1. Head_

    Dương Kiền

    (28.12.1939 - 17.11.2015)

    Khái Hưng

    (.0.1896 - 17.11.1947)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Cao Bá Minh (Huỳnh Hữu Ủy) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      7-10-2016 | HỘI HỌA

      Cao Bá Minh

       HUỲNH HỮU ỦY


          Họa sĩ Cao Bá Minh
        (Tự họa, bút sắt, Sàigòn, 1979)

      Ở bên trên, chúng tôi vừa đề cập đến các họa sĩ và điêu khắc gia tụ tập chung quanh Hội Họa Sĩ Trẻ. Hội Hoạ Sĩ Trẻ tập trung những khuôn mặt tiền phong của nền nghệ thuật mới, nhưng chúng ta cũng có nhũng nhà tạo hình khác ngoài hội này, mà hoạt động nghệ thuật của họ thì cũng phát triển trong nhịp chuyển động chung, với nhu cầu và khao khát đến với cái mới thật mạnh mẽ, thật dữ dội, nghĩa là rất gần với các thành viên của Hội Họa Sĩ Trẻ. Cao Bá Minh là một trong những nhà tạo hình đó.


      Cao Bá Minh sinh năm 1942 Ở Hải Dương, Bắc Việt, là một họa sĩ tự học, không qua trường lớp mỹ thuật nào. Theo mấy dòng ghi tiểu sử ngắn ngủi (chỉ 36 chữ, viết thành 4 dòng) trong sách 20 Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-1995 do nhà Đại Nam xuất bản năm 1995, anh là một họa sĩ sống thuần túy bằng nghề hội họa, chỉ bằng hội họa và không còn việc gì khác. Đây là một điểm đáng chú ý và khá thú vị vì một người nghệ sĩ theo đuổi nghề hội họa và sống được bằng nghề này cũng là chuyện hiếm hoi và không phải dễ dàng gì trên vùng đất mới giàu có, hùng mạnh mà chông gai này.



          Cao Bá Minh và Bé Zoe,
      Virginia, 1996

      Cao Bá Minh thường có khuynh hướng siêu thực trong cách nhìn về đường nét và hình tượng. Anh cũng vẽ vô số tranh trừu tượng. Hội họa của Cao Bá Minh là một tổng hợp và pha trộn giữa hai cách nhìn trừu tượng và siêu thực. Cách nhìn, thủ pháp và bút pháp ấy đã theo đuổi anh gần 35 năm nay. Cuộc triển lãm đầu tiên của anh bày ở Phòng Thông Tin Hoa Kỳ năm 1969 ở Đà Nẵng. Sau đó từ năm 1970 đến 75, bày tranh nhiều lần ở Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần thơ, và Đà lạt. Trong năm 73, ba cuộc triển lãm liên tục được tổ chức: 1) Từ ngày 4 đến ngày 10 tháng 5 ở Hội Việt Mỹ Sài Gòn, 2) Từ 26 tháng 8 đến 1 tháng 9 ở Hội Việt-Mỹ Cần thơ, và 3) Từ 8 đến 14 tháng 11 ở Trung Tâm Văn Hóa Pháp (Institut Francais) trên đường Đồn Đất Sài Gòn. Năm 1975, Cao Bá Minh bày tranh chung với họa sĩ người Đức Horst Janssen ở Goethe Institute. Cũng như Nguyễn Quỳnh, anh là họa sĩ được trung tâm văn hóa này rất trân trọng.


      Sau ngày định cư ở Mỹ vào tháng 4 năm l991, Cao Bá Minh đã có dịp bày tranh ở trường Truman College, Chicago, Illinois, ở Orientations Gallery và The Campagna Center của thành phố Alexandria, Virginia, và ở Nhà Bảo Tàng Nghệ Thuật Chicago, Illinois.


      Có lẽ cũng nên nhắc đến vài cuộc triển lãm tập thể khác mà Cao Bá Minh đã góp phần tham gia. Triển lãm chung với Janet Cooling ở Beacon Street Oallery, Chicago, Illinois năm 1994, triển lãm ở Nhà Bảo Tàng Nghệ Thuật Cựu Chiến Binh Việt Nam ở Chicago năm 1995, triển lãm do Hội Đồng Nghệ Thuật Hạt Fairfax (Arts Council Fairfax County) tổ chức ở Fairfax, Virginia năm 1996; triển llãm ở hành lang Ngân Hàng Thế Giới (The World Bank), Washington D.C., là cuộc họp mặt của nhiều nghệ sĩ có gốc gác từ khắp thế giới vào năm 1996. Triển lãm với năm nghệ sĩ Á Châu khác với tên gọi Những Hình ảnh từ một thê giới khác (Images from another world) tổ chức ở A Touch of Art Gallery, Alexandria từ 25 tháng 11 đến 28 tháng 12, 1996.


      Hiện nay sống Ở nam California, đã có dịp bày tranh ở Hội Văn Học Nghê Thuật Việt Mỹ (The Vietnamese American Arts and Letters Association, VAALA), cũng như đã tham gia những cuộc triển lãm tập thể khác ớ phòng triển lãm Nhật báo Người Việt, Nhật báo Viễn Đông, và Nhà Bảo Tàng Old Court House Museum ở Quận Cam.


      Cao Bá Minh rất quí trọng thế giới tinh thần và nghệ thuật mà mình sống và theo đuổi. Ngoài vẽ tranh, anh còn làm thơ. Đọc thơ Cao Bá Minh chúng ta dễ nhận ra được ngay điều đó; và đọc thơ Cao Bá Minh cũng giúp chúng ta tiến vào vương quốc nghệ thuật với những đền đài thiêng liêng của anh dễ dàng hơn:

      Tác phẩm của tôi và tôn giáo cua tôi

      Nó mang dấu vết cuộc đời

      Nó là những bức khá trào dâng những mạch nguồn đổi mới

      Nó bay về muông hướng và đậu ở muôn nơi.

      Cởi bỏ mọi lề thói gông cùm tôi bay vào ánh sáng.

      Chúng ta thử đọc thêm một bài thơ khác nữa của Cao Bá Minh:

      Tặng Em Ánh Sáng


      Anh tặng em một món quà

      Đơn giản như cơm và bánh

      Đó là lòng chân thật

      Như hoa nở giữa sỏi đá hoa bụi đất bờ

      Anh vẫn nghĩ lòng chân thật quí hơn mọi diều

      thế gian sẵn có

      Nó chính là cách cửa mở giữa ánh sáng

      Không phải sự ỡm ờ

      Tho mộng với anh vẫn là điều kỳ diệu

      Ở những khoảnh khắc hoang vu

      Những nỗi bi thương cuộc đời

      Những vết hằn trên lưng kẻ già

      Và những đau đớn trong đôi mắt bọn trẻ.

      Cao Bá Minh, bằng lòng chân thật, đi đến với cuộc đời, góp phần làm đẹp cuộc đời bằng một thứ ánh sáng đặc biệt của tâm tưởng riêng tư, rọi sáng trên chữ nghĩa, trên đường nét và những mảng màu rực rỡ mà đã trầm lắng.



          Chân Dung (sơn dầu)

      Những chân dung người của Cao Bá Minh có thể mọc ra nhiều con mắt, để có thể nhìn ra được nhiều góc cạnh của cuộc đời, của thế giới, mà cũng có thể là để nhìn rõ vào nội tâm sâu xa và ẩn khuất của chính mình. Nhưng không phải là tháo gỡ thế giới bên trong của nhân vật thành nhiều mảng, một thứ phân tích cấu trúc như hội họa lập thể, mà nhẹ nhàng và thơ mộng hơn, là những con mắt siêu thực nhìn ra muôn hướng. Nơi những ghi chép trong sổ tay riêng của họa sĩ, chúng ta có thể gặp những con mắt ấy ở bất cứ vị trí nào, đặc biệt có những con mắt bay lên ở đường chân trời để nhìn vào cõi đời vô hạn, vũ trụ không cùng. Con mắt trong hội họa Cao Bá Minh là một ký hiệu của riêng anh. Trong cảnh huống nào, chúng ta cũng nhận ra ngay ký hiệu ấy, cho dù đó là một con mắt mọc cao ở đỉnh trán, nhìn xoáy vào một cách bí ẩn và hơi điên dại, trên một điểm nào đó, của Người phụ nữ trẻ sống sót qua một thời kỳ đầy ác mộng và hung bạo. Cũng cần biết: bức sơn dầu Người Phụ Nữ Trẻ (the Young Woman) này đã gây được nhiều chú ý khi trưng bày trong cuộc triển lãm do Rockefeller Institute on Violence and Culture tổ chức, với Dự A!n Nghệ Thuật về Kinh Nghiệm Sống Sót qua các nền văn hóa, vào năm 1996-97 ở Charlottesville, Virginia.



          Chân Dung (sơn dầu)

      Cũng là đôi mắt, ở một nơi khác, lại hết sức ẩm đạm, buồn rầu, trên khuôn mặt như muốn rạn vỡ thành hai mảng. Khuôn mặt ấy đỏ như màu đất nung, không phải là chân dung người đàn ông hóa thạch, mà là một khối thể rất thô, nổi bật trên nền xanh tím, và một vệt sơn đen chạy theo đường sống mũi, từ trán xuống môi trên, gây nên cảm giác và ấn tượng về một sự rạn nứt. Đó là chân dung người lính đã từng tham chiến thời trước, trở về sau cuộc chiến, đang trầm tư về cuộc đời và chính mình, về những xung đột và nứt rạn nội tâm. Chân dung của một người lính sau chiến tranh (Portrait of a Soldier After War) vẽ năm 1993, hiện thuộc bộ sưu tập của Nhà Bảo Tàng Cựu Chiến Binh Việt Nam ở Chicago. Bức tranh này hiện được treo thường xuyên ở Nhà Bảo Tàng đặc biệt về chiến tranh Việt Nam ở Chicago, Illinois, cũng là một tấm kiếng để chúng ta có thể soi rọi và tìm lại chính mình. Cao Bá Minh nhân nói về bức tranh này, đã nói thêm rằng các tác phẩm nghệ thuật của anh đã gột rửa qua máu và nước mắt, của một thời phải cắn răng chịu đựng, hủy diệt, huynh đệ tương tàn. Thời tuổi trẻ của anh đã bị cuốn hút vào trong một tình cảnh lịch sử chẳng có gì đáng hãnh diện, mà phải nói là thực xấu hổ. Đó là hành trang của thời tuổi trẻ, để từ đó, hôm nay anh phải ghi lại qua bức chân dung này. (Ý tưởng của Cao Bá Minh phát biểu với người biên soạn sách Viet Nam Relexes and Reflections, viết về Nhà Bảo Tàng Nghệ Thuật Cựu Chiến Binh Việt Nam. Sách do Eve Sinaiko biên tập, NXB Harry N. Abrams, Inc., New York, 1998, trang 42).



          Họa sĩ Huỳnh Hữu Ủy
          (Ký họa, Sàigòn, 1979)

      Có thêm một điểm này chúng ta cũng cần chú ý đến: những chân dung con người trên tranh Cao Bá Minh, đặc biệt là trên tranh sơn dầu, với những mảng sơn rất mạnh, đôi lúc đã mang lại cho chúng ta một không khí hồn nhiên, ngây thơ rất tươi mát, cũng có thể nói là rất gần với những khuôn mặt hoang sơ nơi nghệ thuật da đen, da đỏ và châu Đại dương. Cái tươi mát ấy đôi lúc lại chìm xuống, tê cứng và cô đọng trong một trạng thái méo mó của khổ đau chồng chất, để tạo thành cái đẹp tuyệt diệu. Cũng là dễ hiểu, bơi vì khổ đau làm nên cái đẹp và nghệ thuật; có thể đó là cái đẹp, cái nghệ thuật của một cá nhân, một vùng văn hóa, hay một dân tộc.


      Ngoài không khí siêu thực và hồn nhiên vừa đề cập ở trên, hội họa Cao Bá Minh chủ yếu là tranh trừu tượng. Có những chuyển động rõ ràng trong hội họa trừu tượng của Cao Bá Minh. Nhiều năm trước đây, trừu tượng Cao Bá Minh là một thanh lọc thế giới, giản lược sự vật và hình ảnh từ thế giới tự nhiên, tinh lọc hình ảnh (images) để chỉ còn là dạng hình gợi ý (shapes). Cao Bá Minh đã say đắm tiến vào loại trừu tượng này trong một thời dài, đặc biệt là vào thời khoảng 1970-75. Ở một vài bức tranh gần đây, chúng ta thấy anh có trở lại với cách tạo hình này. Giai đoạn sau này, từ thời kỳ đầu định cư ở Mỹ cho đến ngày nay, trừu tượng Cao Bá Minh chuyển qua một lối khác, một cách biểu lộ khác. Thế giới trừu tượng ấy, trở thành một không gian mơ hồ, phần nhiều là những phong cảnh được giao thoa giữa chắt lọc trừu tượng và ánh sáng lung linh của kỹ thuật ấn tượng. Cao Bá Minh đã tạo nên được một bầu khí kỳ ảo, siêu nhiên và sâu thẳm với kỹ thuật này. Như vậy Cao Bá Minh đã góp được một lối nhìn đẹp, diễm ảo, làm phong phú thêm cho nền nghệ thuật Việt Nam hiện đại.


      Huỳnh Hữu Ủy

      Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại, VAALA 2008

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Họa sĩ Victor Tardieu Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa sĩ Lê Văn Miến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Vài Dáng Ngựa Trong Nền Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam Huỳnh Hữu Ủy Khảo luận

      - Đôi Nét Về Văn Cao Của Hội Họa Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa Sĩ Lê Văn Tài Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa Sĩ Bửu Chỉ Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Nguyễn Đăng Thường: Từ Văn Chương Đến Nghệ Thuật Tạo Hình Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Tình Tự Dân Tộc Và Dòng Thơ Kháng Chiến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Tranh Khắc Gỗ Dân Gian và Các Tác Phẩm Văn Học Cổ Huỳnh Hữu Ủy Biên khảo

      - Nguyễn Đức Sơn: Một Đỉnh Thơ Kỳ Dị Và Cô Độc Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

    3. Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)

      Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)

      Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)

      Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)

      Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)