|
Dương Quảng Hàm(14.7.1898 - 19.12.1946) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
1) Cụ Trần Trọng Kim trong lời Tựa sách Việt Nam Sử Lược viết: "Nước Việt ta khởi đầu có sử từ đời nhà Trần, vào quãng thế kỷ thứ 13". Ông Lê Văn Hưu vâng lệnh vua Trần Thái Tông (1225 - 1258) biên soạn bộ Ðại Việt Sử Ký được xem là bộ sử đầu tiên và như vậy học giới cho rằng ông là người viết sử đầu tiên của nước ta.
Ông Lê Văn Hưu (1230 - 1322) quê làng Dị, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Năm 11 tuồi, khi đi chợ mua rau cho mẹ, ngang qua lò rèn nghe những tiếng phì phò lạ tai, ông tò mò đứng lại xem. Bác thợ rèn đang rèn dùi sắt, ngước nhìn thấy cậu bé trong túi có một quyển sách, bác liền nói:
- Cháu mang sách trong túi, vậy cháu có học. Bác ra cho cháu một câu đối nhé. Câu này khó lắm nhiều người không đối được đâu!
- Xin bác cứ ra.
Bác thợ đọc: "Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò, đúc nên dùi sắt".
Ông suy nghĩ một lúc rồi đối ngay: "Nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi, giành được tam khôi".
Bác thợ rèn phục quá, khen ông ứng đối lanh lẹn, câu đối hay và có chí khí, liền thưởng cho ba quan tiền.
Ông thọ 93 tuổi và từng là thầy của tướng Trần Quang Khải - người cùng với Trần Hưng Ðạo - là những vị anh hùng chống quân Nguyên của dân tộc ta.
2) Theo ông Hoa Bằng viết trong Tạp chí Tri Tân, số 6 ngày 8-7-1941, thì trước Lê Văn Hưu đã có Trần Tấn (cùng sống dưới triều vua Trần Thái Tông) trước tác bộ Việt Chí, sau đó Lê Văn Hưu mới sửa lại cho hoàn chỉnh, đầy đủ, thứ tự và có lời bàn tức bộ Ðại Việt Sử Ký ngày nay.
Sau khi nêu tài liệu dẫn chứng, ông Hoa Bằng kết luận: "Nước ta, từ đời Triệu Ðà đã có chức Nội sử, đời Lý đã có những sách thuộc loại hiến chương; còn sử thì đến đời Trần Thái Tông đã có bộ Việt Chí. Mà sử thần Trần Tấn chính là người lính tiên phong trong đội sử ký Nam Việt. Tiếc rằng bộ Việt Chí do Trần Tấn làm đó không tuyền, nên về sau người ta chỉ thấy có bộ Ðại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu, là người có công lớn với sử học giới Nam Việt".
3) Ngày nay, những bộ sử quan trọng của nước ta như: Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim), Việt Sử Toàn Thư (Phạm Văn Sơn), Việt Sử Tiêu Án (Ngô Thời Sỹ), Ðại Việt Thông Sử (Lê Quý Ðôn), Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư (nhiều sử gia đời Trần & Lê soạn thảo), An Nam Chí Lược (Lê Tắc), ... đã được chuyển thành "ấn bản điện tử" để đưa lên mạng lưới toàn cầu cho mọi người cùng tham khảo. Ðó là công trình tâm huyết rất đáng trân trọng của Hội chuyên gia Việt Nam, nhóm Sách Việt, nhóm bạn Lê Bắc, Doãn Vượng, Công Ðệ, Ngọc Thủy, ... Chúng ta chỉ còn có việc chịu khó đọc để biết sử nước nhà: https://www.vanlangsj.com/index.php/teacher/26-sach-vi-t-s.
4) Nhà viết Sử quyết hy sinh tính mạng để bảo vệ sự thật:
Thôi Trữ sau khi giết Tề Trang Công để lập Tề Cảnh Công rồi buộc thái sử Bá chép vào sử là vua bị bệnh chết. Thái sử Bá không nghe, vẫn chép: "Ngày Ất Hợi, tháng năm mùa hạ, Thôi Trữ giết vua là Quang." Thôi Trữ nổi giận giết thái sử Bá. Hai người em kế của Bá là Trọng và Thúc cũng cứ chép như anh, khiến đều bị Thôi Trữ giết. Ðến người em thứ ba là Quý, Thôi Trữ đe dọa:
- "Ba anh ngươi đều bị giết, nếu ngươi chịu chép khác ta sẽ tha cho".
Thái sử Quý đáp:
- "Bổn phận người viết sử là phải tôn trọng sự thật. Nếu tôi không chép đúng sự thật thì người khác cũng chép, đã không che dấu được cái xấu của Tướng quốc, còn làm cho thức giả thêm chê cười, bởi vậy tôi phải chép sự thật; còn sự sống chết của tôi là tùy ở Tướng quốc".
Thôi Trữ thở dài than rằng:
- "Ta bất đắc dĩ phải làm việc này vì lo nước nhà nghiêng đổ, nhà ngươi dẫu chép sự thật nhưng thiên hạ cũng xét cho tấm lòng ta". Nói xong, ném trả thẻ tre cho thái sử Quý.
- Ung dung ta nói điều ta nghĩ
Uốn lưỡi theo người quyết chẳng theo (Nguyễn Trãi)
- Cái biểu hiệu tốt nhất của chân lý là sự giản dị và rõ ràng.
Cái giả dối thường bao giờ cũng vờ vĩnh, rối rắm và hoa mỹ. (Léon Tolstoi)
- Những việc qua trước mắt còn sợ chưa thật,
Lời nói sau lưng chớ nên quá tin. (Sách Minh Tâm)
- Thuốc đắng đã tật, lời thật mất lòng. (Tục ngữ)
- Hãy yêu cái điều mà người ta khuyến cáo anh, chứ không phải cái điều mà người ta tán tụng anh. (Boileau)
- Nên tập thói quen để tìm cái thật ở trong các việc nhỏ, không thế, ta sẽ bị lừa trong các việc lớn. (Voltaire)
- Giới Thiệu Những Tác Phẩm Về Thơ, Văn, Nhạc Của Lê Hữu Nghĩa T. V. Phê Nhận định
- Nhạc Sĩ Vô Thường Và Ngón Đàn Tay Trái T. V. Phê Tạp luận
- Năm Ngọ Nói Chuyện Ngựa T. V. Phê Tiểu luận
- Nhà thơ Tô Đình Sự T. V. Phê Nhận định
- Thi Sĩ Đông Hồ T. V. Phê Tạp bút
- Hiểm họa từ Trung Quốc T. V. Phê Tạp luận
- Feb 1, 2003: Phi thuyền con thoi Columbia bị nổ tung T. V. Phê Tạp luận
- Chuyện trùng hợp lạ kỳ T. V. Phê Tạp luận
- Phạm Duy và Minh Họa Kiều T. V. Phê Tạp bút
- Trịnh Công Sơn: Quê hương, Tình yêu, Thân phận T. V. Phê Tạp bút
• Xứ Úc Thòi Lòi Đi Dễ Khó Về (Trịnh Thanh Thuỷ)
• Thăm Viếng Florida (Ngọc Hạnh)
• Đi Tây (Phạm Xuân Đài)
• Ngắm ‘cổng vòm đá’ ở công viên quốc gia Arches, Utah (Trần Nguyên Thắng)
• Kiến trúc độc đáo của Kiev, Ukraine (Trần Nguyên Thắng)
Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |