|
Duy Thanh(11.8.1931 - 24.11.2019) | Tuệ Sỹ(15.2.1943 - 24.11.2023) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Ann Phong," họa sĩ sóng biển".
(Hình: Ann Phong cung cấp)
Là một trong số ít phụ nữ gốc Việt vừa là họa sĩ, vừa là giáo sư đại học, Ann Phong tạo cho mình một vị trí riêng biệt trong làng hội họa.
Cô là niềm hãnh diện cho bản thân, cho gia đình và cho cả cộng đồng gốc Việt.
Dạy hội họa tại đại học Cal Poly Pomona từ năm 1996 đến nay, cô khéo léo phân chia công việc để một lúc vừa là vợ, vừa là mẹ, nhưng vẫn có thời gian để vẽ, công việc quan trọng nhất của người họa sĩ.
Cô nói: “Bấy lâu nay tôi không muốn dạy toàn thời gian (full time). Tôi chỉ nhận dạy ba lớp mỗi khóa học.”
Cô giải thích: “Như vậy vừa để tôi kiếm đủ sống và được hưởng đủ tiêu chuẩn y tế mọi thứ, và điều quan trọng nhất là tôi có đủ thời gian để sáng tác.”
Khi còn là sinh viên cao học tại đại học CSU Fullerton, cô đã được trường mời dạy rồi. Sau khi tốt nghiệp, tôi được mời đi dạy tại đại học Cal Poly Pomona University, đến nay đã trên 20 năm.
Không phải ai cũng có được cái diễm phúc như cô Ann Phong, nhưng không phải ai cũng có niềm miên man đam mê hội họa như cô cả.
Cô tên Phùng Thục Anh. “’Anh’ đổi thành Ann. Phong là họ chồng. Tôi thích tên này. Chữ ‘Ann’ hợp với chữ ‘Phong’ và dễ phát âm, cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh,” cô nói.
Sinh ra tại Sàigòn, cô được hưởng cái văn hóa và cuộc sống miền Nam Việt Nam.
Ngay từ thuở bé, máu họa sĩ đã thôi thúc trong huyết quản cô rồi. “Không hiểu vì sao, hồi mới chín, mười tuổi, tôi tự nhiên mê vẽ. Tôi có thể ngồi từ sáng sớm tới đêm khuya để vẽ. Lúc đầu tôi vẽ bằng viết chì, rồi qua màu nước. Tôi vẽ người, vẽ phong cảnh ngoài đường,” cô hồi tưởng.
“Chạy”, tranh tả cảnh chạy loạn năm 1974 từ Huế vào Sài Gòn. Vẽ năm 1992.
(Hình: Ann Phong cung cấp)
Gia đình cô thấy rõ sự đam mê quá mãnh liệt này của cô nên chưa bao giờ ngăn cản cô.
Có lẽ bản chất của một người nghệ sĩ chân chính là phải hiểu biết về con người, về cuộc sống nên ngay từ dạo ấy, Ann Phong đã mơ hồ cảm thấy mình phải có những tiếp cận với xã hội.
“Nhớ hồi tiểu học, khi tan học, tôi thường hay đi vòng vo từ trường về nhà. Đi qua từng com hẻm để xem người ta sống như thế nào, nói chuyện ra sao, nấu cơm ra sao…,” cô thuật lại.
Những gì cô nghe, cô thấy đều lần lượt xuất hiện trong những bức họa ấu thơ của người họa sĩ.
“Cá Trong Nước”, 12×12. Biển đã thành nét đặc thù của Ann Phong. Sáng tác 2018. (Hình: An Phong cung cấp)
Cô kể: “Lúc có dịp là tôi ngồi dính vô ghế và vẽ những hình ảnh của người và vật mình đã thấy. Có khi tôi tưởng tượng thêm cho bức tranh thêm hoàn chỉnh.”
Mới chín, mười tuổi, cô đã biết mình muốn làm gì trong tương lai. Và cô không hề đổi ý. Trải qua bao nhiêu trở ngại, đứa con gái mê vẽ luôn giữ ước mơ trở thành họa sĩ.
Tốt nghiệp trung học năm 1977, cô thi vô Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định. “Năm đầu, tôi bị rớt,” cô kể.
Dĩ nhiên năm sau, cô thi lại. Cô kể: “Thi lại, tôi lại rớt.”
Thay vì xoay sở, tìm một môn học khác thích hợp hơn như người khác, cô… không biết làm gì.
Cô thành thật: “Không biết làm gì, cả hai năm đó tôi cứ đạp xe đạp đi vòng vòng thành phố bị đổi tên, thấy những người bị mất nhà, mất cửa nằm la liệt trên đường phố, dưới gốc cây. Xong về nhà hí hoáy vẽ.”
Đến năm 1981, cô vượt biên và định cư tại Hoa Kỳ.
Tại xứ sở của những giấc mơ, cô thực hiện ước mơ của mình bằng cách học mỹ thuật tại những trường đại học Mỹ.
“Những Mảnh Áo Trong Biển Đông”, 66×50. Một suy tư của Ann Phong.
(Hình: Ann Phong cung cấp)
Lúc này, biển đã thấm sâu trong tâm khảm người họa sĩ, khoảng 80% sáng tác của cô đều có liên quan đến biển.
Cô nói: “Xưa nay, tôi vẫn vẽ về biển từ ký ức mình, vì tôi từng là thuyền nhân, sống chết vượt Thái Bình Dương. Nhưng dạo sau này tôi nhận thấy biển không còn là của riêng mình nữa rồi. Biển là của mọi người, và tôi dùng biển để nói lên sự hủy diệt môi sinh nếu chúng ta không biết giữ gìn ngôi nhà trái đất này.”
Cô cho hay: “Sau khi vượt biên, thoát chết trên biển, khi ngồi trước gía vẽ, ký ức tôi qua lại giữa hai bờ Thái Bình Dương, từ Việt Nam đến Cali. Tôi muốn diễn đạt những gì tôi cảm nhận được chứ không phải những gì tôi thấy. Những gì tôi thấy thì máy ảnh đã chụp rồi.”
Lối vẽ của Ann Phong có thể gọi là trường phái thể hiện (Expressionism). “Tôi vẽ bằng cảm xúc nên nét vẽ không thẳng hàng. Tôi không tỉa từng nét nên hình dạng trong đường nét rất mềm và lướt,” cô nhận xét.
Về biển, một đề tài chính qua cây cọ của Ann Phong, cô nói: “Tôi thoát khỏi khỏi Việt Nam, phải qua cả một Thái Bình Dương. Tới ngày hôm nay tôi vẫn còn thấy màu biển đen trong tâm thức tôi.”
Với cô, biển gần gũi với con người nhiều hơn mình nghĩ. “Tôi thấy tôi giống biển, lúc thanh thản trong sáng, lúc buồn giận vũ bão. Và lối vẽ của tôi đã diễn đạt được tâm trạng của tôi,” cô so sánh.
‘Tôi vẽ nhiều và dự triển lãm cũng nhiều. Tranh tôi vẽ từ cỡ nhỏ, một thước Anh (.915 mét) đến tranh to, chín thước Anh (8 mét 2). Ý tưởng về hình thức nội dung mỗi tác phẩm đến với tôi một cách tự nhiên, lúc tôi đang mơ màng, lúc lái xe từ nơi dạy học về đến nhà, lúc đi bộ, lúc đi xem tác phẩm của các họa sĩ khác… nói chung là ý tưởng mới nó cứ chờn vờn trong não, không bắt nó thì nó phai đi và ý tưởng mới khác lại hiện ra. Khi ngồi trước giá vẽ, tôi hỏi tay tôi kỳ này muốn thử thách ý nào trong óc. Lúc đó tôi quyết định vẽ tranh cở nào để đáp lại sự đòi hỏi của bàn tay,’ cô nói.
Mỗi bức tranh của cô thì thầm, thỏ thẻ một tâm tư thầm kín, một ký ức không thể quên, bên cạnh tiếng thét vang uất nghẹn vì vết thương cuộc đời, hằn sâu trên thân phận con người. Quả vậy, nếu chịu khó lắng lòng, người ta có thể nghe cả tiếng khe khẽ thở dài trăn trở nỗi niềm ẩn kín bên trong tiếng kêu vang trời.
Dù là giáo sư hội họa tại đại học Cal Poly Pomona từ năm 1996 đến nay, cô vẫn dành thời giờ để sáng tác và triển lãm tranh. “Tôi triển lãm từ địa phương đến nước ngoài. Tính đến nay tôi đã đi tham gia hơn 150 cuộc triển lãm từ Bangkok Thái Lan, Seoul Hàn Quốc, Chengdu Trung Quốc, Đài Trung Đài Loan, Tokyo Nhật Bản, và năm nay, 2018, là Đức,” cô cho hay.
Ngoài việc đi dạy và vẽ, Ann Phong còn để thời gian tham gia Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) một hội bất vụ lợi nhằm phổ biến văn học nghệ thuật của người Việt Nam sống tại Mỹ đến cộng đồng người Việt Nam và các cộng đồng khác. (Đằng-Giao)
- ‘Bức Tử VNCH: Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ của Nguyễn Tiến Hưng ly kỳ bất ngờ Đằng Giao Giới thiệu
- Danh họa Vũ Hối về cõi thiên thu Đằng Giao Thông báo
- Nhà văn Huy Phương, tác giả ‘Ga Cuối Đường Tàu,’ đã ra đi Đằng Giao Nhận định
- Cuộc ‘đọ màu’ lý thú của 6 họa sĩ lão thành tại Little Saigon Đằng Giao Giới thiệu
- Sáu họa sĩ Little Saigon cùng ‘Hồi Tưởng’ Đằng Giao Giới thiệu
- Ann Phong, ‘họa sĩ sóng biển’ Đằng Giao Nhận định
• Nữ họa sĩ Ann Phong - Dấu Người Trên Đất (Ngu Yên)
• Ann Phong, ‘họa sĩ sóng biển’ (Đằng Giao)
• Ann-Phong tại Ann-Home: Ngọn Gió nghệ thuật Việt tại Anaheim (Trangđài Glassey)
Họa Sĩ Ann Phong, Biển (Đặng Phú Phong)
Khai Mạc Phòng Tranh Họa Sĩ Ann Phong ở Việt Báo Gallery... (Việt Báo)
Họa sĩ Ann Phong mở triển lãm ‘Biển Ðời’
(nguoi-viet.com)
Họa sĩ Ann Phong và bộ sưu tập về Biển
(Mặc Lâm,RFA)
Họa Sĩ Ann Phong triển lãm tranh tại Việt Báo Gallery (Thanh Phong)
• Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)
• Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)
• Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)
• Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)
• Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)
• Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)
• Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)
William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong
(Nguyễn Duy Chính)
Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:
Nhiếp ảnh gia:
Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,
Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan
Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |