1. Head_

    Dương Kiền

    (28.12.1939 - 17.11.2015)

    Khái Hưng

    (.0.1896 - 17.11.1947)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Hồ Thành Đức (Huỳnh Hữu Ủy) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      16-5-2009 | HỘI HỌA

      Hồ Thành Đức

        HUỲNH HỮU ỦY
      Share File.php Share File
          

       


           Họa sĩ Hồ Thành Đức

      Trong khi không khí của Hồ Hữu Thủ khá nhẹ nhàng, thì tranh Hồ Thành Đức lại đầy vẻ bi thảm; cái thơ mộng luôn luôn hiện ra dưới một hình thái buồn thảm, cô quạnh và phần nào hơi tan vỡ, nứt rạn.


      Với hội họa miền Nam trước 1975, tranh Hồ Thành Đức khá đặc biệt với kỹ thuật giấy dán của anh. Trên thế giới, kỹ thuật này không có gì mới mẻ. Ở Nhật khoảng thế kỷ XIII, XIV, nghệ sĩ Nhật Bản đã biết sử dụng những chất liệu như giấy, gỗ, vải để dán thêm vào tranh vẽ. Ở phương Tây, Braque và Picasso, đặc biệt là Braque đã đưa kỹ thuật này vào thế giới tạo hình, dùng những mảnh bìa với những màu sắc khó thể tạo nên bằng cây cọ của họa sĩ. Một vài chất liệu khác nữa được ghép lại và dán cứng lên nhau, và sau cùng, đường nét được phóng vẽ lên bao trùm lấy toàn thể những chất liệu đã được dùng đến.


      Kỹ thuật dán giấy đã một thời cùng với trào lưu siêu thực và lập thể mà phát triển mạnh, gây nên nhiều chú ý và những tiếng vang sâu đậm khắp nơi, đã thử thách lắm nghệ sĩ nhưng không phải ai cũng có thể dấn bước vào, bởi vì không những nó đòi hỏi một sự chuyên tâm nghiên cứu, trau luyện để tìm ra một đường lối thể hiện mà còn đòi hỏi, một cách tất yếu hơn, những điều kiện tâm cảm nào đó của người nghệ sĩ.


      Nói như nghệ sĩ siêu thực bậc thầy Marx Ernst, với những chiếc lông chim ta có thể kết thành một đám lông chim, nhưng không phải với keo hồ là có thể làm thành nghệ thuật ghép dán (Si ce sont des plumes qui font le plumage. Ce n'est pas la colle qui fait le collage).


      Sau nhiều năm làm việc, thử thách với hình thức hội họa này, Hồ Thành Đức đã đạt được nhiều thành công đáng kể, chinh phục được công chúng thưởng ngoạn cũng như anh em sáng tác cùng giới. Phòng tranh bày tháng 5-1970, ở phòng triển lãm quen thuộc Pháp Văn Đồng Minh Hội, đã để lại những ấn tượng tốt đẹp về một đời sống nghệ thuật sâu sắc và một kỹ thuật khá cao đã được nắm vững. Trừ một vài tác phẩm có đôi chút tươi vui như Đồ chơi của trẻ con, Tĩnh vật và hoa, Vũ khúc Đông phương, gần như một thứ trang trí với vẻ lấp lánh của ánh sáng chiếu rọi qua những tấm kính rực rỡ trên các khung cửa nhà thờ gô-tích, tất cà các tấm tranh còn lại đều tỏ lộ một thế giới khá buồn thảm, với sắc độ hầu khắp là lạnh lẽo.


      Màu sắc xanh xám, đen nâu trộn vào nhau, pha cùng với màu nâu sậm, màu chì của bầu trời mây tối. Cảnh vật bị đè nặng dưới sức ép của bạo lực và kinh hoàng, trầm lắng dưới những khối màu ảm đạm. Trên một đường phố, trên khuôn mặt mẹ già hay ngay cả thiếu nữ đang độ thanh xuân, trên những chân dung hay tĩnh vật cũng thế. Luôn tỏa ra trong tranh anh một nỗi buồn bã, trống trải, tan rả, những đau đớn và gãy đổ của một thời đại chia cách, phân hóa. Thế giới gần như tuyệt vọng và tan vỡ mọi bề, thực hết sức hiu quạnh, vắng bóng con người. Nếu con người hiện ra thì cũng đang tê cứng và biến dạng đi để trở thành một thứ đá im lìm, u uất, bất động mà bao nhiêu tiếng gào, bao nhiêu nỗi căm phẫn đều dồn vào bên trong. Chúng ta hãy thử kể đến vài tấm tranh trong không khí ấy: Gia đình trong cổ tháp, Ánh sáng trong Viện Bảo Tàng, Tình đá, Đá mặt trăng và tuợng Ai Cập, Tĩnh vật, Chân dung của người già, Thành phố xám, Giáo đường màu xám, Sau chiến tranh, Thiếu nữ trên tường rêu, Vết đạn trên thành phố Huế ...


      Khó cắt nghĩa chính xác tại sao trên tranh Hồ Thành Đức lại nhuốm đầy vẻ bi thảm, hoang mang và ác mộng. Nhưng ít nhiều chúng ta cũng đã biết đến những ám ảnh khắc nghiệt vào thời tuổi thơ họa sĩ, cùng những dằn vặt của thời tuổi trẻ, và sau cùng là tuổi trưởng thành trên một đất nước mà chiến tranh đang đè nặng như một định mệnh tàn khốc. Hẳn rằng tất cả những yếu tố ấy đã hợp nhau lại để dựng thành một thế giới riêng tư bi thảm.


      Những năm về sau này, có lẽ tâm cảnh cũng biến chuyển theo với thời thế bên ngoài, khi chuyển qua giai đoạn thực hiện tranh sơn mài, khi căn nhà của Bé Ký, Hồ Thành Đức ở 78 bis Điện Biên Phủ (tức Phan Thanh Giản cũ) thực sự trở thành một xưởng sơn mài đáng chú ý ở Sài Gòn, thì tranh của Hồ Thành Đức đã vui tươi hơn nhiều, những mảnh vỡ trong collage trước đây càng làm cho sơn mài của Hồ Thành Đức sâu hơn và gợi cảm hơn, hầu hết các tác phẩm đều được nghiên cứu, thử tay, thực hiện trước bằng collage rồi mới chuyển qua khâu sơn mài để hoàn tất.


      Tranh sơn mài của Hồ Thành Đức được sản xuất hàng loạt, không kịp đủ để bán, rồi theo các chuyến tàu, các người chơi tranh, các nhà sưu tập mà đi khắp thế giới. Bức Chân dung Chúa treo ở phòng khách lớn Hội Truyền giáo Hải ngoại Ba Lê (Missions Étrangères de Paris) được nhiều người thưởng lãm và cảm xúc. Nhà Bảo tàng Nghệ Thuật Thái Bình Dương ở Vác-Xa-Va (Warsaw), Ba Lan, năm 1984, đã chọn mua bức sơn mài Mẹ Âu Cơ của Hồ Thành Đức để giữ trong bộ sưu tập thường xuyên.


      Tranh Hồ Thành Đức có trong nhiều bộ sưu tập riêng ở Pháp, Canada, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức, Thụy sĩ ...


      Một chút tiểu sử Hồ Thành Đức:


      Sinh năm 1940 ở Đà Nẵng, theo học Trường Mỹ Thuật Huế, bỏ học dang dở và sau đó tiếp tục lấy bằng tốt nghiệp ở Trường Mỹ Thuật Gia Định. Giải thưởng Hội Họa Mùa Xuân 1963 với huy chương đồng. Tranh được Phủ Văn Hóa chọn để dự triển lãm quốc tế ở Luân Đôn (1965), Monaco (1965). Tham dự triển lãm lưu động giới thiệu văn hóa - nghệ thuật Việt Nam 1969, do Tổng hội sinh viên Nhật Bản tổ chức, với sự tham dự của Bé Ký, Nguyễn Gia Trí, những hình ảnh sinh hoạt âm nhạc của Trịnh Công Sơn v.v... Từ 1969-75, Hồ Thành Đức là giảng viên Mỹ Thuật Trường Đại Học Vạn Hạnh, và năm 1974 cho đến 30-4-75, đặc trách ban mỹ thuật áp dụng của Trường Đại Học Phương Nam vừa thành lập, với dự án sẽ tổ chức thành một phân khoa mỹ thuật. Hiện định cư tại California, Hoa Kỳ, vẫn thường xuyên tham dự các sinh hoạt nghệ thuật của cộng đồng người Việt nơi đây.


      Huỳnh Hữu Ủy

      (Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại,
      VAALA 2008, trang 172)

      Sơ Lược Tiểu Sử, Tác Phẩm và các cuộc Triển Lãm của Hồ Thành Đức

      (Nguồn: VIETNAM Art Gallery | Kicon)


      Born in 1940, Da Nang, Vietnam

      Graduated from the National School of Fine Arts, Saigon, Vietnam.

      Founder and Director, Young Vietnamese Artists Association, 1968-1975.

      Professor of Fine Arts, Van Hanh University, Saigon, Vietnam, 1969-1975.

      Dean of the Practical Arts Department, Southern Region University, Vietnam, 1974-1975.

      Resettled in California, USA, 1989.


      SELECTED WORK:

      The Sorrow Is Still There

      Spring in my Country

      Boats

      The Sorrow of Stones

      Impression of Nude

      Young Lady and Fruits

      Sky, Mountain, and Lover

      Portrait of Trinh Cong Son

      Portrait of Jesus Christ

      Portrait of Jesus Christ (II)

      Pham Duy's Portrait

      Trau Va Thung Lung

      Thieu Nu Va Am Nhac

      Pho Co Hoi An

      Cau Nguyen


      SELECTED EXHIBITIONS:

      - First Place Award, at the Spring Exhibition, Saigon, Vietnam, 1963.

      - Gold Medal Award, the National Armed Forces Exhibition, Saigon, Vietnam, 1964.

      - Highest Honor, the National Catholic Exhibition, Saigon, Vietnam, 1964.

      - Various International Buddist Exhibition in India, Sri Lanka and Taiwan, 1965.

      - Participated in the International Exhibitions in Tokyo and 9 other cities, Japan, 1969.

      - Highest Honor, the Vietnamese National Exhibition of Religious paintings, 1973.

      - Participated in the Permanent Collection of the Pacific Museum, Warsaw, Poland, 1984.

      - Family Exhibitions in Bataan and Manila, Philippines, 1989.

      - Studio Art Gallery, Burbank, California, USA, 1992.

      - Century Art Gallery, Westminster, California, USA, 1992.

      - Irvine Fine Arts Center, Irvine, California, USA, 1992.

      - Crafts Center/Grove Gallery, San Diego, California, USA, 1992.

      - Annual "TET" Art Exhibit, 1993.

      - VAALA Art Gallery, 1993.

      - Vietnamese Artists: 20 years in exile, Royals Gallery, Florida, 1995.

      - Contemporary Vietnamese Art, the United States and Vietnam, Organized by the Smithsonian Institute Traveling Exhibition and sponsored by the Washington Post.

      - Cllipse Arts Center, Arlington, VA, USA, September 5 - October 28, 1985.

      - San Jose Meseum of Art, CA, USA, June 1 - June 23, 1996.

      - California State University Long Beach, College of the Arts, 1996.

      - Pacific Asia Mesuem, Foyer Gallery, Pasadena, CA, USA, June 29, 1996.


      *


      Bé Ký



           Họa sĩ Bé Ký

      1) Theo ý bạn, thì hội họa ngày nay ở Việt Nam có những xu hướng nào đáng kể nhất, và riêng bạn hiện đã ngả về xu hướng nào hay bạn tự tìm lấy một đường lối riêng biệt?


      2) Nếu có người cho rằng Hội họa phải có dân tộc tính thì có người lại cho rằng Hội họa cần phải được Quốc tế hóa. Theo ý bạn, hai lập luận trên đây có trái nghịch nhau không và bạn có nghiêng về lập luận nào không?


      3) Xin bạn cho biết những công trình tìm kiếm và những kết quả của bạn trên địa hạt Hội họa.


      4) Trong các họa phẩm của bạn, bức nào bạn cho là hợp hơn cả với đường lối riêng của bạn và xin bạn vui lòng giải thích rõ các đặc tính của tác phẩm đó.


      5) Xin bạn cho biết ý kiến về tình trạng hiện tại và triển vọng của ngành Hội họa Việt Nam?


      Tên thật: Nguyễn Thị Bé.

      Sanh ngày rằm tháng 10 năm Kỷ Mão (nhằm ngày 25 tháng 11 năm 1939) tại tỉnh lị Hải Dương (Bắc Việt).


      Năm 1954, được họa sĩ Trần Đắc thu nhận làm môn đệ, và nhờ các họa sĩ Văn Đen, Nhan Chí, Trần Văn Thọ chỉ dẫn thêm.


      Đã theo lớp Hội họa hàm thụ của trường ABC ở Pháp.

      Chuyên vẽ hoạt họa, ký họa.


      Đã triển lãm tại:

      Pháp văn Đồng minh hội (1957), phòng Triển lãm Đô thành do Hội Văn hóa Việt Nam tổ chức (1957),

      Langbian palace, Đà Lạt (1958), Pháp văn Đồng minh hội (1958), phòng Triển lãm Đô thành do Hội Văn hóa Việt Nam tổ chức (1958).


      Dự Triển lãm mùa xuân (1959-1960), và tranh "Nghe Đàn" đã được Sở Thông tin Huê Kỳ chọn đăng vào lịch của sở năm 1959.

      Triển lãm tại công ty Việt Hà (1959-1960).

      Tranh "Bà bán hàng rong" được nhà Mỹ thuật học vụ chọn gởi Triển lãm Hiệp Chủng Quốc (1960).

      Dự cuộc Triển lãm do nghiệp đoàn Hội họa tổ chức (1960).

      Dự cuộc Triển lãm do Văn hóa vụ tổ chức tại tòa Đô sảnh (1961).

      Triển lãm tại Hotel Catinat (1961).

      Bức "Thuyền chài nghỉ lưới" được Tưởng lệ danh dự Triển lãm mùa xuân 1961 ...


      Tôi nhìn người đối diện mà không khỏi ngạc nhiên.


      Bảy năm qua mà cô thanh nữ giờ đây không khác mấy cô thiếu nữ bán tranh tự vẽ trên vỉa hè các đường còn mang tên Catinat, Bonard, Charner. Vẫn cái dáng ốm, thấp, vẫn cái mái tóc kẹp sau lưng, vẫn cái vẻ chất phác, hiền lành, từ tốn trong cử chỉ, trong lời. Chỉ khác một thoáng già dặn trong cái cười e ấp, trong cái nhìn thuần lương. Ngắm Bé Ký, người ta có ý nghĩ: nghệ thuật là cái gì ở tầm tay của mọi người, chớ không phải dành riêng cho một hạng người nào.


      - Nguiễn Ngu Í: Tuổi ấu thơ của em chắc không được vui mấy?

      Hai bàn tay xương xương, móng để tự nhiên và cắt bằng đầu, nắm lấy nhau và gương mặt đăm chiêu hơi nghiêng về trước.

      Em mồ côi cha mẹ lúc còn nhỏ dại, vào vụ đói 1944, anh chị em thất lạc cả, chết sống thế nào nay em cũng chẳng biết. Nhờ ông bà Trần Đắc cám cảnh nuôi làm con, cho đi học.


      - Nguiễn Ngu Í: Em thích vẽ từ đó?

      Thưa ông, không ạ. Em thích vẽ trước khi học chữ. Rm vẽ chim, vẽ cò, thấy gì vẽ nấy và thích xem sách báo có hình. Chỉ khi em học trường Trí Tri ở Hải Phòng là khiếu vẽ của em mới nảy nở. Sau này, nghĩa phụ em mới dạy em.


      Vừa lúc ấy, họa sĩ Trần Đắc bước vô, và cũng ngồi góp chuyện, tôi hỏi:

      - Nguiễn Ngu Í: Ông dạy em Bé Ký vẽ, hẳn lúc đó ông thấy ở em nhiều hứa hẹn.

      Cái khiếu vẽ của cháu, tôi biết từ lâu, nhưng tôi chỉ thật sự nhận cháu làm môn đệ lúc cháu được mười lăm tuổi. Tôi vốn chuyên về sơn mài, cháu phụ việc với tôi cùng một số trẻ khác. Nhưng chỉ có cháu là chịu khó nhất, và cần cù nhẫn nại chẳng ai bì. Có những đêm cháu thức đến một, hai giờ khuya để làm cho xong việc tôi giao. Tôi từng học trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội, từng lăn lộn trong nghề, thấy lắm gian nan, một người đi tắt cần phải bền chí lắm mới mong thành công được phần nào.


      - Nguiễn Ngu Í: Thế thì ông bắt đầu dạy em theo lối nào?

      Tự nhiên là không theo lối nhà trường. Tốn công, tốn thì giờ, mà khi ra đời những điều học hỏi dùng cũng chẳng được bao nhiêu. Tôi khuyên cháu nên theo con đường hoạt họa. Ghi nhanh chóng một dáng người, một hoạt cảnh, hợp với cái khiếu nhận xét của cháu hơn và cái tài sẵn có của cháu.


      - Nguiễn Ngu Í: Ngoài ông ra, em có còn thọ giáo của ai nửa không?

      Còn có trường hàm thụ ABC ở Pháp, và các anh bạn: Văn Đen, Nhan Chí, Trần Văn Thọ.


      Đến đây, họa sĩ Trần Đắc có việc lên xưởng họa, tôi trở lại chuyện trò cùng Bé Ký.

      - Nguiễn Ngu Í: Tôi thấy trong các bức vẽ của em, em hay chọn những đề tài lấy ngay ở cuộc sống quanh em, những cảnh, những người bình dân như "Ông già xem tướng, Người kéo nhị, Gánh phở, Cô bán hột vịt, Cô bán đu đủ, Em bé bá bong bóng đỏ, Lớp học bình dân". Có phải vì tuổi thơ của em phải chịu thiệt thòi mà em thích vẽ những người xấu số, những kẻ phải lấy mồ hôi đổi lấy miếng ăn?

      Một thoáng cười, vui buồn lẫn lộn.

      Dạ, thưa ông nói đúng. Em mến những người lao động, những cảnh tay làm hàm nhai.


      - Nguiễn Ngu Í: Thế thì dạo trước, tự em em muốn đi bán tranh dạo và đi vẽ dạo hay vì hoàn cảnh khiến thế.

      Thưa ông, có cái này một chút, cái kia một chút. Đi bán và đi vẽ rong thế, em nuôi hai hy vọng: gặp những khách hàng người Pháp, và những họa sĩ ngoại quốc. Em mong một ngày kia được sang Pháp, sang Ý để xem, để học nên em có học chữ Pháp. Đọc thì đuợc mà nói thì khó. Đi bán rong em tự buộc mình ở vào cái thế phải mời khách, phải nói này nói nọ, dầu nói bập bẹ đi nữa. Nhờ thế, em trở nên dạn dĩ, và nói một ngày một thêm trôi chảy. Và em cũng gặp các họa sĩ Pháp có, Mỹ có, Ý có, Nhật có, mến chút tài em (vì lắm khi em vẽ tại chỗ ảnh họ để tự giới thiệu hoặc ghi nhanh những dáng điệu đặc biệt thoáng qua), họ hỏi chuyện, họ chỉ vẽ thêm, họ lại nhà để xem tranh em, rồi phê bình.Nhờ thế mà sự học vẽ của em tấn tới nhiều.


      Nguiễn Ngu Í

      (Phỏng vấn các họa sĩ về QUAN NIỆM HỘI HỌA,
      Tạp chí Bách Khoa)

      *


      Triển lãm tại Chicago


      Hội Người Việt tại tiểu bang Illinois đã tổ chức một cuộc triển lãm hội họa với những sáng tác rất mới của ông bà họa sĩ Hồ Thành Đức và Bé Ký tại trường Đại Học Harry S. Truman College, Chicago suốt một tháng từ 14 tháng Chín 2002 đến 12 tháng Mười 2002.


      Hồ Thành Đức và Bé Ký đã dành ra một khoảng thời gian khá dài cả hơn một năm nay để nỗ lực sáng tạo ra những tác phẩm mới với khoảng 45 bức tranh đủ kích thước qua hai thể loại sơn dầu và tranh lụa. Cuộc triển lãm có tên Việt Nam Quê Hương Mến Yêu (My Beloved Vietnam). Hai họa sĩ đã có mặt trong buổi tiếp tân và khai mạc tại trường Đại Học Harry S. Truman College.


      Tranh của hai họa sĩ đã được triển lãm nhiều nơi trên thế giới từ thập niên 1960. Họa sĩ Hồ Thành Đức sở trường về tranh sơn dầu thuộc trường phái Ấn tượng (Impressionist) đã từng đoạt nhiều huy chương về hội họa. Bà Bé Ký sở trường về tranh lụa với những nét vẽ độc đáo về những đề tài dân gian và trên đường phố, thật giản dị nhưng lại mang rất nhiều cá tính và dân tộc tính đã được nhiều khách thưởng ngoạn Việt Nam và ngoại quốc tán thưởng.


      Sau khi định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1989, hai họa sĩ tiếp tục hăng say sáng tác và đã triển lãm tranh ở nhiều nơi trên vùng Bắc Mỹ. Cuốn năm 2001, họa sĩ Hồ Thành Đức đã xuất bản một tập tranh tuyển chọn trong những tác phẩm sơn dầu đắc ý nhất của ông mang tựa đề Impressions In My Life (Ấn Tượng Trong Đời Tôi). Tập tranh in toàn màu trên giấy láng dầy thật đẹp và thật lộng lẫy với nhiều bài viết của các ký giả Hoa Kỳ như Eric Scigliano trên tờ Washington Post, Jennifer A. Bauman trên tờ Register và của Phòng Triển Lãm Irvine Fine Arts Center.


      Trong dịp tiếp xúc thân mật, họa sĩ Hồ Thành Đức có cho biết là trong dịp triển lãm tại Chicago này, nữ họa sĩ Bé Ký cũng là người bạn đời của ông sẽ cho ra mắt tập tranh tuyển chọn của bà với chủ đề Việt Nam Quê Hương Mến Yêu. Qua tập tranh này, khách thưởng ngoạn sẽ có cảm tưởng như đang sống với những nhân vật của đời thường của những ngày xưa cũ ở Việt Nam trên mỗi góc phố, trên mọi nẻo đường.


      Số tranh của hai họa sĩ (với giá gồm bốn con số) bán được trong dịp triển lãm này rất đáng kể. Chỉ mới trong thời gian khai mạc, sáu bức của Bé Ký và tám bức của Hồ Thành Đức đã có người mua, đó có thể là một con số kỷ lục đối với một phòng tranh của người Việt Nam tại hải ngoại. Họa sĩ Hồ Thành Đức đã nói với một nhà báo ở Chicago rằng ông rất ngạc nhiên và cảm động khi thấy một người tương đối còn trẻ tuổi đã mua bức Bồ Đề Đạt Ma của ông, một bức tranh ông nghĩ chỉ người lớn tuổi mới có thể hiểu và thưởng thức được. Cũng trong dịp này ông cho biết hiện nay tranh của ông có khuynh hướng về Thiền, và tiết lộ trong đầu thập niên 1960 ông hay vẽ Chúa trên cây thánh giá, đã được giải thưởng trong cuộc Triển lãm Công giáo Toàn quốc năm 1964.


      Đôi vợ chồng họa sĩ Hồ Thành Đức-Bé Ký từ gần bốn chục năm qua hoàn toàn sống bằng nghề hội họa của mình, cho đến nay vẫn tiếp tục sáng tác bên nhau. Thành công của lần triển lãm này đánh dấu những thành tựu sáng tác mới nhất của họ, và các tác phẩm chứa đầy sáng tạo cho thấy chưa có một dấu hiệu mệt mỏi nào của những người đã vào thập niên sáu mươi của cuộc đời.


      Anh Thành

      (Vòng Chân Trời Văn Học Nghệ Thuật,
      Thế Kỷ 21, số 162, tháng 10, 2002)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Họa sĩ Victor Tardieu Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa sĩ Lê Văn Miến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Vài Dáng Ngựa Trong Nền Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam Huỳnh Hữu Ủy Khảo luận

      - Đôi Nét Về Văn Cao Của Hội Họa Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa Sĩ Lê Văn Tài Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa Sĩ Bửu Chỉ Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Nguyễn Đăng Thường: Từ Văn Chương Đến Nghệ Thuật Tạo Hình Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Tình Tự Dân Tộc Và Dòng Thơ Kháng Chiến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Tranh Khắc Gỗ Dân Gian và Các Tác Phẩm Văn Học Cổ Huỳnh Hữu Ủy Biên khảo

      - Nguyễn Đức Sơn: Một Đỉnh Thơ Kỳ Dị Và Cô Độc Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

    3. Bài viết về họa sĩ Hồ Thành Đức (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Hồ Thành Đức

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Hồ Thành Đức (Huỳnh Hữu Ủy)

       

      Tác phẩm của Hồ Thành Đức

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Người họa sĩ ghi lại sinh hoạt đường phố Sài Gòn (Hồ Thành Đức)

      Slide Show

       

       

      Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)

      Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)

      Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)

      Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)

      Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)