|
Dương Quảng Hàm(14.7.1898 - 19.12.1946) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Bản Kiều Nôm chép tay có tên:'Kim Vân Kiều Tân Truyện' trong Thư Viện Anh Quốc; gáy sách có mạ chữ vàng:Thúy Kiều, Hà Nội 1894.
(Trích từ sách đã dẫn)
1) Theo Giáo Sư Trần Văn Tích, cụ Nguyễn Du đã đề cập đến các loài thực vật sau đây qua hơn ba ngàn câu thơ lục bát trong Truyện Kiều:
Bách, bèo, bình bồng, bồ, bồ đề, bồ hòn, bối, cải, cát, cúc, dâu, dương, đào, hải đường, hạnh, hoè, hồng mai, la, lan, lau, lê, liễu, lựu, lý, mai, mận, mẫu đơn, mướp đắng, ngô đồng, phần, phỉ phong, phù dung, quân, quế, quít, râm, rêu, sen, sắn, thuần, thung, trà mi, tranh, trầm, trúc, tùng, tử, vi lô, xuân.
2) Thói nhà băng tuyết, chất hằng phỉ phong. (Câu 332)
Câu trên mô tả gia cảnh thanh bạch của nàng Kiều, các cuốn Truyện Kiều chú giải, khảo đính, ...hiểu phỉ phong là rau phỉ và rau phong. Củ hẹ (củ nén) có tên chữ hán là phỉ tử (tử là củ). Mathew's Chinese-English Dictionary dịch là một loài radish. Phỉ và phong là hai loại rau cỏ, củ và cọng đều có thể ăn được; vậy có thể là củ hẹ và củ kiệu của ta.
3) Cây phù dung chỉ xuất hiện một lần trong Truyện Kiều:
Một tay chôn biết mấy cành phù dung. (Câu 1160)
Câu này cụ Nguyễn Du tả Sở Khanh (Bạc tình nổi tiếng lầu xanh, Một tay chôn biết mấy cành phù dung...)
Nó cũng xuất hiện trong Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm và Bích Câu Kỳ Ngộ:
Vẻ phù dung một đoá khoe tươi. (CONK)
Phù dung lại đã bên sông bơ sờ. (CPN)
Giải chăn thúy vũ, buông màn phù dung. (BCKN)
- Phù dung dùng để chỉ nét mặt người đẹp xuất xứ từ thơ Nguyên Chẩn đời Ðường.
Phù dung có 2 loại:
- Mộc phù dung (mộc liên) mọc ở trên đất tức hoa dâm bụt (hibiscus).
- Thảo phù dung mọc ở dưới nước tức hoa sen (lotus).
Phù dung trong hai câu thơ Kiều và Chinh Phụ Ngâm kể trên không thể là hoa sen, vì sen chỉ có cuống lá, cuống hoa, không có cành. Vả lại sen nở hoa trong hồ, trong đầm, chứ không trên sông hay bên sông. Như vậy, phù dung trong Truyện Kiều là một loài hoa dâm bụt. Ðặc biệt hoa dâm bụt trồng ở nước ngoài, có nhiều cánh hoa chồng chất lên nhau như hoa hồng rất đẹp, thật đúng là phù dung diện.
4) Tiếc thay một đóa trà mi, (Câu 845)
Con ong đã tỏ đường đi lối về!
Giá trà mi đã ngậm gương nửa vành. (Câu 1092)
Hai câu đầu diễn tả một cách thanh nhã việc nàng Kiều bị thất thân với Mã Giám Sinh. Câu sau có nghĩa: Giàn hoa trà mi ngậm lấy vầng trăng hạ huyền. Ðó là đêm Thúy Kiều hẹn trốn đi với Sở Khanh, vầng trăng đi chầm chậm như đứng lại trên giá đồ mi nên ta có cảm tưởng là giàn hoa ngậm lấy vầng trăng.
Hoa trà mi đúng ra là hoa đồ mi nhưng các cụ ta xưa đổi thành trà mi vì cho rằng chữ đồ không được thanh nhã lắm. Ðó là giống hồng leo, người ta phải làm giá cho nó leo lên, hoa chỉ nở bé như hoa tường vi.
5) Sắm sanh nếp tử xe châu. (Câu 77)
Có khi gốc tử đã vừa người ôm. (Câu 1046)
Ðoái thương muôn dặm tử phần. (Câu 2235)
Cụ Ðào Duy Anh hiểu cây tử là cây thị trong Tự Ðiển Truyện Kiều. Thật ra, cây tử (Catalpa) cao trên 10m, mọc ở Bắc Mỹ, Trung Hoa và ở châu Âu hay trồng làm cảnh. Cây thay lá hàng năm, lá lớn hình tim, hoa hình loa kèn màu vàng nhạt lấm tấm đỏ tía tụ thành chùm nơi đầu cành, quả hình đũa dài 30 cm, khác với cây thị (Diospyros) trồng nhiều ở Việt Nam, chỉ cao vừa phải, chừng 5-6 m, phiến lá hình trứng thuôn, nhỏ, hoa màu trắng, họp thành xim, quả tròn hơi dẹt, khi chín màu vàng, rất thơm.
Tài liệu tham khảo:
- Cỏ cây Truyện Kiều, Trần Văn Tích, Văn Học số 185, tháng 9/2001, trang 26.
- Tìm Hiểu Nguyễn Du Và Truyện Kiều, Nguyễn Quảng Tuân, NXB/KHXH, 2000, trang 435.
- Hạnh phúc, trước tất cả mọi cái, nằm ở trong sức khỏe ta vậy. (George William Curtis)
- Không nên nói về hạnh phúc của anh cho một kẻ kém may mắn hơn anh. (Plutarch)
- Tôi học được cách tìm thấy hạnh phúc của mình bằng sự giới hạn những dục vọng hơn là cố sức thỏa mãn chúng. (John Stuart Mill)
- Cảnh khổ ở đời không gì bằng già, ốm, biệt ly và mất lòng trông cậy. (Nguyễn Bá Học)
- Khi anh thấy khổ, anh hãy nghĩ đến những kẻ khổ hơn; đó là bài thuốc rất công hiệu. (Mme De Maintenon)
- Ngoài hy vọng ra không có thuốc nào chữa được sự khốn cùng. (Shakespeare)
Thầy đồ ra đề cho học trò: "Làm một bài thơ mừng tuổi 60, mỗi câu có một bộ phận của con người". Một anh đã xuất khẩu thành thi để châm biếm:
Vừa mới ngày nao tóc chấm vai
Ðốt tay bấm đã được sáu mươi
Bụng to chưa dễ đền ơn nước
Ngực lép còn may trả nợ người
Lỏng gối thế mà không nản chí
Chai chân lại vẫn cố yêu đời
Sáu mươi, ta lại sờ lên gáy
Bịt miệng nhân gian có kém ai!
- Giới Thiệu Những Tác Phẩm Về Thơ, Văn, Nhạc Của Lê Hữu Nghĩa T. V. Phê Nhận định
- Nhạc Sĩ Vô Thường Và Ngón Đàn Tay Trái T. V. Phê Tạp luận
- Năm Ngọ Nói Chuyện Ngựa T. V. Phê Tiểu luận
- Nhà thơ Tô Đình Sự T. V. Phê Nhận định
- Thi Sĩ Đông Hồ T. V. Phê Tạp bút
- Hiểm họa từ Trung Quốc T. V. Phê Tạp luận
- Feb 1, 2003: Phi thuyền con thoi Columbia bị nổ tung T. V. Phê Tạp luận
- Chuyện trùng hợp lạ kỳ T. V. Phê Tạp luận
- Phạm Duy và Minh Họa Kiều T. V. Phê Tạp bút
- Trịnh Công Sơn: Quê hương, Tình yêu, Thân phận T. V. Phê Tạp bút
• Xứ Úc Thòi Lòi Đi Dễ Khó Về (Trịnh Thanh Thuỷ)
• Thăm Viếng Florida (Ngọc Hạnh)
• Đi Tây (Phạm Xuân Đài)
• Ngắm ‘cổng vòm đá’ ở công viên quốc gia Arches, Utah (Trần Nguyên Thắng)
• Kiến trúc độc đáo của Kiev, Ukraine (Trần Nguyên Thắng)
Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |