1. Head_

    Trầm Kha

    (..1948 - 19.1.1974)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. "Thất hiền" của hội họa Việt Nam (T. V. Phê) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      12-2006 | GIẢI TRÍ

      "Thất hiền" của hội họa Việt Nam

        T. V. PHÊ
      Share File.php Share File
          

       

      1) Vai trò của Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương

      và công lao của Giám đốc Victor Tardieu:


      Trong bài tổng kết Văn học Nghệ thuật, tuần báo Asiaweek số kỷ niệm 25 năm hiện diện (11/2000) đã nhận định: Hội họa Việt Nam tiến bộ nhất Châu Á. (*) Nhiều nhà bình luận cho rằng đó là nhờ Việt Nam thành lập trường Mỹ thuật sớm nhất: Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (École des Beaux Arts de L' Indochine) thành lập năm 1924, Giám đốc: họa sĩ Victor Tardieu, người Pháp.


      Victor Tardieu có dịp thăm viếng các đền đài, lăng tẩm; nghiên cứu các ngành mỹ thuật, mỹ nghệ của ta và nhận ra rằng Việt Nam có một nền nghệ thuật cổ truyền độc đáo, phong phú, khiếu thẩm mỹ của người Việt rất tinh tế. Do vậy, ông tích cực vận động để thành lập trường và được Toàn Quyền Merlin thông qua ngày 27-10-1924. Đến năm 1925, trường mới thực sự giảng dạy khóa đầu tiên, ban giảng huấn toàn người Pháp, chỉ một phụ giáo người Việt là Nguyễn Nam Sơn. Đến năm 1930, lớp sinh viên đầu tiên tốt nghiệp.


       

      1: Nguyễn Phan Chánh, 2: Lê Phổ, 3: Tô Ngọc Vân, 4: Victor Tardieu, 5: Mai Thứ,
      6: Lê Văn Đệ, 7: Joseph Inguimberty, 8: Nam Sơn, 9: Vũ Cao Đàm
       (ảnh: Tạp chí Khởi Hành)

      "Trường Mỹ Thuật Đông Dương truyền thụ cái nhìn theo phép viễn cận khoa học đã được hoàn chỉnh từ thời Phục Hưng nước Ý ...Dĩ nhiên, cái nhìn khoa học này đã giúp bốn, năm thế kỷ hội họa bác học Âu Châu đạt ý nguyện miêu tả một cách tài tình, đẹp đẽ và hợp lý mọi vật thể trong không gian, trước hết là một cách chính xác (bằng tỷ lệ đậm, nhạt, sáng tối, phối cảnh ...). Trường biểu lộ cái ưu điểm của sự đào tạo chính qui, lấy đúc kết khoa học của Châu Âu làm bài học." (1)


      Mặc dù luôn bị chính quyền thực dân phản đối, đả kích nặng nề vì cho rằng tốn phí quá nhiều mà không có lợi ích cụ thể nào, Victor Tardieu vẫn bền chí bảo vệ để trường tồn tại; mãi đến năm 1945 mới phải ngừng hoạt động: "Chỉ trong vòng chưa đầy 1/4 thế kỷ ngắn ngủi, Trường Mỹ Thuật Đông Dương đã cống hiến một tầng lớp họa sĩ tiền phong cho nền hội họa Việt Nam hiện đại. Những họa sĩ này, đã đổi mới ngôn ngữ tạo hình, đảo lộn tất cả những lề thói cũ, là một cuộc cách mạng toàn diện triệt để, để đặt nền tảng cho một nền nghệ thuật mới mẻ hoàn toàn." (2)


      Trường đã đào tạo được những tên tuổi lớn: Trần Văn Cẩn, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Đỗ Cung, Vũ Cao Đàm, Lê Văn Đệ (sau là Giám đốc Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định), Lương Xuân Nhị, Lê Phổ, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, ...rồi những tài năng xuất sắc ở thế hệ cuối cùng của trường như: Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, ...


      Victor Tardieu rất quý trọng, nâng đở, khuyến khích và hướng dẫn tận tình những tài năng của Việt Nam. Đích thân ông mang tranh của các họa sĩ Đông Dương về Pháp trưng bày trong dịp triển lãm tại Hội Chợ Đấu Xảo thuộc địa Paris năm 1931, rồi tại La Mã, Luân Đôn và đạt được thành công rực rỡ. Công lao của Victor Tardieu và ngôi trường này rất to lớn, nếu không thì nghệ thuật tạo hình Việt Nam sẽ còn bị xem như trùng hợp với nghệ thuật Trung Quốc!!!


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      2) "Cụ I":


      Đó là tên tắt mà họa sĩ Nguyễn Gia Trí thường gọi một cách kính trọng họa sĩ người Pháp Joseph Inguimberty. Ông có công mở lối cho sơn mài Việt Nam. Ông lãnh đạo tổ chức Cooperative des Artistes Indochinois, có họa sĩ Trần Văn Cẩn điều hành, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các học viên mỹ thuật sản xuất mỹ nghệ theo đơn đặt hàng của tổ chức này. Họa sĩ Hoàng Tích Chù, tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật năm 1941, thường kể câu chuyện "gật, lắc" của "Cụ I" để nhấn mạnh kỹ thuật sơn mài phải được con mắt tinh tường của người họa sĩ hướng đạo. Thầy Inguimberty hay chăm chú quan sát, rồi gật hoặc lắc và học viên phải hiểu ý mà điều chỉnh, cụ lắc đến lần thứ ba thì bức tranh coi như ... vứt! (3)


      3) "Thất hiền":


      Như bài trước (Giải trí 37) đã đề cập, thập niên 40-50 truyền tụng về tứ trụ trong hội họa: nhất Trí, nhì Lân, tam Vân, tứ Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Lân, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn); sau 1954, ở miền Bắc lưu truyền một tứ trụ khác: "Nghiêm, Liên, Sáng, Phái" (Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái). Tổng kết lại, nói đến hội họa Việt Nam, người ta thường nhắc đến một danh sách gồm bảy họa sĩ nổi tiếng xuất thân từ trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (theo thứ tự tuổi tác): Nguyễn Phan Chánh (1892 - 1984), Tô Ngọc Vân (1906 - 1954), Nguyễn Gia Trí (1908 - 1993), Trần Văn Cẩn (1910 - 1994), Bùi Xuân Phái (1920 - 1988), Nguyễn Tư Nghiêm (1922 - ) , Nguyễn Sáng (1923 - 1988).



         Channeling Experience, Silk Painting, 1971
         (Nguyễn Phan Chánh)

      - Nguyễn Phan Chánh sinh tại Hà Tĩnh và mất tại Hà Nội. Ông là sinh viên khóa đầu tiên Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (1925-1930) và được đánh giá như bậc thầy về tranh lụa. Ông là một trong những người có công khởi xướng tranh lụa ở Việt Nam và cũng nhờ ông, người ta mới biết tranh lụa Việt Nam khác hẳn tranh lụa Trung Hoa và Nhật Bản.


      Tranh ông màu sắc hơi sẫm tối, đó là màu nâu đen thân thiết của bùn đất ruộng đồng, của quần áo dân quê. Tranh ông đường nét rất giản dị nhưng phát họa được đời sống nông thôn Việt Nam một cách linh động, sắc sảo, lại còn ẩn tàng nỗi nhớ dĩ vãng xa xưa, nhớ "những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ" (Vũ Đình Liên).


      Trong dịp triển lãm ở Hội Chợ Đấu Xảo tại Paris năm 1931, Nguyễn Phan Chánh đã gửi những bức họa: Rửa Rau, Em Bé Cho Chim Ăn, Bữa Cơm, Người Hát Rong, Lên Đồng, Chơi Ô Ăn Quan để tham gia và đích thân Giám đốc Victor Tardieu mang tranh cúa các họa sĩ Đông dương về Pháp trưng bày.


      Giám đốc đã viết thư riêng cho Nguyễn Phan Chánh: "Tôi vui mừng báo cho anh hay là các bức tranh lụa của anh rất được hâm mộ và thành công rất lớn, tất cả đều đã bán hết ... Chúng ta sắp bày tranh ở La Mã và sau đó ít lâu, ở Luân Đôn. Nếu anh còn có những bức tranh lụa như những bức tôi mang theo, tôi bảo đảm là sẽ bán hết cho anh". (2)


      Trong số khoảng 130 tranh lụa ông sáng tác trong đời, đa số nằm trong các viện mỹ thuật hoặc các bộ sưu tập tư nhân nước ngoài, chỉ có khoảng 45 bức còn ở lại trong nước. Tranh lụa của ông được nhà Christie bán đấu giá cao nhất so với tranh Việt Nam. Hiện Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật ở Sài Gòn có phòng riêng để trưng bày tranh ông.



           Phố Cổ Hà Nội, Bột màu
           (Bùi Xuân Phái)

      - Bùi Xuân Phái sinh và mất tại Hà Nội. Ông là họa sĩ hậu ấn tượng, thuộc thế hệ cuối cùng của Trường Mỹ Thuật Đông Dương mà ông theo học từ năm 1941 - 1946 và bắt đầu dạy ở Trường Mỹ Thuật Hà Nội năm 1957. Tranh ông vẽ những vùng nông thôn miền Bắc, những anh chị chèo ngộ nghĩnh, các chân dung, khỏa thân, những ký họa erotic ... nhưng nổi tiếng nhất là những bức tranh vẽ phố Hà Nội cổ kính rêu phong. Ông dành hầu hết thời gian và sức lực để vẽ hàng ngàn bức tranh về phố cổ với sự say mê đặc biệt. Người thưởng ngoạn có thể cảm nhận được sự thân quen, ấm áp từ những bức tranh đó và dân gian thường gọi ngắn gọn "Phố Phái" để tỏ lòng trân trọng và nhấn mạnh tính độc đáo của nó.


      Trong nhiều cuộc triển lãm hội họa ở Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, ... tranh Việt Nam được đánh giá cao ở khu vực Đông Nam Á Từ tháng 3/1997, dịp bán đấu giá họa phẩm các nước Đông Nam Á của nhà Christie's ở Singapore, có họa phẩm của những họa sĩ nổi tiếng Việt Nam như Trần Văn Cẩn, Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Nguyễn Sáng, ... thì bức "Sông Đà" của Bùi Xuân Phái được ghi giá 22 ngàn mỹ kim. Tranh ông có bức bán đến 28,500 mỹ kim trong dịp bán đấu giá của nhà Sotheby's ngày 26-9-1997.


      Bùi Xuân Phái lúc nào cũng miệt mài vẽ, ngồi đâu vẽ đó, cả đến trước giờ lâm chung cũng còn vẽ: "Ông vô cùng mê hội họa, hội họa cũng không xua đuổi ông: ông là một mảng tạo hình đặc biệt, tài hoa, thanh nhã, đạt được cái thô mộc bậc thầy của nền nghệ thuật Việt Nam hiện đại". (4)


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      4) Hội Họa Sĩ Trẻ:


      Năm 1954, hiệp định Genève chia đôi đất nước, Sài Gòn trở thành trung tâm văn hóa của miền Nam và toàn dân đều mong muốn góp tay xây dựng cuộc sống mới trong hòa bình, tự do và dân chủ. Những người làm văn học nghệ thuật cũng rất khao khát sáng tạo. Trong không khí nô nức ấy, Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định đã ra đời. Trường được thành lập ngày 31-12-1954, giám đốc là họa sĩ tài danh Lê Văn Đệ, người đã từng có những công trình mỹ thuật tại Vatican khoảng năm 1936-1937. Vài năm sau, Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế được thành lập, họa sĩ Tôn Thất Đào, tốt nghiệp Trường Mỹ Thuật Hà Nội năm 1938, từng đoạt huy chương vàng Hội Chợ Đấu Xảo Mỹ Thuật Huế năm 1938, làm giám đốc. Hai trường đã góp phần đào tạo một thế họa sĩ mới đầy tài năng, nhờ vậy, "trong lãnh vực tạo hình, một nền nghệ thuật Việt Nam hiện đại đã phát triển rất nhanh, bắt kịp được tiếng nói thời đại, rồi trên đà chuyển động về phía trước, tính đến năm 1975, chỉ với 20 năm ngắn ngủi, đã dựng nên được một nền nghệ thuật rực rỡ, trẻ trung, rất hiện đại, và vô cùng sáng tạo như chưa từng thấy". (5)


      Ngoài những họa sĩ di cư từ Bắc vào Nam như Thái Tuấn, Duy Thanh, Ngọc Dũng; các họa sĩ trẻ miền Nam qui tụ trong nhóm nghệ thuật tiền phong của Sài Gòn là "Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam": Trịnh Cung, Đinh Cường, Nghiêu Đề, Lê Tài Điển, Hồ Thành Đức, Nguyễn Đồng, Đỗ Quang Em, Nguyên Khai, Cù Nguyễn, Nguyễn Phước, Nguyễn Quỳnh, Rừng, Hồ Hữu Thủ, Nguyễn Trung, ... Ngoài ra còn có một số họa sĩ không ở trong nhóm trên như: Hiếu Đệ, Đằng Giao, Duy Liêm, Nguyễn Trọng Khôi, Nguyễn Hữu Nhật, Lâm Triết, Vị Ý, ...


      5) Vợ chồng đều là họa sĩ:



           Che Dù, tranh lụa (Bé Ký)

      Hai cặp vợ chồng đều là họa sĩ khá nổi tiếng, đó là Hồ Thành Đức-Bé Ký và Nguyên Đồng-Nguyễn Thị Hợp.

      Hồ Thành Đức - Bé Ký hiện sống ở Westminster, California. Bé Ký là một họa sĩ tài hoa, độc đáo và sáng tạo. Nhiều người Âu Châu thích sưu tập tranh Bé Ký. Bà có tranh trong bộ sưu tập của Nhà Bảo Tàng Á Châu Thái Bình Dương, Ba Lan. Năm 1995, Bé Ký được mời tham dự cuộc triển lãm quốc tế Women: Beyond Borders di chuyển qua nhiều quốc gia trong vòng 5 năm (1995-2000), cuối cùng trở lại Hoa Kỳ lưu giữ trong bộ sưu tập thường xuyên.


      Sáu tuổi Bé Ký đã biết vẽ, 12 tuổi đã vẽ dễ dàng chim muông, thú vật và những hoạt cảnh xung quanh mình. Bé Ký vẽ ký họa rất tài tình, chỉ vài nét đơn sơ là lột tả hết "cái thần" của những hoạt cảnh ở miền quê, phố thị một cách sinh động. Đó là loại tranh dân gian ấm áp tình quê mà ai cũng ưa thích, nhất là những người xa xứ như chúng ta. Vài tuyệt tác của Bé Ký: Đàn nguyệt, Đàn cò, Đàn độc huyền, Bà cháu, Mẹ con, Trẻ em chơi thổi bong bóng ...Ba ngày xuân mà có tranh Bé Ký treo trên tường vẽ cô thiếu nữ cầm cành mai vàng hay nhánh hồng đào, em bé thả diều hoặc đốt pháo, chiếc xe thổ mộ chở đầy hoa tiến về thành phố ... thì thật đậm không khí Tết. "Hội họa Bé Ký cho chúng ta thấy một điều rất hiển nhiên là có những giá trị dân gian vẫn rất quí giá, cần phải được giữ gìn và bảo vệ. Nếu đi tìm một tiếng nói của dân tộc thì hội họa của Bé Ký chính là một trong những tiếng nói đó, đầy bản sắc và có thừa tư cách để phát biểu." (6)


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Nguyễn Đồng - Nguyễn Thị Hợp, năm 1979 định cư ở Tây Đức, năm 1985 qua Cali phụ trách mỹ thuật cho nhật báo Người Việt.


      Hai người trước 1975 cũng đều là thành viên nòng cốt của Hôi Họa Sĩ Trẻ. Nguyễn Thị Hợp tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định năm 1964. Ngoài triển lãm tranh, bà còn trình bày và minh họa cho một số ấn phẩm về truyện nhi đồng, kinh điển Phật giáo, sách khảo cứu, tranh lịch Tết ... Có thể nói tranh bà tràn ngập khắp nơi, được mọi người yêu thích và tạo cảm tình sâu đậm trong lòng người Việt.



           Mẹ Con (Nguyễn Thị Hợp)

      Tranh lụa của bà thoạt nhìn, thấy đường nét giản dị, thanh thoát, mềm mại, tràn đầy cốt cách dân tộc nhưng thật ra đó là một tổng hợp nhiều kỹ thuật phương pháp tạo hình Đông Tây, với bố cục vững chãi, màu sắc nhẹ nhàng mong manh tạo nên một họa pháp và phong cách hoàn toàn riêng biệt của bà.


      Những bức tranh vẽ các thiếu nữ ngồi đọc sách trong vườn, các bé thơ nô đùa giữa vườn xuân, Mẹ con, Khỏa thân và măng cụt ... là những tuyệt tác về tranh lụa, đã mang lại cho giới thưởng ngoạn "một vẻ đẹp chân chất mà lại rất tươi mát, kỳ ảo, quyến rũ. Hình ảnh không lộ ra một cách buông tuồng mà lúc nào cũng như e ấp, phong kín, giản dị mà vẫn kiểu cách, tao nhã ... một số tác phẩm lụa của Nguyễn Thị Hợp đã đưa bà đến chỗ ngồi của những nhà danh họa bậc nhất về lụa của đất nước". (6)


      6) Khuynh hướng tương lai của hội họa Việt Nam:


      Nhiều họa sĩ cho rằng hội họa trừu tượng đang chiếm giữ vị thế thượng phong và mặc nhiên được coi như một hướng đi trước mắt của giới họa sĩ Việt Nam. Sự phát triển và thành công của hội họa Việt Nam dĩ nhiên tùy thuộc rất nhiều vào tài năng của chính họa sĩ, ngoài ra muốn tạo một sức mạnh và một cá tính cho ngôn ngữ tạo hình Việt Nam, theo họa sĩ Trịnh Cung - nguyên là thành viên của Hội Họa Sĩ Trẻ trước năm 1975, nhận định: "còn phải có ít nhất hai điều kiện nữa: sức mạnh kinh tế của quốc gia và một công chúng yêu thích và có trình độ thưởng ngoạn các tác phẩm mỹ thuật" (7)

      T. V. Phê

      (12/2006)

      Tài liệu tham khảo:

      (*) Khởi Hành số 53, tháng 3/2001.

      (1) Hai lần thay đổi mô hình thẩm mỹ, Thái Bá Vân, Nghiên Cứu Nghệ Thuật , Hà Nội, số 2/1984. 

      (2) Vai trò trường Mỹ thuật Đông Dương, Huỳnh Hữu Ủy, Khởi Hành số 82, tháng 8/2003.

      (3) Hoàng Tích Chù, người còn lại của thế hệ họa sĩ sơn mài đầu tiên, Hoàng Phổ Quang, Thế Giới Mới số 475 (25-2-2002), trang 84.

      (4) Con đường mở rộng của một nền nghệ thuật Việt Nam hiện đại, Huỳnh Hữu Ủy, Hợp Lưu số 29, tháng 6&7, 1996.

      (5) Hai mươi năm hội họa miền Nam, Huỳnh Hữu Ủy, Khởi Hành số 81, tháng 7/2003.

      (6) Mấy nẻo đường của nghệ thuật và chữ nghĩa, Huỳnh Hữu Uỷ, Văn Nghệ, 1999.

      (7) Lại nói chuyện vẽ (II), Võ Đình, Hơp Lưu số 36 tháng 8&9, 1997.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Promenade au Parc

      (sơn dầu trên bố, 1933, Joseph Inguimberty, GS Trường Mỹ Thuật Đông Dương) :



      DANH NGÔN:


      - Ma cường quyền đắc thế sinh hung uy,

      Thần công lý bó tay nghe tử tội. (Phan Bội Châu - Văn tế 13 liệt sĩ VNQDĐ)


      - Cái đáng kinh hãi nhất ở đời chính là cái công lý bị tách rời khỏi lòng nhân ái. (F. Mauriac)


      - Kẻ nào quyết định một sự kiện mà không nghe cả đối phương thì dù có đúng đi nữa cũng không thể coi là công bằng được. (Seneca)


      - Phải luôn luôn đem lại công bằng trước khi thực hành nhân ái. (N. Malebranche)


      T. V. Phê biên soạn


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Giới Thiệu Những Tác Phẩm Về Thơ, Văn, Nhạc Của Lê Hữu Nghĩa T. V. Phê Nhận định

      - Nhạc Sĩ Vô Thường Và Ngón Đàn Tay Trái T. V. Phê Tạp luận

      - Năm Ngọ Nói Chuyện Ngựa T. V. Phê Tiểu luận

      - Nhà thơ Tô Đình Sự T. V. Phê Nhận định

      - Thi Sĩ Đông Hồ T. V. Phê Tạp bút

      - Hiểm họa từ Trung Quốc T. V. Phê Tạp luận

      - Feb 1, 2003: Phi thuyền con thoi Columbia bị nổ tung T. V. Phê Tạp luận

      - Chuyện trùng hợp lạ kỳ T. V. Phê Tạp luận

      - Phạm Duy và Minh Họa Kiều T. V. Phê Tạp bút

      - Trịnh Công Sơn: Quê hương, Tình yêu, Thân phận T. V. Phê Tạp bút

    3. Giải Trí (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Giải Trí

       

      Du Ký & Tạp Luận

        Cùng Mục (Link)

      Xứ Úc Thòi Lòi Đi Dễ Khó Về (Trịnh Thanh Thuỷ)

      Thăm Viếng Florida (Ngọc Hạnh)

      Đi Tây (Phạm Xuân Đài)

      Ngắm ‘cổng vòm đá’ ở công viên quốc gia Arches, Utah (Trần Nguyên Thắng)

      Kiến trúc độc đáo của Kiev, Ukraine (Trần Nguyên Thắng)

       

      Phim Tài Liệu

       

      L'exode du Nord Viet Nam


      Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
       

        DANH NGÔN


        TỤC NGỮ (Proverbs)

       

      Tre già măng mọc

      Đục nước béo cò

      Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng

      Gà một mẹ đá nhau

       

        ĐỐ VUI (Puzzles)

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)