1. Head_

    Dương Kiền

    (28.12.1939 - 17.11.2015)

    Khái Hưng

    (.0.1896 - 17.11.1947)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Ông tổ triết thuyết hiện sinh sống ra sao? (T. V. Phê) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      12-6-2007 | GIẢI TRÍ

      Ông tổ triết thuyết hiện sinh sống ra sao?

        T. V. PHÊ
      Share File.php Share File
          

       


            Triết gia Jean Paul Sartre

      Sartre là triết gia có ảnh hưởng sâu đậm đến quần chúng trên thế giới trong thế kỷ 20. Trước 1975, giới trẻ ở các đô thị miền Nam đã một thời có lối sống chịu ảnh hưởng nặng triết thuyết của ông. Sartre sinh năm 1905 ở Paris, Pháp. Ông mất cha khi lên hai và gần như bị mù một mắt phải lúc mới ba tuổi, nhưng rất thông minh và có ý chí. Năm 1924, Sartre vào học ở École Normale Supérieure (Trường Cao Ðẳng Sư Phạm) và đỗ đầu kỳ thi thạc sĩ triết học năm 1929. Sau đó dạy học, rồi viết văn làm báo. Ông sáng lập và làm chủ bút tập san nổi tiếng Les Temps Modernes (Thời Hiện Ðại). Sáng tác của ông rất đồ sộ với nhiều thể loại:


      - Tiểu thuyết và truyện ngắn: La Nausée (Buồn Nôn), 1938; Le Mur (Bức Tường), 1939; Les chemins de la Liberté (Những Nẻo Ðường Tự Do), 1943-1949 ... 


      - Kịch: Les Mouches (Bầy Ruồi), 1943; Huis Clos (Xử Kín), 1945; La Putain Respectueuse (Cô Gái Ðiếm Lễ Ðộ), 1946; Morts sans sépulture (Chết Không Ðất Chôn), 1947; Le Diable et le Bon Dieu (Ác Quỷ và Thượng Ðế) ...


      - Triết: L' Être et le Néant (Thực thể và Hư vô), 1943; Critique de la Raison Dialectique (Phê Phán Lý Trí Biện Chứng), 1960 ... 


      -Tiểu luận: L' existentialisme est un humanisme (Chủ Nghĩa Hiện Sinh là một Chủ Nghĩa Nhân Bản, 1945; Saint Gênet, Comédien et Martyr (Thánh Gênet, Kịch Sĩ Tử Vì Ðạo) ...


      Ông được trao giải Nobel về văn chương năm 1964, nhưng từ chối nhận giải, và tuyên bố nổi tiếng của ông đã một thời làm xôn xao dư luận: "Giải Nobel làm vinh dự cho tôi hay tôi làm vinh dự cho giải Nobel"! Thuở còn trẻ, ông mơ ước trở thành triết gia lớn và mong giải quyết mâu thuẫn giữa triết lý và hành động, đem triết lý vào đời sống thực.Thật vậy, ông là một trong những người mở đường cho chủ nghĩa hiện sinh trong triết học, văn học và cũng là triết gia hiếm hoi đã sống đến tận cùng triết thuyết của mình:


      1) Sartre muốn sống trong suốt (transparent) với chính mình:


      Ông muốn sống phù hợp với triết lý của mình. Trong L' Être et le Néant, Thực thể và Hư vô: ý thức (conscience) là một quá trình phủ định trong suốt, không gợn tí vật thể nào. Vì thế, chính ông đã thuật lại và phân tích tuổi thơ của mình hơn 700 trang trong Les Mots, Ngôn từ. Cuối đời, ông lại nhận định về cuộc đời, tư tưởng và tác phẩm của mình (Situations X). Simone de Beauvoir: người tình mà ông yêu nhất, người bạn mà ông kính trọng và ký tặng toàn bộ sách triết của ông; đã thuật lại mọi chi tiết trong cuộc sống của họ, kể cả những suy nghĩ hàng ngày từ thuở hai người quen nhau (khi Sartre còn học ở École Normale Supérieure) cho đến lúc Sartre chết. Sartre cũng cho phép đăng tất cả thư từ ông viết cho bất cứ ai kể cả cho Simone de Beauvoir ... Tóm lại không còn gì bí mật về cuộc đời của ông nữa!


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      2) Sartre muốn sống trong suốt với người khác:


      Người khác đây, trước tiên là Simone de Beauvoir, người có thể đọc và tranh luận mọi bản thảo của ông cũng như được ông ủy quyền cắt bỏ bất cứ câu, đoạn nào thừa trước khi trao cho nhà xuất bản. Ông muốn sống bình đẳng, trong suốt với nàng; vì ông quan niệm đam mê chiếm hữu hay thống trị người khác là những đam mê không thể thực hiện được, chỉ dẫn tới những nếp sống không trung thực. Ông đã yêu nhiều người đàn bà và Simone de Beauvoir biết rất rõ:



      Nelson Algreen &
       Simone de Beauvoir

      "... Sartre giữ cái chương trình nghỉ hè như thường lệ: ba tuần với Arlette ở ngôi nhà của họ tại miền Nam nước Pháp; hai tuần với Wanda ở Capri, Venice hay Florence; nhiều tuần ở một hòn đảo ngoài khơi Hy Lạp với Helen và một tháng với De Beauvoir ở cái phòng thuê của họ tại Albergo Nationale." (Nguyễn Tà Cúc, tài liệu đã dẫn trang 21).


      Ngược lại, Simone de Beauvoir cũng đã yêu mấy người đàn ông và người biết rõ hơn ai hết chính là Sartre! Hai người sống riêng ở hai nơi khác nhau, nhưng ngày nào họ cũng gặp nhau và nói cho nhau biết mọi chuyện về đời sống hàng ngày, những suy nghĩ, kể cả những chi tiết thầm kín về những mối tình riêng của họ.


      Ðiển hình là Simone de Beauvoir đã từng có một mối tình thắm thiết với Nelson Algreen, nhà văn Mỹ đoạt giải Pulitzer. Mỗi năm bà qua Mỹ sống vài tuần, có khi vài tháng với Algreen. Algreen cũng qua Pháp sống với bà và đi chơi với Sartre! Cuối cùng Algreen không chịu nổi quan hệ tay ba đó và quyết định chấm dứt.


      Một chục cặp trí thức nổi tiếng tại Pháp cũng thử sống trong suốt với nhau, nhưng kết cục cũng phải ly dị. Sartre và Beauvoir đã thực sự sống tới cùng triết lý của họ để chứng minh một điều rằng con người có thể vừa yêu nhau vừa tôn trọng tự do của nhau.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      3) Sartre cũng muốn sống trong suốt với đời:


      Sartre luôn đối xử bình đẳng với mọi người, kể cả những người đáng tuổi con cháu. Sartre rất ghét mọi hình thái quyền lực. Ông đã gặp nhiều người có quyền lực và danh vọng trên khắp thế giới nhưng không kết bạn với ai! Ông cũng là một ông thầy quái đản. Thuở còn dạy triết cho năm cuối trung học, ông không dạy mà chỉ nói chuyện hoặc thảo luận với học sinh. Khi chấm bài, cho mọi người điểm như nhau! Ra khỏi lớp thường rủ học sinh đi ... đánh boxe! Thật là một quan hệ gạt bỏ những hàng rào thông thường. "Trong thế kỷ 20, đây là con người tiêu biểu nhất cho hai giá trị cơ bản của nền văn minh tư sản Pháp: tự do và bình đẳng" (Phan Huy Ðường, tài liệu đã dẫn trang 58).


      Sartre cũng sống rât trung thực trong quan hệ bạn bè. Ðiển hình là tình bạn giữa Sartre và Albert Camus. Ông đã từng tranh luận với Camus (Nobel văn chương năm 1957). Bài Réponse à Albert Camus thể hiện tiêu biểu cho tình bạn của Sartre trong văn chương: đánh giá tổng hợp con người, hành động, tư tưởng của Camus để ca tụng và cũng chỉ trích thẳng thắn những suy luận của Camus mà ông cho là sai.



            Triết gia Albert Camus

      Năm 1951, tác phẩm L'homme révolté, Người Nổi Loạn, của Albert Camus ra đời bị nhóm Les Temps Modernes kết tội nặng nề. Thời điểm đó, cả hai ông đều biết sự khốc liệt của các trại "cải tạo" dưới thời Stalin. Camus chủ trương phải đưa sự thực ra ánh sáng, còn Sartre thì cho rằng không nên vì sợ làm thối chí giai cấp vô sản! Từ đó nổ ra những tranh luận rất gay gắt: Sartre trách Camus trong cách phê bình đã lẫn lộn Nazi và Staline, trong khi Camus chỉ muốn xác lập một thứ đạo đức quần chúng hướng về tình nhân loại, trực diện với tội ác (Thụy Khuê, tài liệu đã dẫn trang 240), rồi hai người đoạn tuyệt hẳn. Tuy vậy khi Camus mất, Sartre viết một bài tưởng niệm rất chân tình. Ngày nay, lịch sử đã trả lời rằng Camus đúng. Camus có tầm nhìn xa hơn Sartre và những trí thức thiên tả đương thời. Khi chiến xa Xô Viết tiến vào Hung Gia Lợi (1956) Sartre mới tỉnh ngộ! 


      Năm 1958, ông chấm dứt giai đoạn liên hiệp với phong trào cộng sản thế giới và trong thời gian rất ngắn viết quyển Critique de la Raison Dialectique, Phê Phán Lý Trí Biện Chứng, xong trong năm 1959. Với tác phẩm gần 1400 trang này, Sartre tranh luận thẳng với Marx và cho rằng thời đại ấy là thời đại của cách mạng không thể thực hiện được vì nhu cầu cách mạng thì có, ở khắp nơi, nhưng lực lượng thực sự cách mạng thì không vì tư tưởng bế tắc, v.v... (Phan Huy Ðường, tài liệu đã dẫn trang 81).


      Năm 1979, ông công khai đến điện Élysée yêu cầu tổng thống Pháp lúc đó là Giscard d' Estaing tăng cường giúp đở cho thuyền nhân Việt Nam.


      3) Sartre không có ý niệm gì về tiền:


      Tiền đủ tiêu cho ăn mặc và trả tiền phòng; còn bao nhiêu ông cho hết, cho đủ hạng người vì đủ thứ lý do. Có lúc không còn tiền trả thuế phải đi vay của mẹ. NXB Gallimard phải giữ lại tiền để ông trả thuế, tiền còn lại chỉ đưa cho ông hàng tháng để ông có mà tiêu. Vậy mà ông còn ký ngân phiếu cho một đống người ông đã tài trợ, trong đó có cả người vô gia cư sống trên vỉa hè Paris, để họ thanh toán chi phí bệnh viện. Ký xong, ông hết sạch tiền, lại chạy xuống bếp vay tiền người hầu gái của mẹ. Thư ký riêng của ông nhận xét rằng hai bàn tay của ông "thủng"! Ðổ tiền vào bao nhiêu cũng chảy hết! 


      Năm 1980, Sartre bệnh trầm trọng phải nằm nhà thương. Trước khi chết ông còn lo lắng hỏi Simone de Beauvoir rằng ông có còn đủ tiền thanh toán chi phí chôn cất không? Ðám tang Sartre, chẳng ai kêu gọi, tổ chức; nhưng đã có hơn 50 ngàn người tự động đưa ông trên đại lộ Montparnasse đến nơi an nghỉ cuối cùng!


      T.V.Phê


      Tài liệu tham khảo:

      - Jean-Paul Sartre Một đam mê làm người trong thế kỷ 20, Phan Huy Ðường; Hợp Lưu 74, 12/03 & 1/04.

      - Albert Camus (1913 -1960), Sóng Từ Trường II, Thụy Khuê, NXB Văn Nghệ, 2002.

      - Camus giữa lòng thế kỷ XX, Dăm Ba Ðiều Nghĩ Về Văn Học Nghệ Thuật, Trần Hồng Châu, NXB Văn Nghệ, 2001.

      - Simone de Beauvoir, Một mối tình không bất tử, Nguyễn Tà Cúc, Khởi Hành 65, 3/2002, trang 15.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Ước Mơ Hòa Bình (Phạm Văn Mùi):



      DANH NGÔN:



      Jean Paul Sartre (1905 - 1980):

      - Ðịa ngục, chính là tha nhân.

      - Con người là một đam mê hão.

      - Tự do, chính là khắc khoải lựa chọn.


      Albert Camus (1913 - 1960):

      - Tôi có một lòng yêu người và vật rất mạnh và tôi yêu những kẻ sống hôm nay với tôi trên mảnh đất này. 


      - Tranh đấu cho một xã hội mai sau mơ hồ mà tôi không chắc đã có thực thì nhất định tôi không chịu tàn sát anh em tôi đâu!


      - Tôi muốn có thể vừa yêu Tổ quốc vừa yêu công lý và tôi đã chọn công lý để trung thành với thế giới con người.


      T. V. Phê biên soạn


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Giới Thiệu Những Tác Phẩm Về Thơ, Văn, Nhạc Của Lê Hữu Nghĩa T. V. Phê Nhận định

      - Nhạc Sĩ Vô Thường Và Ngón Đàn Tay Trái T. V. Phê Tạp luận

      - Năm Ngọ Nói Chuyện Ngựa T. V. Phê Tiểu luận

      - Nhà thơ Tô Đình Sự T. V. Phê Nhận định

      - Thi Sĩ Đông Hồ T. V. Phê Tạp bút

      - Hiểm họa từ Trung Quốc T. V. Phê Tạp luận

      - Feb 1, 2003: Phi thuyền con thoi Columbia bị nổ tung T. V. Phê Tạp luận

      - Chuyện trùng hợp lạ kỳ T. V. Phê Tạp luận

      - Phạm Duy và Minh Họa Kiều T. V. Phê Tạp bút

      - Trịnh Công Sơn: Quê hương, Tình yêu, Thân phận T. V. Phê Tạp bút

    3. Giải Trí (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Giải Trí

       

      Du Ký & Tạp Luận

        Cùng Mục (Link)

      Xứ Úc Thòi Lòi Đi Dễ Khó Về (Trịnh Thanh Thuỷ)

      Thăm Viếng Florida (Ngọc Hạnh)

      Đi Tây (Phạm Xuân Đài)

      Ngắm ‘cổng vòm đá’ ở công viên quốc gia Arches, Utah (Trần Nguyên Thắng)

      Kiến trúc độc đáo của Kiev, Ukraine (Trần Nguyên Thắng)

       

      Phim Tài Liệu

       

      L'exode du Nord Viet Nam


      Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
       

        DANH NGÔN


        TỤC NGỮ (Proverbs)

       

      Tre già măng mọc

      Đục nước béo cò

      Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng

      Gà một mẹ đá nhau

       

        ĐỐ VUI (Puzzles)

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)