1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Phỏng Vấn Họa sĩ Đỗ Quang Em (Báo Thanh Niên và Báo Lao Động) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      5-04-2011 | HỘI HỌA

      Họa sĩ Đỗ Quang Em: "Tôi như con ếch ngồi đáy giếng"

        Báo THANH NIÊN và Báo LAO ĐỘNG
      Share File.php Share File
          

       

      Báo Thanh Niên   • Báo Lao Động

      10.5.2004

      "Nói thật, tôi chẳng biết trời cao đất rộng là gì, chỉ biết một vợ, bốn đứa con và vẻn vẹn vài người bạn. Bởi vậy, tôi có vẽ, có yêu thương ai, có ghét bỏ cái gì cũng trong phạm vi nhỏ hẹp đó. Tôi hạnh phúc hay khổ đau cũng chỉ trong chừng mực đó, còn những gì diễn ra bên ngoài bốn bức tường kia thì hoàn toàn xa lạ", họa sĩ tâm sự.

      - Anh được mệnh danh là tỷ phú tranh nhưng tại sao vẫn chỉ ở trong ngôi nhà chung cư, giá vẽ thì đặt ngay đầu giường ngủ?

      - Cũng đã có nhiều người thắc mắc như vậy, mà thật tình tôi cũng không biết tại sao. Tôi từng có một ngôi biệt thự, nhưng chưa kịp dọn đến ở thì phải bán đi. Rồi tôi có nguyên cả khu đất, đã mời kiến trúc sư vẽ kiểu, nhưng rồi cũng không xây nhà được. Nên đến tận bây giờ ngôi nhà đang ở vẫn là ngôi nhà cha mẹ tôi để lại. Nói về điều kiện thì ai cũng biết là tôi dư sức, nhưng cuối cùng không hiểu sao vẫn không làm được. Tôi nghĩ chắc tại cái số của tôi nó thế thôi.


      - Thế còn truyện tranh anh bán rất chạy, lại thuộc hàng được giá cao nhất phải chăng cũng do “cái số”?

      - Cái đó tôi nghĩ cũng là do trời thương, tổ tiên thương mà cho chứ đó đâu phải cái mình có, đâu phải do sức mình. Bởi vì tranh tôi vẽ cũng chỉ theo những cung cách, những quy tắc như được dạy trong trường lớp. Còn nếu có chăng sự riêng tư thì tôi nghĩ đó là tâm hồn, là sự thật lòng mà tôi đã thể hiện trong tranh. Công chúng có cảm nhận, có thương mến nghệ thuật của tôi hay không có lẽ cũng bắt đầu bằng sự chân thật ấy.


      - Có ý kiến cho rằng khi tranh của Đỗ Quang Em giá cao thì đồng nghĩa với việc anh chẳng thấy xung quanh có ai. Anh giải thích ra sao?

      - Nào có phải vậy. Tôi không biết những người nói thế là họ thương hay ghét mình. Nếu là thương thì họ nói để mình hạ bớt cái tính bốc của mình xuống. Nếu vì ghét thì nói vậy là để tẩy chay mình. Nhưng tôi nghĩ anh em thương chứ ai ghét bỏ làm gì, bởi tôi cũng từng được bình chọn là nghệ sĩ được công chúng yêu thích 4 năm liền mà.



      - Tại sao anh chỉ vẽ về những người thân và các đồ dùng quen thuộc trong gia đình?

      - Dù có thiên nhiên đẹp đẽ, hùng vĩ đi nữa mà tôi không chiêm nghiệm được nó, không thấu hiểu được nó thì tôi vẽ để làm gì. Nhưng dù tôi có sống 100 tuổi hay đến 300 tuổi cũng chưa chắc gì hiểu hết được vợ tôi, con tôi.


      - Vì sao hội họa của anh rất gần với nhiếp ảnh?

      - Thật ra tôi vốn xuất thân từ gia đình nhiếp ảnh, cha tôi vốn là một nhiếp ảnh gia có tiếng đương thời. Lúc đó tôi phụ cha ở tiệm chụp ảnh nên có thể làm mọi công đoạn như tráng phim, rửa phim, chỉnh hình... Sau này cha tôi hướng tôi theo học mỹ thuật là để tay nghề nhiếp ảnh vững vàng hơn. Nhưng sau khi tốt nghiệp trường mỹ thuật năm 1968 cũng là lúc tôi quyết định đóng cửa tiệm. Chuyện này cũng là chuyện không thể ngờ trước trong cuộc đời cha tôi. Nhưng tôi nghĩ dù hội họa hay là nhiếp ảnh thì điều quan trọng nhất vẫn là tâm hồn của người nghệ sĩ. Còn khác chăng thì trong hội họa người họa sĩ cầm cọ để vẽ, còn trong nhiếp ảnh người chụp ảnh dùng máy móc, kỹ thuật để ghi lại hình ảnh mà thôi.


       

      Ký họa Đỗ Quang Em, 1973

      - Hội họa của anh là một cõi riêng biệt, và dù vẽ cái gì thì anh cũng muốn vẽ tới cùng của sự vật. Vậy có hay không một tình cảm chủ đạo luôn dẫn dắt trong ý thức sáng tạo của anh?

      - Tôi quan niệm rằng mọi thứ nếu ta cứ vẽ thật lòng là công chúng chấp nhận. Bởi vì làm sao họ biết anh vẽ hay hay vẽ dở, nhưng tâm hồn anh thật hay không thật trong tác phẩm là công chúng có thể cảm nhận được, công chúng sẽ biết ngay. Cho nên, trong sáng tác đừng ai nói dóc, nói láo trong tác phẩm của mình mà phải rất chân thật. Nếu thương thì nói rằng thương, mà ghét thì phải thật tình là ghét. Trong tất cả những bức tranh của tôi, dù là chân dung hay tĩnh vật, cũng đều bắt nguồn bằng những tình cảm rạch ròi, chân thực ấy. Cũng như tranh tôi vẽ mỗi ngày mỗi khác nhau, bằng những tâm trạng khác nhau, nhưng điều còn lại vẫn là những tình cảm ấy. Và với tôi chỉ có những tình cảm ấy là quan trọng nhất thôi, còn lại thì tôi vẫn là người "vô học"...


      - Anh tự nhận "vô học" theo một nghĩa nào?

      - Thì hồi còn học phổ thông tôi học rất ít, tháng nào cũng bị bắt đứng dưới trụ cờ vì dốt nhất trường. Mà tôi học dốt toàn diện, Toán, Văn, Sinh, Hóa... tôi học đều dốt. Tôi chỉ biết vẽ, giờ học vẽ lúc nào tôi cũng được khen.


      - Anh nghĩ thế nào về tranh đặt hàng?

      - Con người ai cũng cần tiền, dù tôi là tỷ phú thì tôi vẫn cần tiền. Nhưng nếu vì cần tiền mà làm tranh theo đơn đặt hàng thì tôi nghĩ như thế sẽ sai đi. Bởi vì nếu vẽ theo đơn đặt hàng thì người vẽ không còn thật lòng nữa, sự trung thực trong tác phẩm sẽ vơi mất. Người họa sĩ vẽ tranh ngoài mong muốn bán được tranh để có chút tiền thì còn phải biết mơ ước tên tuổi mình về sau nữa... (Theo Thanh Niên)



      Báo Lao Động phỏng vấn:

      Họa sĩ Đỗ Quang Em trọng một chữ "chân"

      27.12.2004

      "Trong hội hoạ, không có trường phái nào hơn trường phái nào. Chỉ có người sáng tác thật hay không thật, hay chảnh choẹ, làm giả, lừa mị mọi người. Như thế là họ đang lừa ngay chính họ. Tội nghiệp lắm", hoạ sĩ tâm sự.

      - Tại sao thời gian qua, anh ít vẽ tranh?

      - Tay run run thì sao vẽ nổi? Đi khám bác sĩ, họ bảo, tuổi cha mẹ cho là 62 (Nhâm Ngọ), nhưng tuổi cơ thể những 90-100. Còn tuổi tâm hồn, có lẽ đã lên đến vài nghìn.


      - Không vẽ, vậy anh sống nhờ vào điều gì?

      - Hào quang xưa. Tôi luôn lận trong ví bản photo bài phát biểu của ông Bill Clinton tại Việt Nam tháng 11/2000 để khoe chơi, trong đó có câu "Tranh hoạ của Việt Nam: Hoạ sĩ Đỗ Quang Em đã được giới thiệu tại nhiều triển lãm quốc tế...". Hay sống nhờ báo chí: báo nào thương thì tới gặp. Thôi, chính xác nghe: Sống nhờ vợ, nhờ con nuôi.


      - 9h kém 15' mỗi sáng, dù đang dở chuyện với ai tại bàn cà phê trong Hội Mỹ thuật, anh lại bật dậy như lò xo tất tả phóng xe về nhà. Vợ anh giao trọng trách gì mà vội vã vậy?

      - Tôi là người trăm phần trăm chỉ biết vợ biết con mình. Biết thương yêu chính mình, gia đình mình, sẽ làm thật với lòng mình.



      - Ông Gauguin có nói: "Đừng có vẽ cho giống hệt. Nghệ thuật phải là sự trừu tượng hoá". Tuy nhiên, nhìn tranh của anh, người xem ít phải vận dụng trí tưởng tượng?

      - Lỗi của Đỗ Quang Em là sáng tác chưa tới. Một tác phẩm được làm tới nơi tới chốn thì người xem, không cần thiết phải ở trình độ nào cũng hiểu được. Ông Gauguin nói vậy, tôi hiểu, là đừng có vẽ cho giống hệt hình thức. Giống hệt hình thức thì không giống được tâm hồn. Bỏ cái thực của hiện tại thì mới thể hiện được cái thực của tâm hồn. Cả đời mình tôi trọng một chữ "chân".


      - Dẫn dắt người xem tới mối liên hệ trực diện với cảm xúc của mình, anh triệt để vận dụng luật viễn-cận, ánh sáng-bóng tối. Kiến thức vật lý giúp anh như thế nào?

      - Xưa tôi học trường Duy Tân ở Phan Rang, tháng nào ông thày Nguyễn Quảng Tuân cũng quất cho mấy roi, bắt đứng dưới cột cờ vì tội học dốt. Giờ, thì thày Tuân bảo, đời tôi có ba học trò, trong đó có Đỗ Quang Em.


      - Lúc này cũng ít nghe Đỗ Quang Em cằn nhằn, ta thán, thậm chí cả doạ thưa kiện (như trước kia) chuyện tranh của mình bị sao chép tùm lum, ngay cả bên Mỹ. Điều gì đã thay đổi anh vậy?

      - Mình có hay, ngưòi ta mới chép. Trên con đường tôi đi, nay đã có thêm bằng hữu. Như vậy, tôi không còn cô đơn nữa. (Theo Lao Động)

      Báo Thanh Niên & Báo Lao Động


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022



    3. Bài viết về họa sĩ Đỗ Quang Em (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Đỗ Quang Em

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Chạm vào thế giới tranh huyền bí của họa sĩ Đỗ Quang Em (Phạm Bình Chương)

      Đỗ Quang Em (Huỳnh Hữu Ủy)

      Trường hợp Đỗ Quang Em (Võ Đình)

      Phỏng vấn họa sĩ Đỗ Quang Em (Báo Thanh Niên)

      Đỗ Quang Em (Học Xá)

      - Danh họa Đỗ Quang Em qua đời (Tam Kỳ)

      - Họa sĩ Đỗ Quang Em về với thế giới tĩnh lặng (Mai Thụy)

      - Đỗ Quang Em, người đặt để ánh sáng một cách quyền uy (Đinh Cường)

      - Họa sĩ Đỗ Quang Em (1942 - 2021) (Phan Nguyên)

       

      Họa phẩm

       

      Slide Show

       
      Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)

      Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)

      Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)

      Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)

      Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)