1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đỗ Quang Em (Huỳnh Hữu Ủy) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      5-04-2011 | HỘI HỌA

      Đỗ Quang Em

        HUỲNH HỮU ỦY
      Share File.php Share File
          

       


           Họa sĩ Đỗ Quang Em

      Giữa những khuôn mặt của Hội Họa Sĩ Trẻ, Đỗ Quang Em nổi bật vì chất nghệ thuật hiện thực của anh. Nghệ thuật của Đỗ Quang Em là một công trình lao động thực sự, hết sức kiên trì và nghiền ngẫm cho đến lúc lột tả được thế giới, dựng lại tất cả sức sống động kỳ diệu của con người và vật thể trên giá vẽ.

      Vào thời kỳ đầu tiên, cuối thập niên 60 và đầu 70, Đỗ Quang Em có phần gần Nguyễn Trung, chú ý đến ánh sáng và kỹ thuật sáng-tối, nhưng chỉ vài năm sau, khoảng từ 1971 - 1975 và mãi về sau này, anh đã tìm được cho mình một đường lối riêng hoàn toàn, và với đường lối ấy, một mình một chiếu, cứ tiếp tục khổ công làm việc và mỗi tấm tranh ra đời, dường như đều mang một sức nặng đặc biệt của trí tuệ, tâm hồn và cảm xúc. Rất khôn ngoan khi chọn lựa cách diễn đạt này, bởi vì có lẽ nó đã nằm trong dòng nghệ thuật của những giá trị muôn thuở, bất chấp cả bức tường dày đặc vô lượng của thời gian. Về mặt kỹ thuật thì không cần phải nói đến nhiều, nó dựa hoàn toàn vào những quy luật của hội họa cổ điển, nhưng không phải vì thế mà chỉ là một bản sao chép khắc khổ hình ảnh thiên nhiên và sự vật một cách máy móc, khách quan.


      Đề tài đã được thanh lọc tuyệt diệu qua tâm hồn, cảm quan, trí tưởng tượng và óc nhận xét của họa sĩ. Tranh của Đỗ Quang Em, với tất cả cái hiện thực ấm cúng, nồng nàn, sâu thẳm đang bày ra, dễ đưa chúng ta vượt ra xa giới hạn của tấm tranh để tiến đến một cái đẹp mênh mông, trường cửu và đầy cảm hứng. Đấy là trường hợp hai bức Tĩnh vật bày trong kỳ triển lãm với Hội Họa Sĩ Trẻ năm 1971, bức Tăng (Nhà sư) trong kỳ triển lãm với Hội Họa Sĩ Trẻ năm 1973, và bức Cầu nguyện bày chung với nhiều tác giả khác trong cuộc triển lãm Tam niên mỹ thuật tôn giáo kỳ ba năm 1975 ở Thư viện Quốc gia (nay là Thư viện Thành phố Hồ Chí Minh).


      Càng về sau này chúng ta càng thấy rõ con đường riêng và thế giới của riêng anh. Đỗ Quang Em cũng vẫn chú ý đến ánh sáng và sự tương phản clair-obscur, nhưng để nói về một sự thực nằng nặng của cuộc đời, của nhân sinh, của bản năng, của những màu đất thó, đất nung, của màu nâu chìm xuống, ngược lại với Nguyễn Trung thì nhẹ nhàng và bay bổng lên với màu xanh, màu lục, với ánh sáng nhẹ nhàng, thơ thới.

      Về mặt kỹ thuật và khuynh hướng, có thể nói thêm rằng Đỗ Quang Em đã tiến sát đến với nền hội họa tân-hiện-thực, hiện cũng đang là một hấp lực lớn trên khắp thế giới. Cũng chỉ sứ dụng phương pháp của hội họa cổ điển, phần nào là những học tập rút ra từ bậc đại sư Giotto vẫn được xem là ông tổ của nghệ thuật hiện thực, hay những Rembrandt, Raphael, Vinci, nhưng ở đây đã có nhiều cái khác ở cách chọn lựa đề tài và đặc biệt ở lối bố cục sự vật, cộng với một trí tưởng tượng hết sức kỳ lạ.

      Tỉa vẽ chi li, công phu, dựa vào nguyên tắc ánh sáng và bóng tối thì có lẽ chỉ cần tập luyện nhiều thì ai cũng làm được. Nhưng vấn đề không phải chỉ là như vậy, mà là cách nhìn, là nội tâm của người nghệ sĩ. Trong dòng nghệ thuật cổ điển, từ thời phục Hưng đến nay, đặt tranh anh bên cạnh các tác giả khác, chúng ta thấy ra ngay một thế giới riêng của Đỗ Quang Em, đó chính là đóng góp lớn và đặc biệt của anh vào nghệ thuật thế giới từ nghệ thuật hiện thực Việt Nam.


      Không phải chỉ là cảm nhận và ghi chép thực tại của một thứ nghệ thuật tự nhiên chủ nghĩa, mà là qua quá trình tìm tòi, suy gẫm, lọc lại một thực tại với tất cả vẻ rực rỡ bên ngoài mà vẫn đạt tới chiều sâu thẳm bên trong. Đó là nghệ thuật của các nhà tân hiện thực, hay nói cho chính xác là cực thực, hyperréaliste, gần gũi với nhiếp ảnh nhưng hoàn toàn khác xa nhiếp ảnh, chỉ cách nhau một đường tơ nhưng là hai thế giới ngoài nhau hoàn toàn. Đối vật trong tranh Đỗ Quang Em hiện ra rất thực nhưng luôn luôn là bí mật, tạo nên một vẻ gì hư ảo vượt ra bên ngoài thực tại, dễ gây nên cảm giác về một điều gì đó rất quạnh hiu nhưng là một thứ quạnh hiu bất tử. Đó chính là cái huyễn hoặc mà cũng là huyền hoặc của nghệ thuật hiện thực Đỗ Quang Em. Tôi muốn lập lại ở đây một cụm từ mà cũng là khái-niệm tôi đã sử dụng nhiều lần khi viết về Đỗ Quang Em: cụm từ Tân-hiện-thực-Đỗ-Quang-Em.


      Huỳnh Hữu Ủy

      (Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại, trang 178)
      VAALA, 2008

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Họa sĩ Victor Tardieu Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa sĩ Lê Văn Miến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Vài Dáng Ngựa Trong Nền Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam Huỳnh Hữu Ủy Khảo luận

      - Đôi Nét Về Văn Cao Của Hội Họa Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa Sĩ Lê Văn Tài Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa Sĩ Bửu Chỉ Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Nguyễn Đăng Thường: Từ Văn Chương Đến Nghệ Thuật Tạo Hình Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Tình Tự Dân Tộc Và Dòng Thơ Kháng Chiến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Tranh Khắc Gỗ Dân Gian và Các Tác Phẩm Văn Học Cổ Huỳnh Hữu Ủy Biên khảo

      - Nguyễn Đức Sơn: Một Đỉnh Thơ Kỳ Dị Và Cô Độc Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

    3. Bài viết về họa sĩ Đỗ Quang Em (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Đỗ Quang Em

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Chạm vào thế giới tranh huyền bí của họa sĩ Đỗ Quang Em (Phạm Bình Chương)

      Đỗ Quang Em (Huỳnh Hữu Ủy)

      Trường hợp Đỗ Quang Em (Võ Đình)

      Phỏng vấn họa sĩ Đỗ Quang Em (Báo Thanh Niên)

      Đỗ Quang Em (Học Xá)

      - Danh họa Đỗ Quang Em qua đời (Tam Kỳ)

      - Họa sĩ Đỗ Quang Em về với thế giới tĩnh lặng (Mai Thụy)

      - Đỗ Quang Em, người đặt để ánh sáng một cách quyền uy (Đinh Cường)

      - Họa sĩ Đỗ Quang Em (1942 - 2021) (Phan Nguyên)

       

      Họa phẩm

       

      Slide Show

       
      Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên)

      Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)

      Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)

      Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)

      Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)