|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Trong sinh hoạt văn học nghệ thuật miền Nam, có những tên tuổi một khi nhắc đến, những người am hiểu phong thổ nhân vật địa phương sẽ biết ngay ai là ai, nhưng cũng có những danh tính quen thuộc ở hai ba bộ môn khác nhau, ngành nào họ cũng một chín một mười, tuy rằng tên tuổi họ một khi được nêu ra, người ta sẽ có ngay một chỉ danh để gọi, khá chính xác. Hãy lập một danh sách 5 người đầu bảng (Top Five) của các ngành, thơ, văn, nhạc, họa, biên khảo, dịch thuật, báo chí, xuất bản, ấn loát, từ 1954 tới 1975, ta sẽ thấy những nhận xét khá tương đồng, hay những câu hỏi cần - hay nên - có một câu trả lời chấp nhận được. Những danh sách nêu ra dưới đây hy vọng sẽ mang lại những câu trả lời tương xứng với sự chờ đợi (có xác suất cao nhất với thực tế).
Họa sĩ Duy Thanh,
Sàigòn, 1961
Tất cả có đầu bảng thơ, đầu bảng văn, đầu bảng nhạc, đầu bảng họa, đầu bảng biên khảo, đầu bảng dịch thuật, đầu bảng báo chí, đầu bảng xuất bản, đầu bảng ấn loát.
Những danh sách đầu bảng không thể do một cá nhân hoàn thành, dù cá nhân đó đưa ra bảng đầu tiên. Bảng đầu tiên chỉ là đề nghị, hy vọng với thời gian, được góp ý và sự điều chỉnh của dư luận, sự tìm tòi phát giác của nhiều người, chúng ta sẽ có những danh sách cơ bản. Người viết bài này khởi sự “trình chánh” như dưới đây.
Bảng đề nghị đầu tiên. Bây giờ là tháng 12 của năm 2015, đa số trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại đã có 60 năm văn học truyền thống quốc gia từ 1954 tuy bị di rời năm 1975 song không bị cắt đứt, trong đó có 40 năm sống ở xứ người, mà trong khi những người lưu vong mang nặng tâm tình quê hương bản thổ trong tâm trí, thì những người ở lại chứng kiến sự tàn phá quê hương bản thổ ấy của một chính quyền mới, cho nên chính những người lưu vong lại là những người may mắn giữ được quốc hồn quốc túy nguyên vẹn trong lòng, và trong thơ văn chữ nghĩa nghệ thuật họ mang theo. Trong 60 năm ấy, có 20 năm văn học phong phú từ miền Nam.
Bảng danh sách đang hình thành khởi đầu bằng các bộ môn thơ, văn, nhạc, họa. Tạm thời chỉ kể ra + các tác giả từ trung niên tính xuống lớp tác giả trẻ, và cố gắng + cân bằng địa phương và + giới tính. Như thế ta sẽ không nhắc tới những người sinh vào hai thập niên đầu của thế kỷ XX [1901..., 1910...] như Vũ Hoàng Chương, Lê Văn Trương, Ðông Hồ, Nguyễn Vỹ, Nguyễn Gia Trí... chẳng hạn, ta sẽ có những người sinh muộn lắm là từ thập niên '20, các thập niên '30, 40... như sau:
Ðầu bảng thơ: ví dụ Cung Trầm Tưởng, Hoàng Trúc Ly, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Tuệ Mai.
Ðầu bảng văn: ví dụ Mai Thảo, Lê Xuyên, Võ Phiến, Thanh Nam, Nguyễn Thị Hoàng.
Ðầu bảng nhạc: ví dụ Phạm Duy, Cung Tiến, Trịnh Công Sơn, Lam Phương, Vũ Thành An.
Ðầu bảng họa: ví dụ Duy Thanh, Ngọc Dũng, Võ Ðình, Trịnh Cung, Ðinh Cường.
Bài này viết về danh sách đầu bảng hội họa trước.
Trong hầu hết các họa sĩ mà tôi quen biết, nhiều người đã cùng làm việc trong cùng một vài tờ báo trong nhiều năm, là những người ngoài việc vẽ còn sáng tác thơ văn rất thường xuyên như Duy Thanh, Ngọc Dũng, và Võ Ðình. Duy Thanh vừa viết văn, vừa dịch thơ văn ngoại quốc ra Việt ngữ, đặc biệt viết nhiều truyện ngắn hơn hết và làm thơ nhiều hơn hết. Là một thành viên cốt cán trong nhóm Sáng Tạo - viết bài liên tục từ số 1 bộ cũ, trình bày tờ báo từ bộ mới - ông còn thường xuyên phát biểu nhận định về các vấn đề văn học nghệ thuật trong các bàn tròn văn nghệ. Mỗi khi nói đến ông, người viết bài này luôn luôn nghĩ đến ông như một nhà văn, mặc dù từ khởi nghiệp, ông cầm cọ vẽ và triển lãm tranh. Nhiều họa sĩ làm thơ, thỉnh thoảng làm, như một tài tử. Làm nhiều như Ngọc Dũng chẳng hạn, tôi vẫn nghĩ anh là làm thơ tài tử. Riêng Duy Thanh, không phải là thi sĩ tài tử, ông làm thơ như một nhà thơ, ông viết văn như một nhà văn.
Phát biểu về thơ, Duy Thanh nhà thơ - tôi nghĩ thế - nói:
- “Nhà thơ độc đáo đều có một ngôn ngữ riêng. Chính là rung cảm trước thời đại biểu diễn qua lối nhìn bằng tiếng nói của hắn.” (trang 130 - Thảo Luận)
- “Tôi hy vọng thể thơ lục bát có thể hay và mới được. Gia dĩ nó lại có chất ‘dân tộc tính’ Việt Nam.” (trang 145 - Thảo Luận)
- “Linh hồn thời đại bốc lên từ cuộc sống như một hồn thơ bay trên không trung. Những nhà thơ lớn ở những phương trời khác nhau nhưng còn một ý thức trước đời sống đều chụp bắt được linh hồn đó, hồn thơ đó và gặp nhau ở sự chụp bắt đó. Ở những kẻ vô tài là sự theo đuôi và chịu ảnh hưởng vô ý thức. Ở tài năng là những điểm đồng nhất của một ý thức sống và lối nhìn ngắm đời sống và biểu hiện thành tác phẩm có thể có những trường hợp bất ngờ nhưng không đồng nhất... [...] Làm thơ anh cần phải có cái thứ tôi gọi là esprit poétique trong người anh mới diễn thành thơ gọi là thơ được. Nếu không bài thơ chỉ có giá trị một sự rỗng tuếch... Vì vậy tôi thương hại những kẻ làm thơ chỉ biết ghép chữ tưởng là thơ và cứ thế lải nhải những ý tưởng cũ rích của họ... những thi sĩ vẫn đang làm thơ hiện thời mà đã thuộc về quá khứ, giọng thơ quá khứ, ngôn ngữ quá khứ.” (nt - 149-151)
Phát biểu về văn xuôi, Duy Thanh nhà văn - tôi nghĩ thế - nói:
- “Khi viết [văn] tôi không hề nghĩ đến nhân vật. Khởi từ một hình ảnh, một ý tưởng nào đó, viết dần dần rồi nhân vật hiện ra theo...” (Thảo Luận tr.95) “Nếu không gần đời sống xích lô, khó mà ‘nằm’ được trong người xích lô, để nói được những sự thực về hắn. Cho khỏi hời hợt, giả tạo, tôi thấy tiện hơn là đặt vấn đề lựa chọn nhân vật, lựa chọn đề tài. Tôi sẽ chỉ viết về những nhân vật gần gũi, quen biết, trong giới thanh niên chẳng hạn.” [Khi nói điều này năm 1960, Duy Thanh 29 tuổi, chú thích của VL]. “Nhưng tiểu thuyết còn có một sắc thái này: là những nhân vật hoàn toàn do tưởng tượng tạo nên mà vẫn hết sức hợp lý. Hợp lý ở riêng câu chuyện mà tác giả viết. Mặc dầu đây có thể là một câu chuyện vô lý hoàn toàn. Ðiểm quan hệ của sự thành công của một nhà văn là ở chỗ ấy. Cái sự thật của tiểu thuyết.” (Thảo Luận tr. 101) “Tôi muốn những nhân vật tôi phải là một cuộc phiêu lưu bất kể giới hạn... Lúc viết cần có một vài ý tưởng căn bản về hành động của nhân vật. Nhưng khi chúng bắt đầu có mặt trên giấy thì chúng được tự do sống cuộc sống của chúng. Mình lúc bấy giờ chỉ ở vị trí một kẻ ghi lại.” (117).
Ðã có nhiều bài viết về họa sĩ Duy Thanh, bài này chỉ viết về ông trong khía cạnh văn thơ, và không phân tích, chỉ trình bày những ý kiến, quan điểm của ông về thơ văn. Bản thân tôi nghĩ về ông như một người cầm bút cùng đoàn thể.
Còn nhớ đó là khoảng những năm 1956, 1957 một người bạn trẻ nhờ tôi chở trên chiếc xe Velo Solex tới góc đường Pasteur phía Chợ Cũ, có tí việc cần.
Cậu ta đầu buông tóc dài không chải, áo bỏ ngoài quần, chân đi dép cao su, lắp bắp bảo tôi dừng lại ở đầu ngã tư, tụt xuống, rồi đi bộ tới dãy nhà hai tầng. Anh Duy Thanh ở tầng hai, lúc ấy đang đứng trên lan can với ai đó, trò chuyện. Tôi không quen anh, chưa gặp anh bao giờ. Cậu bạn nhỏ sở dĩ nhờ tôi là vì mấy tháng trước đó là trưởng ban báo chí của Trại Học Sinh Di Cư Phú Thọ ở gần Chợ Thiếc, trên đường Pavie Lamotte - chúng tôi phiên âm thành “Ba Vì Là Một” - trại có tới khoảng 400 hay 500 người, tôi làm xong tờ bích báo vừa dán lên bảng gỗ thì anh em tới coi, trong có cậu độc giả lạ mặt. Cậu không phải trại sinh, chỉ ghé vào tìm ai đó, sau anh em thấy cậu tới luôn, ai không muốn ăn cơm nhà bàn hôm đó thì cho cậu ta mượn cái thẻ ăn, mỗi bữa là một gạch, đủ 60 gạch thì thôi, mình cũng không mất gì vì đầu tháng đã đóng đủ 270 đồng rồi, không mất mát gì. Một hôm tình cờ tôi thấy cậu đang coi tờ báo tường (bích báo) của trại. Cậu khen báo đẹp, bài thơ kia hay. Ðó lại là bài thơ của tôi.
Khi cậu trở ra, xe chạy tiếp, cậu nói có tiền rồi, mời tôi đi uống cà phế Gió Bắc trên đường Phan Ðình Phùng. Hóa ra cu cậu tới xin tiền họa sĩ, đề mời tôi đi uống cà phê. Ðó là lần đầu tiên tôi thấy họa sĩ Duy Thanh, anh vừa có phòng tranh Duy Thanh tổ chức tại Phòng Thông Tin Ðô Thành ở góc đường Catinat và Lê Lợi, xế Nhà Hát Lớn.
Trong 5 năm cuối thập niên '50, Duy Thanh viết có tới trên 10 truyện ngắn và đều đăng trên các báo lớn, nhiều nhất là trên Sáng Tạo: Không kể thơ, cũng khá nhiều, văn xuôi có Khép Cửa, truyện ngắn, số 3, tháng 12.1956. Giấc Ngủ, số 17, tháng 2.1958. Thằng Khởi, số 21 tháng 6.1958. Cầu Thang, số 22, tháng 7.1958. Sợi Dây, số 26 tháng 11.1958. Chiếc Lá, truyện ngắn, số 1 bộ mới, 7.1960. Thảo luận về nhân vật tiểu thuyết, số 1, 7.1960. Lớp Gió, truyện ngắn, số 2, 8.1960. Ngôn ngữ mới trong hội họa, số 3, tháng 9.1960.
Ông còn có truyện Ngưỡng Cửa trên Hiện Ðại số 1 tháng 4.1960 (Nguyên Sa chủ trương) và hai truyện ngắn tôi thấy được trên Thế Kỷ Hai Mươi (Nguyễn Khắc Hoạch chủ trương), là Khoảng Cách trên số tháng 7.1960 và Trái Tim, số tháng 8.1960.
- Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ
- Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định
- Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký
- Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký
- Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại
- Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký
- Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký
- Văn Quang - Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành 2009 Viên Linh Thông báo
• Họa Sĩ Duy Thanh (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Duy Thanh, Nhà Văn (Viên Linh)
• Xem và Đọc Lại Duy Thanh (Trịnh Cung)
Phỏng vấn Họa sĩ Duy Thanh (Nguiễn Ngu Í)
(Đinh Cường)
Duy Thanh, người họa sĩ cuối đời chỉ... nguệch ngoạc! (Du Tử Lê)
Triển lãm, gây quỹ giúp họa sĩ Duy Thanh (Ngọc Lan)
• Giấc Ngủ (Duy Thanh)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo
• Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)
• Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)
• Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)
• Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)
• Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)
• Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)
• Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)
William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong
(Nguyễn Duy Chính)
Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:
Nhiếp ảnh gia:
Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,
Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan
Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |