1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đinh Cường – Vĩnh viễn đi vào cõi tạo hình (Đỗ Xuân Tê) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      10-1-2016 | HỘI HOẠ

      Đinh Cường – Vĩnh viễn đi vào cõi tạo hình

        ĐỖ XUÂN TÊ
      Share File.php Share File
          

       


          Đinh Cường (self portrait)
         (1939 - 2016)

      Chuyện gì chờ, rồi cũng có lúc phải tới. Biết vậy nhưng sự ra đi của Đinh Cường vẫn là một sự bàng hoàng đối với tôi, một bạn văn mà những năm gần đây anh coi tôi ‘xem như đã thân nhau từ lâu. Mong có dịp được gặp anh’ như thủ bút ĐC viết cho tôi nhân tặng tác phẩm mới nhất của anh, Đi vào cõi tạo hình, xuất bản mới đây.


      Lúc sống viết về Đinh Cường đã khó, khó vì anh vốn khiêm tốn ít muốn ai viết về mình, càng khó khi phác họa chân dung một nghệ sĩ lớn mà cuộc đời đa dạng và sự nghiệp đồ sộ vốn đan quyện như bóng với hình, như tranh với thơ, như gia đình và bạn bè, dù trong hoàn cảnh nào trong suốt nửa thế kỷ vẫn lấy gia đình làm ‘chỗ dựa’ và bạn bè làm ‘niềm vui’. Cũng may là tôi đã có dịp viết về anh trong tư cách một người ái mộ và tản văn ‘Những người phụ nữ qua tranh Đinh Cường’ được anh trân trọng và post trên Blog Nghệ thuật tạo hình của riêng anh.


      Vài năm trở lại đây, tôi có dịp theo dõi nhiều sáng tác của Đinh Cường, viết dưới hình thức những đoạn ghi bằng thơ mang tính ký sự, mang niềm tự sự, đặc biệt trong những ngày anh rong chơi đó đây. Cho đến khi anh lâm bệnh thì hầu như tôi không bỏ sót một bài nào trên Blog PCH nơi anh mượn làm chỗ trao đổi cho văn bút giống như Starbucks nơi anh ngồi hàng ngày làm chốn giao lưu.


      Tôi đọc để biết bệnh tình của anh, để khâm phục sức chịu đựng của anh, để suy niệm về một số triết lý nhân sinh nảy sinh ngẫu hứng bằng con mắt tâm linh thường chỉ bắt gặp ở những nghệ sĩ bậc thầy khi biết mình đang đi trong trũng bóng chết.


       

      Bỏ tôi đứng bên đời kia (sơn dầu trên bố 40 x 30 in)
      tranh Đinh Cường

      Anh chịu đi vào chemo, chấp nhận những ‘giọt buồn’ (anh êm ái thầm gọi) dù nó công phá làm tiều tụy thân xác anh nhưng không hề sa sút nét đôn hậu của nụ cười mà anh luôn biểu lộ trong mỗi lần họp mặt, đãi đằng, đón đưa, dù khuya lạnh, mưa bay, tuyết rơi … trong studio, bên ngôi nhà bạn, ngoài tiệm ăn, nơi góc phố, khách sạn, sân bay, mà bất cứ ai lâm vào cảnh này đều muốn xuôi tay, tránh né, coi như gánh nặng khi phải gặp và tiếp cận sự quan tâm thăm hỏi của bạn bè, người thân.


      Tôi cũng nhớ có lần bày tỏ sự khâm phục sức chịu đựng cùng tinh thần lạc quan của anh, tôi đã viết một thư riêng kèm theo cuốn sách tôi mua tặng anh (liên quan đến lãnh vực nghệ thuật tạo hình của một thời Sàigòn vang bóng) trong đó có mấy dòng khích lệ,


      Mây mù rồi sẽ tan

      Mọi chuyện rồi sẽ qua

      Sống lạc quan như anh

      Trên đời này rất hiếm


      Và chân tình chúc anh cố sức vượt cạn, đừng quên bên anh còn có gia đình làm chỗ dựa, bạn bè làm niềm vui. Người nghệ sĩ dường như phấn chấn, hồi âm bằng một thiệp hồng màu hoa lựu, đầy ắp những con chữ bên trong, vừa cám ơn, thích thú vì cuốn sách, vừa có câu,


      Cám ơn anh. Mọi chuyện rồi sẽ qua. Mây mù rồi tan biến.

      Tôi cũng cố gắng lạc quan vẽ và viết ngắn cho vui.


      Thế rồi sau những phút ‘Tôi về đứng ngẩn ngơ’ tiễn bạn ra về, anh lại thu mình trong studio tiếp tục gởi gấm tâm sự mình qua những bài viết ngắn, qua những tranh vẽ dở dang, mà loạt bài gồm 5 ‘Bài nhìn lên kệ sách’ được sáng tác trong hơi thở cuối như một lời âm thầm chia tay.


      Cũng tình cờ khi viết về anh, tôi lại bắt gặp dữ liệu trong laptop, sực nhớ có đoạn phác thảo vài cảm nhận nhân đọc tác phẩm cuối cùng của anh,

      Cái lạ lùng là người họa sĩ ở đường Natick đã hơn 50 năm gắn bó với tranh lại cho xuất bản hai tác phẩm bằng Thơ (*) trước khi ra mắt cuốn sách thuộc phạm trù sở trường của anh nhằm giới thiệu với giới hâm mộ xa gần cái nhìn toàn cảnh của Đinh Cường về bối cảnh nghệ thuật tạo hình của Việt nam trong chiều dài lịch sử nửa đầu thế kỷ trước.


      Sách mới Đi vào cõi tạo hình xuất bản mới đây đã tỏ lộ cho độc giả bút pháp của Đinh Cường bằng tâm tình và trải nghiệm qua ngôn ngữ của văn dưới lăng kính của thơ anh sẽ đưa những người yêu tranh và tượng, hiểu thêm về con người và công trình sáng tạo của một số nghệ sĩ bậc thầy tiêu biểu cho nghệ thuật tạo hình của Việt nam, đặc biệt trong giai đoạn đất nước đi vào những cơn xoáy của lịch sử.


      Đây mới chỉ là phần đầu của công trình tổng thể nhằm giới thiệu 16 khuôn mặt tiền bối. Phần sau mới viết về anh, thế hệ cùng thời với anh.

      …..

      Tất nhiên, nhìn lại và giới thiệu cả một quá trình nghệ thuật trải dài cả thế kỷ, dù cô đọng cách mấy cũng không thể gói gọn trong vài ba tập với trên dưới nửa ngàn trang sách, nhưng chủ đích của Đinh Cuờng không nhằm phê bình và đánh giá mà trong tư thế một nghệ sĩ tạo hình vừa sáng tác, vừa truyền dạy, vừa triển lãm, vừa sưu tập, vừa đi đây đi đó cả vòng trái đất – anh đủ sức làm việc này – nhưng anh chỉ khiêm tốn góp nhặt, gạn lọc bước đầu đưa những người chưa hiểu nhiều về thế giới tạo hình nói chung, Việt nam nói riêng có được cách nhìn và tiếp cận vừa đơn giản vừa thích thú một phạm trù nghệ thuật tưởng rằng trừu tượng, khó hiểu nhưng lại rất đỗi sinh động, cụ thể, đặc biệt qua ngòi bút dẫn dắt của Đinh Cường.


      Cái lạ cũng ở chỗ tác giả không đi vào lý thuyết lý giải cầu kỳ, nhưng lấy con người, lấy văn hóa, quê hương, đất nước, lấy thời đại đang sống đã sống …lấy tâm tình, xúc cảm qua giao lưu quen biết, tình bạn, tình thầy, đồng môn, đồng nghiệp, được thể hiện qua cung cách đối xử hiếm thấy với những người nghệ sĩ tiền bối và cùng thời với anh.

      Bây giờ anh lại đột ngột ra đi, bỏ dở công trình ra mắt tác phẩm nối tiếp. Độc giả và những người yêu tranh muốn biết nhiều về anh, muốn đọc anh viết về anh, sẽ nuối tiếc về điều này. Riêng tôi, vừa được anh ‘dẫn đưa vào cõi tạo hình’ thì anh lại bỏ anh em bỏ bạn bè bỏ người thân ‘vĩnh viễn đi vào cõi tạo hình’, một phạm trù nghệ thuật anh luôn đam mê trăn trở và sống cho đến hơi thở cuối.


      Chúc anh lên đường bình an, giữ mãi nụ cười ĐC (chữ của Elena Truong), có dịp nhìn lên kệ sách ghé đọc những dòng tâm tình của những người yêu anh, yêu tranh và thơ anh, đã viết về anh.


      California – Jan 9, 2015

      Đỗ Xuân Tê

      sangtao.org

      (*) Cào lá ngoài sân đêm & Tôi về đứng ngẩn ngơ
      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Viết về Duyên Đỗ Xuân Tê Tạp luận

      - Nhớ Bùi Bảo Trúc – Cựu phát ngôn viên chánh phủ VNCH Đỗ Xuân Tê Tạp luận

      - Đọc “Sấp Ngửa” của Trần Yên Hòa Đỗ Xuân Tê Nhận định

      - Đinh Cường – Vĩnh viễn đi vào cõi tạo hình Đỗ Xuân Tê Tạp luận

      - Đọc thơ Phạm Cao Hoàng, nghe mùi hương của đất Đỗ Xuân Tê Giới thiệu

      - Trần Hoài Thư - Người Lính Và Nỗi Buồn Chiến Tranh Đỗ Xuân Tê Tạp luận

      - Nhân Đọc Ba Bài Thơ Của Trần Nhân Tông Đỗ Xuân Tê Tản mạn

    3. Bài viết về họa sĩ Đinh Cường (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Đinh Cường

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Một chút Đinh Cường (Doãn Quốc Sỹ)

      Đinh Cường, Nghệ Thuật Là Cứu Rỗi, Kỷ Niệm Là Đam Mê (Trịnh Thanh Thủy)

      Hoài niệm Đinh Cường (Trần Kiêm Đoàn)

      Đinh Cường – Vĩnh viễn đi vào cõi tạo hình (Đỗ Xuân Tê)

      Bài nhìn lên kệ sách 6 (Hồ Đình Nghiêm)

      Đi Vào Cõi Tạo Hình Một Đinh Cường Đốn Ngộ (Ngô Thế Vinh)

      Cùng Đinh Cường đi vào cõi tạo hình (Phạm Xuân Đài)

      Vẻ Ẩn Mật Trong Hội Họa Đinh Cường (Huỳnh Hữu Ủy)

      Cảm Nhận về Họa Phẩm Rừng Câm của Đinh Cường (Nguyễn Việt Hùng)

      Đinh Cường (Tiểu sử, Học Xá)

      Phỏng vấn Đinh Cường (Nguiễn Ngu Í)

      Tưởng Nhớ Họa Sĩ Đinh Cường

       (cothommagazine.com)

      Trang đặc biệt-Vĩnh biệt Đinh Cường: I, II, III

      (phamcaohoang.blogspot.com)

      Đinh Cường, Thi Sĩ Của Mầu Sắc Và, Đường Nét (Du Tử Lê)

      Paris khám phá tranh Đinh Cường... (viet.rfi.fr)

      Đinh Cường, tấm lòng vô hạn (Đặng Tiến)

       

      Tác phẩm của Đinh Cường

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Khi nhận và đọc Không Hẹn Mà Đến của Huyền Chiêu-Khuất Đẩu nhớ nhà ga Ninh Hòa (Đinh Cường)

      Họa sĩ Trương Thị Thịnh - Người phụng hiến cho nghệ thuật (Đinh Cường)

      Mùa thu nhớ thi sĩ Bích Khê (1916 -1946)

      (Đinh Cường)

      Nguyễn Trọng Khôi và những viên đá cuội

      (Đinh Cường)

      Đoạn Ghi Nhớ Đỗ Long Vân (Đinh Cường)

      Phỏng vấn hoạ sĩ Đinh Cường (donghuongtth.com)

      Đinh Cường Blog (dinhcuongpaintings.blogspot.com)

      Tranh Đinh Cường: Thiếu Nữ

      Tranh Đinh Cường: Trừu Tượng

      Tranh trừu tượng của Đinh Cường (sangtao.org)

      Triển Lãm Tranh Đinh Cường, ... (cothommagazine.com)

      Những kỷ niệm rời cùng Khánh Ly (bichkhe.org)

       

      Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)

      Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)

      Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)

      Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)

      Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)