt này), Hồ Hữu Thủ đã nâng cao nghệ thuật sơn mài của anh lên đến cực điểm. Anh đã chuyển tất cả từ sơn đầu sang sơn mài, nhờ vào cái hấp dẫn kỳ diệu của chất liệu này, anh càng phát huy nghệ thuật của mình đến chỗ tuyệt hảo, tạo được tiếng nói và một phong cách rất hiện đại cho một dòng nghệ thuật truyền thống trước đây chưa được mở rộng. Nguyễn Trọng Chức, một nhà báo thường viết về mỹ thuật ở Sài Gòn, trong kỳ triển lãm mới nhất của Hồ Hữu Thủ với 5 người bạn khác của anh ở nhà Bảo Tàng Thành phố HCM năm 1994, đã chẳng nhầm lẫn chút nào khi gọi anh là một thuật sĩ của nghệ thuật sơn mài.


      Mấy năm gần đây, chúng ta vui mừng vì nhiều họa sĩ trong nước đã có dịp đi ra nước ngoài, tiếp xúc, trao đổi, quan sát và nghiên cứu về nghệ thuật bên ngoài, đối với chúng ta đó là cách hay nhất để đưa nền nghệ thuật Việt Nam đến với nghệ thuật thế giới. Và trong những đợt sóng giao lưu như thế, Hồ Hữu Thủ đã có dịp thực hiện chuyến đi 5 tuần lễ sang Singapore với họa sĩ Trịnh Thanh Tùng vào năm 1991, thực hiện được một cuộc triển lãm ở Trung Tâm Thương Mại Scotts với nhiều tiếng vang rất tốt. Năm 1994, Hồ Hữu Thủ lại có dịp đi qua Pháp. Bản tin trên báo Diễn Đàn ở Pháp cho biết: Thành phố Aulnay-sous~Bois thuộc ngoại thành Paris về phía Bắc, đã mở cuộc triển lãm lớn về hội họa Việt Nam hiện đại tại trung tâm văn hóa Espace Jacques Prévert trong tháng 4 năm 1994. Cuộc triển này do hội Đoàn kết Y học Pháp Việt ASMFV khởi xướng, đã trưng bày hơn 70 tranh sơn dầu, lụa, màu nước của các họa sĩ Hồ Hữu Thủ và con trai là Hồ Hồng Lĩnh, Nguyễn Lâm và con gái là Huyền Lam, cùng với Thọ Văn, Đào Trọng Lưu.



           Chân Dung Thiếu Nữ, khắc gỗ
          (Hồ Hữu Thủ)

      Cuộc triển lãm có quy mô lớn, vì phòng tranh rộng và thiết bị hiện đại, đã thành công về hai mặt nghệ thuật và thương mãi... (Đặng Tiến, Hội họa Việt Nam tại Pháp. Diễn Đàn, số 30 ngày l-5-1994).


      Rồi sau đó, Hồ Hữu Thủ và Nguyễn Lâm đã cùng với các họa sĩ Việt Nam đang sống ở Pháp: Thái Tuấn, Nguyễn Cầm, Lê Tài Điển và Philippe Franchini (nguyên giám đốc Galerie Dolce Vita ở Sài Gòn trước 1975) mở một cuộc triển lãm tập thể dưới tên gọi chung Gốc rễ (Racines) ở Galerie Bellint, 28 bis Bd.de Sébastopol, 75004 Paris, sát cạnh ngay Trung tâm Văn Hóa G.Pompidou, từ ngày 7 đến 30 tháng 7, 1994. Cuộc triển lãm này khai mạc cùng lúc với 11 phòng triển lãm khác ở Paris, do các nghệ sĩ đến từ các quốc gia nói tiếng Pháp, trong dịp Liên hoan Văn Hóa Thể Thao các nước nói tiếng Pháp.


      Đôi nét tiểu sử của Hồ Hữu Thủ: Sinh năm 1940 tại Nghệ An; tốt nghiệp Trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn năm 1963. Giảng dạy ở Trường Mỹ Thuật Sài Gòn từ năm 1972-1975. Trước 1975, anh là hội viên Hội Họa sĩ Trẻ Việt Nam và hiện nay là hội viên Hội Nghệ Sĩ Tạo Hình Trung Ương và Hội Mỹ Thuật T.P. Hồ Chí Minh.

      1963-1974: bốn lần bày phòng tranh cá nhân ở Sài Gòn.

      1967-1974: tham dự triển lãm thường niên Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam.

      1975-1991: mười lăm lần tham dự triển lãm chung và hai lần triển lãm cá nhân; cùng lúc, tham gia một số cuộc triển lãm ở nhiều nước: 1979, 1989, và 1994 ở Paris, 1980 ở Canada, 1988 ở Đức, và 1991 ở Singapore.

      Năm 1992, tham dự "Art & Material 92" ở nhà trưng bày mỹ thuật thuộc Bảo tàng Quốc gia Singapore. Cũng năm 1992, anh tham dự triển lãm tại Asian Masters' Gallery BHD, Malaysia.


      Huỳnh Hữu Ủy

      Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại
      VAALA, 2008

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Họa sĩ Victor Tardieu Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa sĩ Lê Văn Miến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Vài Dáng Ngựa Trong Nền Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam Huỳnh Hữu Ủy Khảo luận

      - Đôi Nét Về Văn Cao Của Hội Họa Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa Sĩ Lê Văn Tài Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa Sĩ Bửu Chỉ Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Nguyễn Đăng Thường: Từ Văn Chương Đến Nghệ Thuật Tạo Hình Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Tình Tự Dân Tộc Và Dòng Thơ Kháng Chiến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Tranh Khắc Gỗ Dân Gian và Các Tác Phẩm Văn Học Cổ Huỳnh Hữu Ủy Biên khảo

      - Nguyễn Đức Sơn: Một Đỉnh Thơ Kỳ Dị Và Cô Độc Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

    3. Bài viết về Họa sĩ Hồ Hữu Thủ (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Hồ Hữu Thủ

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)

      Hồ Hữu Thủ (Huỳnh Hữu Ủy)

      - Con đường riêng của Hồ Hữu Thủ (Phạm Công Luận)

      - Hồ Hữu Thủ - Xuân Xanh (F.A.M.)

      - Hồ Hữu Thủ - “Ý tưởng là rác. Sáng tạo phải như đóa hoa đang nở” (Phan Hoàng)

      - Hồ Hữu Thủ - Một mỹ cảm siêu thoát (Nguyễn Viện)

      - Họa sĩ Hồ Hữu Thủ: Những phóng chiếu tâm hồn (Nguyễn Đình)

      - Tâm bình yên trong tranh Hồ Hữu Thủ ()

      - Tiểu sử (Lý Đợi / Trinh Huỳnh)

       

      Tác phẩm của Hồ Hữu Thủ

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      - Họa sĩ Hồ Hữu Thủ – vẻ đẹp trong tranh trừu tượng?

       

         Tác phẩm trên mạng:

      - hoasivietnam.wordpress.com

       

      Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên)

      Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)

      Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)

      Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)

      Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)