|
Trầm Kha(..1948 - 19.1.1974) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Họa sĩ Đinh Cường
(1939 - 2016)
Hoạ sĩ Đinh Cường đã vừa lặng lẽ ra đi, đêm 7 tháng 1 ở Virginia. Bài thơ mới nhất của anh- ngờ đâu là sau cùng- “bài nhìn lên kệ sách 5” có ghi năm tháng bên dưới: Jan. 3, 2016. Đầu năm. 3 tháng giêng. Bây giờ là 8 tháng 1. Đã mấy ngày lật vội sang trang? Sao ngỡ như mới hôm qua mới hôm kia, mới bữa tê mới bữa nhiếp? Mới, mực chưa kịp khô, sơn chưa kịp ráo. Mực và sơn từ nay nguội lạnh, thôi hân hoan đón bút chờ cọ nhúng vào, vẽ cho đời chút cảnh sắc trôi cùng mộng mị hư hao. Bôi trét vào những bất toàn hiện hữu giữa cuộc sống chút hương sắc trầm mặc. Một tiếng còi tàu uất nghẹn trôi giữa chiều là thứ âm thanh vẫn thường có mặt trong thơ anh. Chút đắng lòng phải tinh ý mới phát hiện. Anh thích Tô Thuỳ Yên ở mấy chữ dung dị: “Nước Mỹ quá rộng và quá buồn”.
Mình lấy tựa đề này, váng vất niềm tưởng nhớ tới anh nhưng tin sẽ không viết nốt được loạt bài khác, sắp hàng thứ tự bằng những con số 7, 8, 9… Nhìn lên kệ sách đang hư hao thiếu hụt dần những khuôn mặt tác giả. Mai Thảo nói: “Nơi một ngàn chương thiếu một tờ”, cái thiếu kia khác với tình cảnh mà chúng ta đang đương cự với thời gian, thứ vẫn chuyên cần ra tay tước đoạt dần từng tờ một, xé rời đi, đành đoạn mỏng dần, sút chỉ, rụng gáy, long bìa, tan tác và… cát bụi lại về với nơi phát xuất. Lạnh sâu tuyệt vọng một nỗi niềm.
Trong những người câm nín tuân thủ lần lượt xếp hàng cởi áo quy hàng kia chỉ có Bùi Giáng là người gióng tiếng bất bình, cự nự:
….
Mày mấy tuổi Tử Thần ôi thế hử
Tao trung niên mày chẳng nể nang gì
Làm thi sĩ suốt bình sinh xuôi ngược
Gieo lộn vần sầu não thật lâm ly
Tử Thần ạ! Tao không bằng lòng thế
Bài thơ còn dang dở một hoạt sinh
Một biển dâu cũng dơ dáng dại hình…
(trích bài Tái tặng Tử Thần)
Tử Thần ạ! Một phen nào có dịp
Tao kể cho mày rõ một phen chơi
Chuyện trần gian cũng não dạ bời bời
Nhưng Phở Tái bốc hơi êm dịu quá
…..
Tử Thần ạ! Một chiều nào lãng đãng
Mày dừng chân nơi dương thế thơ ngây
Thì sự tình ắt có thể đổi thay
Và sự huống ắt nhiên là cũng thể
(Ý niệm ấy khó khăn hay là dễ
Cũng tuỳ mày quyết định đó- mà thôi).
(trích bài Tái bút cho Tử Thần)
Bùi tiên sinh, chỉ riêng người mới đủ thẩm quyền cà rỡn mày tao chi tớ với bóng đen tay cầm lưỡi hái kia. Bình sinh “thằng chả” vẫn bịt tai nhắm mắt và khi luỹ ho, chúng sinh chỉ có duy một động thái: Cung kính không bằng phụng mạng. Ngay cả nhân vật mang nhiều truyền thuyết có tên gọi Hoa Đà, kẻ luôn tự phụ cải tử hoàn sinh cũng một chữ vui vẻ hai chữ bằng lòng khi nghiệm ra lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó thoát để nắm lấy bàn tay lạnh lẽo đầy âm khí kia. Và Hoa Đà, vị thầy thuốc tài ba rất mực kia có lẽ là người đầu tiên sáng lập ra trang mạng “botay.com”. Làm gì hơn nếu không muốn nói là mãi mãi xuôi tay? Có là tài thánh cũng không cãi được ý trời!
Anh Đinh Cường, chúng ta từng đồng ý rằng hạnh phúc hoặc nỗi khổ đau là thứ mà chúng ta luôn bất lực một tỏ bày. Trong nỗi buồn đột ngột chạm đáy này, loay hoay chỉ riêng vọng nghe tiếng thở dài, dài ví bằng những tháng năm từ độ thôi gần kề bên nhau. Anh đi thanh thản cuộc lữ cuối đời. Chỉ mong có thế. Một và chỉ một mà thôi. Nguyện thuỳ hào quang nhi tiếp độ, tiếp triệu phụng vị chi hương linh, văn kim tái thân triệu thỉnh, thỉnh hương linh lai đáo linh sàng thính Pháp văn Kinh tiệm hình sắc vị. Nhứt thành thượng đạt, vạn tội băng tiêu, nguyện chư hương linh đắc độ cao siêu, kỳ gia quyến hàm triêm lợi lạc. Nam mô A di đà Phật.
- Thưa Chuyện Cùng Người Quản Thủ Hồ Đình Nghiêm Phỏng vấn
- Những Người Biết Yêu Hồ Đình Nghiêm Giới thiệu
- Đất hoàng thổ Hồ Đình Nghiêm Giới thiệu
- Đồng Hương Hồ Đình Nghiêm Tạp luận
- Mới Nên Con Người Hồ Đình Nghiêm Tạp luận
- Hồ Đình Nghiêm thưa chuyện cùng nhà văn Võ Kỳ Điền Hồ Đình Nghiêm Phỏng vấn
- Đồng hành Hồ Đình Nghiêm Phỏng vấn
- Mẹ Việt Nam Hồ Đình Nghiêm Tạp luận
- Miên Trường Hồ Đình Nghiêm Nhận định
- Bài nhìn lên kệ sách 6 Hồ Đình Nghiêm Tạp luận
• Một chút Đinh Cường (Doãn Quốc Sỹ)
• Đinh Cường, Nghệ Thuật Là Cứu Rỗi, Kỷ Niệm Là Đam Mê (Trịnh Thanh Thủy)
• Hoài niệm Đinh Cường (Trần Kiêm Đoàn)
• Đinh Cường – Vĩnh viễn đi vào cõi tạo hình (Đỗ Xuân Tê)
• Bài nhìn lên kệ sách 6 (Hồ Đình Nghiêm)
• Đi Vào Cõi Tạo Hình Một Đinh Cường Đốn Ngộ (Ngô Thế Vinh)
• Cùng Đinh Cường đi vào cõi tạo hình (Phạm Xuân Đài)
• Vẻ Ẩn Mật Trong Hội Họa Đinh Cường (Huỳnh Hữu Ủy)
• Cảm Nhận về Họa Phẩm Rừng Câm của Đinh Cường (Nguyễn Việt Hùng)
• Đinh Cường (Tiểu sử, Học Xá)
• Phỏng vấn Đinh Cường (Nguiễn Ngu Í)
(cothommagazine.com)
Trang đặc biệt-Vĩnh biệt Đinh Cường: I, II, III
(phamcaohoang.blogspot.com)
Đinh Cường, Thi Sĩ Của Mầu Sắc Và, Đường Nét (Du Tử Lê)
Paris khám phá tranh Đinh Cường... (viet.rfi.fr)
Đinh Cường, tấm lòng vô hạn (Đặng Tiến)
• Khi nhận và đọc Không Hẹn Mà Đến của Huyền Chiêu-Khuất Đẩu nhớ nhà ga Ninh Hòa (Đinh Cường)
• Họa sĩ Trương Thị Thịnh - Người phụng hiến cho nghệ thuật (Đinh Cường)
• Mùa thu nhớ thi sĩ Bích Khê (1916 -1946)
(Đinh Cường)
• Nguyễn Trọng Khôi và những viên đá cuội
(Đinh Cường)
• Đoạn Ghi Nhớ Đỗ Long Vân (Đinh Cường)
Phỏng vấn hoạ sĩ Đinh Cường (donghuongtth.com)
Đinh Cường Blog (dinhcuongpaintings.blogspot.com)
Tranh trừu tượng của Đinh Cường (sangtao.org)
Triển Lãm Tranh Đinh Cường, ... (cothommagazine.com)
Những kỷ niệm rời cùng Khánh Ly (bichkhe.org)
• Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên)
• Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)
• Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)
• Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)
• Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)
• Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)
• Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)
William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong
(Nguyễn Duy Chính)
Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:
Nhiếp ảnh gia:
Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,
Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan
Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |