|
Trầm Kha(..1948 - 19.1.1974) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Những cuộc khai quật khảo cổ gần đây cho thấy rằng hàng ngàn năm trước dân U Việt và dân Lạc Việt chúng ta có nhiều điểm thật giống nhau như cùng một nguồn gốc, chẳng hạn:
- sống bằng trồng lúa, ở nhà sàn, có tục xâm mình,
- khắc hình dạng cùng một loai chim trên mặt trống ...
Các tộc Việt sống rải rác trải dài từ Bắc Việt chúng ta ngày nay đến phía Nam sông Dương Tử, phía Bắc sông Dương tử là tộc Hán. Thế mà U Việt bi đồng hóa bởi Hán tộc và đất đai bị sát nhập vào nước Trung Hoa ngày nay. Chỉ có Lạc Việt của chúng ta vẫn giữ được bản sắc và không bị đồng hóa dầu bị hàng ngàn năm lệ thuôc người Tàu.
Xin thuật lại về câu chuyện xưa có nhiều điều đáng để học hỏi liên quan đến những nhân vật nổi danh: Phạm Lãi, Tây Thi (1) và ông vua cuối cùng của nước U Việt cổ là Câu Tiễn. Đó cũng chính là câu chuyện liên quan đến thành ngữ "nằm gai nếm mật" trong văn học ta thường dùng.
1) Việt vương Câu Tiễn đánh thua Ngô vương Phù Sai nên phải trốn tránh ở núi Cối Kê. Đường cùng, Câu Tiễn sai đại phu tên là Chủng đem gái đẹp, của quý đút lót cho Thái tể nước Ngô là Phỉ nhờ tâu giùm với vua Ngô xin tha cho vua Việt. Đại phu Chủng đi bằng đầu gối, dập đầu nói với Ngô vương: "Kẻ bầy tôi trốn tránh của bệ hạ là Câu Tiễn, sai bồi thần (2) là Chủng mạo muội nói với các quan rằng Câu Tiễn xin làm bầy tôi, vợ xin làm thiếp của bệ hạ".
Vua Ngô sắp ưng thuận, Tử Tư can:
- Câu Tiễn là vua hiền, Văn Chủng, Phạm Lãi là tôi giỏi. Nếu bệ hạ không tiêu diệt nước Việt, sau này sẽ hối hận đấy.
Ngô vương lại nghe theo lời Thái tể Phỉ mà tha và chỉ bắt vợ chồng Câu Tiễn phải sang Ngô làm con tin, có quan tướng quốc là Phạm Lãi theo hầu. Cả ba đều bị giam trong ngục đá. Hàng ngày vua tôi phải cắt cỏ, hốt phân ngựa, gánh nước rửa chuồng, kiếm củi nấu cơm ... Suốt ba năm, chúa tôi vô cùng vất vả cực nhọc, nhưng vẫn bền chí đợi thời!
Một hôm Ngô vương bệnh, Câu Tiễn nghe theo lời của Phạm Lãi dùng khổ nhục kế là chịu nếm phân của vua Ngô để được vua Ngô tin là trung thành. Nhờ đó vua tôi được phóng thích về nước.
2) Khi được trở về cố quốc, nhớ đến nổi thất bại nhục nhã và bị giam cầm hành hạ khốn khổ, Câu Tiễn vô cùng phẩn uất, lòng canh cánh mưu toan báo thù. Tướng quốc Phạm Lãi cũng thường nhắc: Chúa công chớ lúc nào quên cái nhục thua trận và bị giam cầm như nô lệ thì mới có cơ báo thù được nước Ngô.
Nhà vua tôn hiền đãi sĩ, kính người già thương kẻ nghèo, đối xử trăm họ như anh em nên được mọi người mến phục. Đến mùa làm ruộng, Câu Tiễn cũng cày bừa, vương phi cũng dệt cửi, ăn mặc đạm bạc giản dị, cùng dân chia sự lao khổ. Câu Tiễn cố sức làm việc suốt ngày đêm mong sao cho đất nước sớm cường thịnh; khi nào buồn ngủ thì lấy rau răm xoa vào mắt cho cay để tỉnh ngủ. Vua bỏ cả giường êm nệm ấm, lấy gai và củi lót nằm; quả mật luôn luôn treo ở chỗ ngồi, chỗ nằm, thỉnh thoảng lại nếm một ít vị đắng như để nhắc lại nổi tủi nhục, khổ đau ngày trước! Hai chữ "Cối Kê" lúc nào cũng lẩm bẩm ở miệng!
3) Đại phu Văn Chũng hiến 7 kế để phá nước Ngô, trong đó dùng mỹ nhân kế là kế thứ ba. Nửa năm tuyển được 2000 mỹ nữ, và người đẹp nhất là Tây Thi (nổi tiếng là "trầm ngư" trong tứ đại mỹ nhân (3) Trung Quốc). Sau 3 năm dạy múa hát cho thật thành thạo rồi sai Phạm Lãi đem sang cống cho Ngô Vương.
Phù Sai mê mẩn say sưa nhìn Tây Thi và nghĩ rằng nàng như thần tiên mới giáng hạ! Từ đó Phù Sai cứ ở luôn trên Cô Tô đài, bốn mùa vui chơi, rượu chè đàn địch hát xướng, chẳng thiết gì đến việc nước. Đã vậy, công qũy kiệt quệ vì mỗi nơi mà Tây Thi ngự đến là Phù Sai đều kiến trúc cho thành một "di tích lịch sử" như: Quán Khuê cung trang trí toàn bằng châu ngọc để Tây Thi ra dạo ngắm cảnh, Cầm đài để nàng ngồi đàn, Hưởng điệp lan, Ngoạn hoa trì, Ngoạn nguyệt trì, giếng Ngô vương để nàng đến ngắm hoa, thưởng trăng và soi bóng mình dưới làn nước trong.
Phù Sai lại cho đào một con sông ở trong thành- từ nam sang bắc- rồi làm một chiếc thuyền buồm gấm để cùng Tây Thi dong thuyền...!!
Tây Thi, con người tuyệt sắc ấy, tuy có một thân hình mảnh mai như cành liễu yếu nhưng tiềm tàng một sức mạnh phi thường làm lật đổ cả triều đại nhà Ngô để đem chiến thắng vinh quang về cho tổ quốc. Mỗi lần mặt nàng cau là một cái đầu của viên tướng Ngô bị rơi. Mỗi lần môi nàng cười là kho nhà Ngô vơi đi biết bao bạc vàng châu báu; bàn tay xưa kia quay tơ dệt lụa thì nay đã bóp nát dần cả một nước Ngô có binh hùng tướng mạnh cho đến ngày tàn!
4) Thái tể Phỉ gièm Ngũ Tử Tư với vua Ngô. Lúc đầu nhà vua không nghe. Đến khi biết Tử Tư gởi con ở nước Tề (vì sợ nước Ngô mất) nên nhà vua cả giận qui cho Tử Tư tội muốn làm phản rồi ép Tử Tư tự sát.
Tử Tư cười nói rằng:
- Ta giúp nhà ngươi nên nghiệp bá, ta đưa nhà ngươi lên ngôi. Nhà ngươi muốn chia một nửa nước Ngô cho ta, nhưng ta không nhận. Ta can nhà ngươi những điều phải để giữ nước Ngô vững mạnh. Giờ ngươi lại nghe lời gièm pha mà giết ta!
Trước khi chết, Tử Tư trối với sứ giả:
- Hãy móc mắt ta treo ở cửa Đông Môn nước Ngô để ta xem quân Việt tiến vào.
5) Nước Ngô ngày càng suy yếu. Nước Việt thừa thế tấn công. Ngô thua to, Việt lại dồn Ngô vương lên núi Cô Tô. Vua Ngô sai Công Tôn Hùng ở trần, đi bằng đầu gối đến xin giảng hòa với vua Việt và nói: "Kẻ cô thần của bệ hạ là Phù Sai xin phơi bày gan ruột: Trước đây thần có tội ở Cối Kê, Phù Sai không dám trái mệnh trời nên được giảng hòa với nhà vua và về, nay nếu nhà vua giơ gót ngọc mà giết cô thần, cô thần cũng xin vâng theo mệnh, vâng theo nhà vua. Nhưng cũng muốn nhà vua tha tội cho cô thần như việc xảy ra trước đây ở Cối Kê. Không biết có được không?". Câu Tiễn không nỡ, muốn bằng lòng tha nhưng Phạm Lãi lấy lời hơn lẽ thiệt một mực can ngăn.
Ngô Vương Phù Sai tuyệt vọng che mặt than: "Ta không còn mặt mũi nào nhìn thấy Ngũ Tử Tư nữa!", rồi tự sát.
6) Bây giờ quân của Việt làm bá chủ ở phía Đông sông Giang, sông Hoài. Chư hầu đến mừng gọi Câu Tiễn là bá vương. Sau hơn hai mươi năm bền chí, khổ công nhọc sức, "nằm gai nếm mật", cùng với bầy tôi giỏi một dạ trung thành là Phạm Lãi, Văn Chủng; cộng với sức tàn phá ngấm ngầm của mỹ nhân Tây Thi; cuối cùng Việt Vương đã rửa được cái nhục ở Cối Kê thuở trước.
Tài liệu tham khảo:
- Sử Ký, Tư Mã Thiên, Phan Ngọc dịch, tập I; NXB Văn Học, 1988, trang 252.
- Điển Hay Tích Lạ, Nguyễn Tử Quang, NXB Khai Trí, 1974, trang 246, 424.
(1) Sử Ký của Tư Mã Thiên không có nhân vật Tây Thi, trong truyền thuyết mới nói đến.
(2) Câu Tiễn là tôi của Phù Sai mà Chủng lại là bầy tôi của Câu Tiễn. Bồi thần tức bầy tôi hai lần.
(3) Bốn người con gái đẹp nhất Trung Quốc ngày xưa:
- Tây Thi (cuối đời Xuân Thu) có vẻ đẹp trầm ngư (cá lặn),
- Chiêu Quân (đời Tây Hán) có vẻ đẹp lạc nhạn (nhạn trông thấy phải sa),
- Điêu Thuyền (đầu đời Tam Quốc) có vẻ đẹp bế nguyệt (trăng thẹn),
- Dương Ngọc Hoàn tức Dương Quí Phi (đời Đường) có vẻ đẹp tu hoa (hoa nhường).
Hình trong bài: Bảo Kiếm hai lưỡi của Câu Tiễn (496 - 465 tr. CN) (Khởi Hành số 56)
- Giới Thiệu Những Tác Phẩm Về Thơ, Văn, Nhạc Của Lê Hữu Nghĩa T. V. Phê Nhận định
- Nhạc Sĩ Vô Thường Và Ngón Đàn Tay Trái T. V. Phê Tạp luận
- Năm Ngọ Nói Chuyện Ngựa T. V. Phê Tiểu luận
- Nhà thơ Tô Đình Sự T. V. Phê Nhận định
- Thi Sĩ Đông Hồ T. V. Phê Tạp bút
- Hiểm họa từ Trung Quốc T. V. Phê Tạp luận
- Feb 1, 2003: Phi thuyền con thoi Columbia bị nổ tung T. V. Phê Tạp luận
- Chuyện trùng hợp lạ kỳ T. V. Phê Tạp luận
- Phạm Duy và Minh Họa Kiều T. V. Phê Tạp bút
- Trịnh Công Sơn: Quê hương, Tình yêu, Thân phận T. V. Phê Tạp bút
• Xứ Úc Thòi Lòi Đi Dễ Khó Về (Trịnh Thanh Thuỷ)
• Thăm Viếng Florida (Ngọc Hạnh)
• Đi Tây (Phạm Xuân Đài)
• Ngắm ‘cổng vòm đá’ ở công viên quốc gia Arches, Utah (Trần Nguyên Thắng)
• Kiến trúc độc đáo của Kiev, Ukraine (Trần Nguyên Thắng)
Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |