|
Dương Kiền(28.12.1939 - 17.11.2015) | Khái Hưng(.0.1896 - 17.11.1947) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
1) Hãy nghe ông Bá Dương (1) can đảm vạch những thói hư, tật xấu của đồng bào mình để biết mà sửa chữa:
- Ðặc tính rõ nhất là dơ bẩn, hỗn loạn, ồn ào. Có nhiều nơi hễ người Trung Quốc đến ở là những người khác phải dọn đi ... Cái mồm người TQ thì to không ai bì kịp ... Hai người Quảng Ðông "lặng lẽ" nói chuyện với nhau, người Mỹ lại tưởng họ đánh nhau ...
- Một người Nhật đơn độc trông chẳng khác nào một con lợn, nhưng ba người Nhật hợp lại thành một con rồng ... Mỗi người Trung Quốc là một con rồng, nói năng vanh vách, cứ như chỉ cần thổi một cái là tắt được mặt trời ... Nhưng nếu ba người Trung Quốc họp lại với nhau, ba con rồng này lại biến thành một con heo, một con giòi, hoặc thậm chí không bằng cả một con giòi nữa! ...
- Người Trung Quốc "bụng dạ nhỏ hẹp nên dễ đầy", kiến thức thấp kém, lòng dạ hẹp hòi, chỉ cần có một tý gì đó đã tưởng trời đất dẫu to nhưng không chứa nổi mình nữa! ... Người TQ thích nói khoác, nói suông, nói dối, nói láo, nói những lời độc địa ...v ..v .. (2)
2) Còn người Việt mình thì sao? Ðã có rất nhiều sách khen ngợi rồi như: Người Việt Cao Quý, Người Việt Ðáng Yêu ... Cũng có sách vạch những khuyết điểm như: "Tổ Quốc Ăn Năn" của ông Nguyễn Gia Kiểng, "Văn Hóa Trì Trệ Nhìn Từ Hà Nội Ðầu Thế Kỷ 21" của bà Lê Thị Huệ, ...Ở đây chỉ xin ghi lại những khuyết điểm do cụ Trần Trọng Kim vạch ra để cùng nhau học hỏi sửa chữa:
"Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người Việt có cả tính tốt và tính xấu. Ðại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quí sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, làm năm đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác chế nhạo. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn sự hòa bình, nhưng mà đã đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật.
Tâm địa thì nông nổi, hay làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang và ưa phô trương bề ngoài, hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc. Hay tin ma quỉ, sùng sự lễ bái, ... Kiêu ngạo và hay nói khoác, nhưng có lòng nhân, biết thương người và hay nhớ ơn ..." (3)
3) Vài Câu Hỏi "Nhức Nhối":
- Tại sao người các nước khác thường tìm đến cộng đồng của họ thì khá nhiều người Việt mình tìm cách xa lánh?
- Tại sao người Việt có thể mua nhạc hàng tháng để giải trí nhưng có khi cả năm mới mua một cuốn sách là món ăn tinh thần? Không có dân tộc nào tiến mạnh mà sách vở lại nghèo nàn. Bởi chính sách vở là kho kiến thức, là nền tảng để phát triển.
- Tại sao ở quán cà phê và hiệu ăn lúc nào cũng đầy người mà không nghe được tên một nhà thám hiểm VN nào?
- Tại sao trong văn, thơ, nhạc của chúng ta thường nội dung hay có khuynh hướng buồn nhiều hơn vui? ...v ...v ... (4)
(1) Ông Bá Dương sinh năm 1920 ở Trung Quốc lục địa, chạy sang Ðài Loan năm 1949 khi Cộng sản thắng tại TQ. Là một nhà thơ, nhà văn, nhà báo và sử gia. Ông đã bị bỏ tù 10 năm tại Lục Ðảo (Ðài Loan) vì dịch sang tiếng Trung Quốc một tranh hý họa Popeye mà chính phủ Ðài Loan cho là phạm thượng.
Năm 1977, khi ra khỏi nhà tù, ông bắt đầu đi nói chuyện về hiện tượng "người Trung Quốc xấu xí". Những bài nói chuyện của ông và của những người tranh luận với ông được tập trung lại thành quyển sách "Người Trung Quốc xấu xí". Sách này được viết và xuất bản ở Ðài Loan, sau đó tái bản tại Trung Quốc lục địa. Gần đây còn có nguyên cả một quyển sách phỏng vấn Bá Dương về cuốn "NTQXX" này. Hai tuyển tập tạp văn lớn của ông vừa được NXB Hữu Nghị tại Bắc Kinh phát hành.
Ông hiện sống ở Ðài Loan với vợ là bà Dương Hương Hoa, một thi sĩ. (Nguyễn Hồi Thủ)
(2) Người Trung Quốc Xấu Xí, Bá Dương, Nguyễn Hồi Thủ dịch, NXB Văn Nghệ, 1999, trang 46.
(3) Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim, NXB Ðại Nam, trang 6.
(4) Người Việt mạnh yếu chỗ nào?, Ðỗ Thông Minh, Thế Kỷ 21 số 162, Oct 2002, trang33.
- Lời phê bình là một ngọn đuốc, và lời tán tụng là một cái giải che mắt (De Laténa)
- Kẻ nói điều xấu của ta là thầy ta; kẻ nói điều tốt của ta, đó là kẻ thù của ta. (Cổ ngữ)
- Lòng tốt thường chứa đựng trong lời bình phẩm nhiều hơn trong sự tán tụng (Mlle De Sommery)
- Thuốc đắng đã tật. (Tục ngữ VN)
- Những lời khen tặng giống như hương thơm. Ta chỉ nên để nó thoáng qua, chứ đừng để nó thấm vào người. (G. Clark Mun)
- Giới Thiệu Những Tác Phẩm Về Thơ, Văn, Nhạc Của Lê Hữu Nghĩa T. V. Phê Nhận định
- Nhạc Sĩ Vô Thường Và Ngón Đàn Tay Trái T. V. Phê Tạp luận
- Năm Ngọ Nói Chuyện Ngựa T. V. Phê Tiểu luận
- Nhà thơ Tô Đình Sự T. V. Phê Nhận định
- Thi Sĩ Đông Hồ T. V. Phê Tạp bút
- Hiểm họa từ Trung Quốc T. V. Phê Tạp luận
- Feb 1, 2003: Phi thuyền con thoi Columbia bị nổ tung T. V. Phê Tạp luận
- Chuyện trùng hợp lạ kỳ T. V. Phê Tạp luận
- Phạm Duy và Minh Họa Kiều T. V. Phê Tạp bút
- Trịnh Công Sơn: Quê hương, Tình yêu, Thân phận T. V. Phê Tạp bút
• Xứ Úc Thòi Lòi Đi Dễ Khó Về (Trịnh Thanh Thuỷ)
• Thăm Viếng Florida (Ngọc Hạnh)
• Đi Tây (Phạm Xuân Đài)
• Ngắm ‘cổng vòm đá’ ở công viên quốc gia Arches, Utah (Trần Nguyên Thắng)
• Kiến trúc độc đáo của Kiev, Ukraine (Trần Nguyên Thắng)
Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |