|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Hoạ sĩ André Maire
(1898 - 1984)
Hoạ sĩ André Maire là một người lữ hành không biên giới. Ông sinh ngày 28 tháng 9 năm 1898 ở vùng ngoại ô Marais của thủ đô Ba Lê.
Khi được 11 tuổi, cha ông, ông Jules Maire, đã khi tên ông vào truờng mỹ thuật của quận lỵ thuộc công trường Vosges. Ông đã theo học trường này từ năm 1909 đến 1916, và sau đó là trường hội họa nổi tiếng La Grande Chaumière của xóm học La-tinh.
Khi ông được 17 tuổi, cha của ông đã nói chuyện với Émile Bernard, một họa sĩ bạn của Gauguin và Van Gogh, về thiên khiếu hội họa cửa ông. Sau khi cha mẹ của ông qua đời năm 1917, Émile Bernard trở thành dưỡng phụ của người họa sĩ trẻ tuổi này.
Ngay từ giai đoạn khởi đầu của cuộc đời họa sĩ, André Maire đã chứng tỏ với giới thưởng ngoạn là nguồn sáng tạo của ông qua những bức tranh màu đậm đà, vĩ đại và tráng lệ, được gợi hứng từ kiến trúc của những quốc gia mà ông sẽ đi qua.
Cảnh hoàng hôn ở Việt
Nam Le Crepuscule, tranh André Maire
Năm 1917 ông bị động viên và được gửi đến Đông Dương để thi hành nghĩa vụ quân sự. Qua một quen biết đặc biệt, ông được dàn xếp để trở thành giáo sư dạy vẽ trong 3 năm tại trường Chassseloup-Laubat ở Sài Gòn khi mới 20 tuổi!
Quả là một chuyến đi khai tâm cho sự nghiệp hội họa của ông. Ông truyền lại cho học trò những kinh nghiệm trẻ trung của ông trong những chuyến du lịch xuyên qua nền văn minh huy hoàng của Việt Nam mà ông đã mở hết cửa lòng để đón nhận. Chính từ thời kỳ đó, ông đã giữ lại trong tâm hồn những xúc cảm huyền bí và sự rung động đầy thơ mộng mãnh liệt khi được chiêm ngưỡng phế tích của các ngôi đền Đế Thiên Đế Thích của vương quốc Cao Mên.
Tháng 10 năm 1921, André Maire trở lại Pháp với một thần trí giao động và một kỹ thuật sáng tác chuyển biến. Ông bắt đầu liên hệ với Irène Bernard, con gái của dưỡng phụ Émile mà ông đã làm quen từ những ngày ở tỉnh Tonnerre của vùng Bourgogne. Năm sau, thầy Émile rủ André Maire cùng làm một chuyến đi thăm nước Ý. Sau khi viếng thăm nhiều thành phố, họ đã đến Venise vào đầu mùa Hè 1922. Một thời gian ngắn sau đó, Irène và André làm đám cưới và cư trú luôn tại thành phố Venise. André mua một phòng triển lãm và dùng nơi này để bán những tác phẩm của ông.
Đàm thoại - La Conversation,
tranh André Maire
André và Irène đã trải qua những ngày hạnh phúc tại thành phố Venise thơ mộng này. Họ sinh được hai đứa con, một cái tên Lorédana và một trai tên Titien. Tranh của ông được nhiều người mua. Đời sống thật tuyệt vời.
Năm 1928, ông du lịch qua Tây Ban Nha và năm 1929 ông đi thăm thành phố Bruges thuộc Bỉ. Qua hai chuyến đi đó, ông đã sáng tác và mang về Pháp những tranh mực tàu tuyệt hảo. Sau đó ông xin vào học trường văn hóa Pháp Casa Vélasquez ở thủ đô Madrid. Ông học ở đây từ 1933 đến 1935.
Năm 1937, ông lại lên đường đi thăm Ai Cập, Ấn Độ và Cao Mên. Trong sáu tháng ở thủ đô Le Caire của Ai Cập, ông đã tổ chức được những cuộc triển lãm tranh trong giới quý tộc Ai Cập. Tháng 3 năm 1938, ông du hành lên vùng thượng của Ai Cập: Karnak, Louxor. Ánh sáng rực rỡ của vùng này đã làm cho ông say mê và gợi hứng giúp ông chuyển qua ngành vẽ thủy mặc. Những màu sắc bắt đầu xuất hiện trộn lẫn trong những tranh đen mực tàu cố hữu của André Maire.
Tháng 6 năm 1938, ông bắt đầu chuyến du hành thứ năm về Cao Mên và ông hy vọng, nhờ văn hoá Ai Cập, sẽ thấu hiểu được sâu sắc hơn nét đẹp của Đế Thiên Đế Thích và vương quốc xa xôi này. Rời Ai Cập đi về hướng Đông Nam, ông đến hải cảng Pondichéry rồi vẽ cho mình chuyến đi xuyên qua miền Nam Ấn Độ, xứ Phật Tích Lan, Bombay, Agra, sông Hằng, Bénarès, Bhubaneshvar, Madras và Mysore. Trong thời kỳ đó, tổ chức một chuyến đi như vây là cả một công trình, nhưng không có gì cản được bước chân của André Maire. Ông luôn luôn là người nghệ sĩ phiêu du cho đến cuối cuộc hành trình đầy mộng mơ.
Năm 1939, ông trở lại Pháp và sống qua những ngày tang thương của Đệ Nhị Thế Chiến khi nước Pháp bị Đức Quốc Xã chiếm đóng. Năm 1984, ông đã qua đời ở tuổi 86 trong xưỡng họa của ông ở số 8 đường Changarnier của quận 12 thành phố Ba Lê.
• Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên)
• Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)
• Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)
• Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)
• Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)
• Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)
• Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)
William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong
(Nguyễn Duy Chính)
Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:
Nhiếp ảnh gia:
Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,
Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan
Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |