|
Trầm Kha(..1948 - 19.1.1974) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà
thơ Boris Pasternak
1) Boris Pasternak là một nhà thơ lớn, một dịch giả tài năng của Liên Xô. Ông cũng có những truyện ngắn được xếp vào loại hay nhất thế giới. Tiểu thuyết Doctor Zhivago do ông hoàn thành năm 1955 là một kiệt tác, nhưng không được phép in trong nước mà lại xuất bản tại Ý. Ngày 23-10-1958, Viện Hàn Lâm Thụy Ðiển tặng ông giải thưởng Nobel về văn chương vì đã đóng góp lớn lao vào nền thi ca trữ tình hiện đại của thế giới cũng như vào truyền thống vĩ đại của các nhà văn Nga..., nhưng ông bị áp lực phải từ chối nhận giải.
Kể từ đó ông bị trù dập, phỉ báng, lăng nhục và sống những ngày buồn thảm cuối đời ngay trên quê hương mình. Trong phiên họp toàn thể các nhà văn Matxcova như là một cuộc đấu tố và lợi dụng chiêu bài "nhân dân" để khai trừ Pasternak ra khỏi Hội Nhà Văn và tước quyền công dân của ông:
- ... Nhưng vụ Pasternak là một vụ phản bội ... "Bác sĩ Zhivago" là sự phỉ nhổ vào nhân dân ta ... Tôi tán thành việc trục xuất Pasternak khỏi đất nước Xô viết.
- ... Nhân dân không biết hắn như một nhà văn ... Nhân dân đã biết hắn là kẻ phản bội. Người Nga có câu tục ngữ rất hay: "Chó không thể làm người". Tôi thấy đúng nhất là Pasternak hãy mau chóng cút khỏi nước ta ...(vỗ tay)
- ... Chiến tranh lạnh cũng biết những kẻ phản bội của nó, và Pasternak, theo tôi, quả thực là một tên Vlasop trong văn chương. Tướng Vlasop đã bị tòa án Liên Xô xử bắn (có tiếng nói từ dưới cử tọa: "treo cổ!") ...
- ...
Ông như con thú bị săn đuổi tới cùng. Ngay hôm đó, ông bị gọi lên Trung Ương Ðảng; Vụ trưởng Vụ Văn hóa báo cho ông biết ông vẫn được phép ở lại Tổ quốc, rồi đe dọa:
- Nhưng hiện nay chúng tôi rất khó giải tỏa sự phẫn nộ của nhân dân! Chúng tôi không còn đủ sức ngăn cản ...
Lại nhân dân, đến đây Pasternak không còn nhịn nhục được nữa:
- Ðồng chí không biết ngượng hay sao! Làm gì có sự phẫn nộ của nhân dân? Ðồng chí vẫn còn có tính người, sao đồng chí lại nặn ra những câu sáo rỗng đến như vậy?!
2) Mấy ngày sau Trung Ương Ðảng lại yêu cầu ông viết thư gởi cho nhân dân! Thật là quá mức ... Tuy nhiên ông cũng kiên nhẫn chấp hành. Khởi đầu không phải là bức thư ăn năn hối hận, nhưng người ta sửa đi sửa lại thành một bức thư thừa nhận lỗi lầm, lại còn nhấn mạnh cái ý tự nguyện!: "... Không ai bắt buộc tôi điều gì, và tôi đưa ra lời tuyên bố này hoàn toàn tự do ..."
Người ta trao lại bức thư và buộc ông ký tên vào. Khi thấy bức thư của mình đã bị sửa như thế thì tinh thần ông đã quá căng thẳng, mệt mỏi; chỉ mong sao mọi chuyện kết thúc sớm để được yên thân, nên ông cũng ký bừa vào!
Nhưng rồi trong niềm tuyệt vọng cực độ ông viết bài thơ "Giải thưởng Nobel". Phóng viên nước ngoài xin phỏng vấn, ông trả lời rằng không thể nói gì lúc này rồi trao bài thơ cho phóng viên. Bài thơ lập tức được truyền đi khắp thế giới và mọi người biết rõ thực chất của việc "Sám hối tự nguyện và không bị ai cưỡng bức" của Pasternak. Nhờ bài thơ mà trong phút chốc Pasternak lấy lại được uy tín, danh dự tưởng đã bị chôn vùi vì vết nhơ phải đầu hàng cường quyền!
Ngày nay, danh dự và tác phẩm của Pasternak đã được phục hồi, ủy ban di sản Pasternak được thành lập. Các tác phẩm của ông được in lại trong nước (Liên Xô) kể cả tiểu thuyết "Doctor Zhivago" (Doctor Zhivago đã được dựng thành phim từ lâu trước năm 1975 với bản nhạc nền bất hủ)
Tôi chết sững như con thú bị lùa.
Ðâu đây có người, tự do, ánh sáng.
Còn sau lưng tôi là tiếng xua ồn ào.
Mà tôi không có ngã nào thoát ra.
Rừng âm u và bờ ao,
Súc gỗ thông chắn lối.
Ðường bị cắt tứ bề
Thôi muốn ra sao cũng đành!
Tôi đã làm gì xấu xa,
Tôi sát nhân, tàn bạo?
Tôi đã bắt cả thế gian phải khóc
Thương vẻ đẹp quê tôi.
. . . .
Vòng vây khép lại chặt dần
Và tôi có lỗi với người khác:
Cánh tay phải chẳng ở bên tôi,
Bạn lòng chẳng ở bên tôi!
Với vòng dây thế này ở cổ.
Tôi vẫn còn ước ao:
Cánh tay phải của tôi
Lau nước mắt giùm tôi.
(Giải thưởng Nobel)
Tài liệu tham khảo:
Doctor Zhivago, NXB TP/HCM
Qua Cầu (ảnh Đặng Thông Châu)
- Sự say mê trí tuệ nảy sinh lòng kính trọng, sự say mê tâm hồn nảy sinh tình bạn, sự say mê thân xác nảy sinh lòng ham muốn, sự hợp nhất của ba niếm say mê đó sinh ra tình yêu.(Ngạn ngữ Ấn Ðộ).
- Ở đâu vàng bạc chiếm tâm hồn thì ở đó lòng tin, hy vọng và tình thương sẽ bị tống ra khỏi cửa (Ngạn ngữ Ðan Mạch).
- Hãy hy vọng về điều tốt nhất, nhưng hãy chuẩn bị cho điều xấu nhất. (Tục ngữ Anh).
- Không làm gì cả có nghĩa là đã làm một điều xấu. (Ngạn ngữ Nhật Bản)
- Tôi cứ giả dụ các ông là cây đuốc sáng, là những người giải phóng nước Nga, rằng không có các ông thì nước Nga sẽ bị diệt vong, bị rơi vào vũng bùn cơ cực và tăm tối, thì tôi cũng vẫn bất cần các ông, tôi nhổ toẹt vào các ông, tôi không thích các ông và cuối cùng các ông hãy xéo đi đâu thì đi. (Doctor Zhivago, trang 760)
- Những vị điều khiển tư tưởng của các ông mắc cái tội tung ra hàng đống câu cách ngôn, nhưng lại quên mất điều chủ yếu là không thể ép duyên nhau, nên họ nhiễm cái thói quen đem lại tự do và hạnh phúc cho người khác, đặc biệt cho những người không hề xin xỏ họ hai thứ ấy. (Doctor Zhivago, trang 760)
- Giới Thiệu Những Tác Phẩm Về Thơ, Văn, Nhạc Của Lê Hữu Nghĩa T. V. Phê Nhận định
- Nhạc Sĩ Vô Thường Và Ngón Đàn Tay Trái T. V. Phê Tạp luận
- Năm Ngọ Nói Chuyện Ngựa T. V. Phê Tiểu luận
- Nhà thơ Tô Đình Sự T. V. Phê Nhận định
- Thi Sĩ Đông Hồ T. V. Phê Tạp bút
- Hiểm họa từ Trung Quốc T. V. Phê Tạp luận
- Feb 1, 2003: Phi thuyền con thoi Columbia bị nổ tung T. V. Phê Tạp luận
- Chuyện trùng hợp lạ kỳ T. V. Phê Tạp luận
- Phạm Duy và Minh Họa Kiều T. V. Phê Tạp bút
- Trịnh Công Sơn: Quê hương, Tình yêu, Thân phận T. V. Phê Tạp bút
• Xứ Úc Thòi Lòi Đi Dễ Khó Về (Trịnh Thanh Thuỷ)
• Thăm Viếng Florida (Ngọc Hạnh)
• Đi Tây (Phạm Xuân Đài)
• Ngắm ‘cổng vòm đá’ ở công viên quốc gia Arches, Utah (Trần Nguyên Thắng)
• Kiến trúc độc đáo của Kiev, Ukraine (Trần Nguyên Thắng)
Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |