|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
1) Hai câu thơ tuyệt diệu sau đây, cụ Nguyễn Du tả một đêm thu khi chồng (Thúc Sinh) vắng nhà, nàng Kiều ra trước Phật đài thắp hương khấn vái:
Ðêm thu gió lọt song đào, (câu 1637)
Nửa vầng trăng khuyết, ba sao giữa trời.
Khấn chưa cạn lời thì lũ ác nhân ào đến tuốt gươm, tưới thuốc mê để "bắt cóc" nàng đi theo mưu của Hoạn Thư. Vậy nàng Kiều bị bắt vào ngày tháng giờ nào? Cửa sổ phòng nàng Kiều quay về hướng nào?
2) Ðêm nhìn bầu trời: thấy trăng tròn là biết ngày rằm, thấy trăng như đường lông mày mỏng (1) là biết đầu tháng hay cuối tháng, thấy trăng bán nguyệt là biết ngày mồng 7, mồng 8 hay ngày 23, 24.
Lúc đầu tháng, trăng mọc đầu hôm về hướng Tây, và đường cong ngoài quay về phía Tây (tức là quay bề huyền - nghĩa là bề thẳng - lên trên, về hướng Ðông: đó là trăng Thượng huyền). Lúc cuối tháng thì ngược lại, trăng mọc quá nửa đêm, ở hướng Ðông, và đường cong ngoài quay về phía Ðông (tức là quay đường huyền về hướng Tây: đó là trăng Hạ huyền).
Khi thượng huyền thì mặt trời xuống trước mặt trăng, vậy ở về phía Tây mặt trăng; khi hạ huyền thì mặt trời ở về phía Ðông mặt trăng.
Hai câu thơ trên có những điều cần lưu ý:
Trời đêm khi Kiều bị bắt
a) Nửa vầng trăng khuyết: Ngày này chưa đến mồng 7 hay chưa quá 20. Nàng Kiều lúc ấy còn ra Phật đài khấn vái thì trăng này là trăng đầu hôm và chưa đến mồng 7. Trăng đã khuyết khá nhiều (hình nó như lưỡi liềm) nên mới để ý đến sự khuyết đó. Cũng không phải trăng mới có, vì lúc ấy thấy sao đã rõ, trăng đã thấp lắm; vậy trăng này ở khoảng ngày mồng bốn.
b) Ba sao giữa trời: Ba sao này ở gần mặt trăng tạo thành một cảnh nên thơ. Ðó là chòm Sao Tâm (vòng đỏ trên trong hình). Thúc Sinh chính tên là Tâm (2). Nửa vầng trăng khuyết với ba ngôi sao nằm trên cũng thành hình chữ Tâm. Có lẻ cụ Nguyễn Du dụng tâm lấy hình trăng sao, lấy tên sao để ám chỉ cảnh nàng Kiều ban đêm ở trong phòng một mình nhớ đến Kỳ Tâm đi vắng.
Nếu ngày mồng 4, mà trăng ở sao Tâm thì mặt trời phải cách đó chừng 45 độ về phương Tây. Vậy ở vào Sao Giốc (vòng đỏ dưới trong hình).
Ðem bản đồ sao ra mà xem thì ngày ấy là ngày 15 tháng mười dương lịch, bấy giờ là tháng chín ta (phù hợp với câu thơ trên: Ðêm thu gió lọt song đào).
Mặt trời cách mặt trăng 45 độ (góc tư của nửa vòng tròn), vậy mặt trời xuống trước mặt trăng 1/4 của 12 giờ tức 3 giờ đồng hồ.
Mặt trời lặn lúc 6 giờ, thì mặt trăng lặn lúc 9 giờ. Lúc tả cảnh thì chắc là trăng sao đã tỏ, cũng chưa xế quá, Lấy trung bình 6 và 9 giờ mà tính thì khoảng 7 giờ rưởi, 8 giờ: nghĩa là vào giờ Tuất.
Tóm lại: nàng Kiều bị bắt ngày mồng bốn tháng chín, trong giờ Tuất.
c) Gió lọt song đào: Nàng Kiều ngồi trong phòng thì gió lọt qua cửa sổ, nhìn ra ngoài thấy trên trời có nửa vầng trăng khuyết và ba sao: lúc ấy trăng gần lặn về phía Tây. Sao Tâm khi nào cũng ở nửa trời Nam, như vậy: hướng cửa sổ phòng nàng Kiều ở về phía Tây-Nam.
Tài liệu tham khảo:
Cô Kiều Bị Bắt, La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn - tập I, NXB Giáo Dục, 1998, trang 1068.
(1) Mày ai (Kiều), trăng mới in ngần,
Phấn thừa hương cũ bội phần xót xa.
(2) Kỳ Tâm họ Thúc cũng nòi thư hương.
- Hãy chân thành, đó là cái bí quyết của sự hùng biện và đức hạnh; đó là cái uy thế của đạo đức; đó là phương châm cao cả nhất của nghệ thuật và đời sống. (Amiel)
- Một người chân thật là một tác tạo cao quí nhất của Thượng đế. (Pope)
- Lời khen tốt đẹp nhất mà ta có thể ban cho một người, tức là nói cho người ấy biết "ông là kẻ thành thật" (La Bruyère)
- Người ta chẳng bao giờ tin một tên nói láo dù nó có nói thật đi nữa. (Cicero)
- Cái hình phạt đối với một tên nói dối thật ra không những là hắn chẳng được ai tin mà chính hắn không dám tin một ai khác cả! (George Bernard Shaw)
- Khi Thượng đế tạo cho sự dối trá một tội lỗi, tức thời Người cũng đặt ra một ngoại lệ dành cho các y sĩ. Hãy học nói dối khéo để an ủi khéo. (André Soubiran)
- Giới Thiệu Những Tác Phẩm Về Thơ, Văn, Nhạc Của Lê Hữu Nghĩa T. V. Phê Nhận định
- Nhạc Sĩ Vô Thường Và Ngón Đàn Tay Trái T. V. Phê Tạp luận
- Năm Ngọ Nói Chuyện Ngựa T. V. Phê Tiểu luận
- Nhà thơ Tô Đình Sự T. V. Phê Nhận định
- Thi Sĩ Đông Hồ T. V. Phê Tạp bút
- Hiểm họa từ Trung Quốc T. V. Phê Tạp luận
- Feb 1, 2003: Phi thuyền con thoi Columbia bị nổ tung T. V. Phê Tạp luận
- Chuyện trùng hợp lạ kỳ T. V. Phê Tạp luận
- Phạm Duy và Minh Họa Kiều T. V. Phê Tạp bút
- Trịnh Công Sơn: Quê hương, Tình yêu, Thân phận T. V. Phê Tạp bút
• Xứ Úc Thòi Lòi Đi Dễ Khó Về (Trịnh Thanh Thuỷ)
• Thăm Viếng Florida (Ngọc Hạnh)
• Đi Tây (Phạm Xuân Đài)
• Ngắm ‘cổng vòm đá’ ở công viên quốc gia Arches, Utah (Trần Nguyên Thắng)
• Kiến trúc độc đáo của Kiev, Ukraine (Trần Nguyên Thắng)
Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |