|
Dương Quảng Hàm(14.7.1898 - 19.12.1946) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
1. Trần Quý Thường, danh sĩ đời Tống, mang tiếng sợ vợ vì vợ quá ghen. Một hôm Trần uống rượu với bạn có mấy ca nhi về hát. Liễu thị (vợ Trần) nổi cơn ghen vác gậy xông vào bàn tiệc hành hung, khiến chủ khách sợ chạy hoảng loạn!
Tô Ðông Pha nghe chuyện mới tặng họ Trần một bài thơ, trong đó có hai câu:
Hốt văn Hà Ðông sư tử hống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên
(Bỗng nghe sư tử Hà Ðông rống
Tay để gậy sa, tâm hoảng kinh).
Từ đó mới có chữ "sư tử Hà Ðông" để chỉ người đàn bà quá ghen.
2. Phòng Huyền Linh làm tể tướng đời Ðường Thái Tôn, có vợ họ Lư rất chung thủy, nhưng cũng nổi tiếng về ghen. Nhà vua muốn thử xem Lư phu nhân ghen ra sao, mới nói Hoàng hậu cho vời vào hỏi chuyện. Nhà vua bảo Lư phu nhân:
- Tể tướng của phu nhân nay tuổi đã cao, cần phải có tì thiếp để săn sóc nên Trẫm muốn ban cho một mỹ nhân.
Lư thị nhất quyết không nghe, vua mới nổi giận quở phạt:
- Nhà ngươi không ghen thì sống, mà ghen thì phải chết.
Ðoạn sai người đưa cho ly rượu, giả làm thuốc độc rồi phán rằng:
- Nếu không chịu nhận mỹ nhân cho chồng thì phải uống ly thuốc độc này đi.
Lư phu nhân không chút ngần ngại, bưng ly uống cạn. Thấy thế, Ðường Thái Tôn than:
- Ta cũng phải sợ, huống chi là Phòng Huyền Linh!
3. Cái ghen của Hoạn Thư mà cụ Nguyễn Du tả trong Truyện Kiều lại ác độc, nham hiểm hơn nhiều:
Bề ngoài thơn thớt nói cười,
Mà trong nham hiểm giết người không dao. (câu 1815 - 1816)
Khi biết chồng mình là Thúc Sinh đang lén lút sống với nàng Kiều, Hoạn Thư sai Khuyển Ưng dùng thuốc mê để bắt nàng, rồi phóng hỏa đốt rụi nơi ở của hai người. Sau đó đem về hành hạ, nào nhiếc mắng nặng lời:
Con này chẳng phải thiện nhân,
Chẳng phường trốn chúa thì quân lộn chồng. (câu 1729 - 1730)
nào đánh đập tàn nhẫn:
Trúc côn ra sức đập vào,
Thịt nào chẳng nát gan nào chẳng kinh. (câu 1739 - 1740)
nào hạ nhục bằng cách bắt đổi tên, làm người ở:
Hoa nô truyền dạy đổi tên,
Buồng the dạy ép vào phiên thị tì. (câu 1743 - 1744)
Thúc Sinh hoàn toàn không hay biết, đến khi về quê thấy nàng Kiều lâm vào hoàn cảnh thế này thì:
Sinh đà phách lạc hồn xiêu (câu 1823),
Nhưng không buông tha, Hoạn Thư sai bày tiệc rượu với Thúc Sinh và bắt nàng Kiều phải hầu hạ:
Bắt khoan bắt nhặt đến lời,
Bắt quỳ tận mặt bắt mời tận tay (câu 1837 - 1838)
Bốn dây như khóc như than,
Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng
Trước cảnh oan trái này, Thúc Sinh tính lánh mặt cho đở xốn xang, đau khổ:
Ngảnh đi chợt nói chợt cười,
Cáo say chàng đã giạm bài lảng ra
(câu 1841 - 1842)
nhưng Hoạn thư nào dễ dàng để yên, đe dọa ép nàng phải hầu rượu Thúc Sinh:
Tiểu thư vội thét: "Con Hoa!
Khuyên chàng chẳng cạn thì ta có đòn"
(câu 1843 - 1844)
Ðến nước này thì:
Sinh càng nát ruột tan hồn,
Chén mời phải ngậm bồ hòn ráo ngay
(câu 1845 - 1846)
Chưa hết, Hoạn Thư còn bắt nàng Kiều phải đàn cho nghe:
Bốn dây như khóc như than,
Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng!
(câu 1853 - 1854)
Thật là tuyệt bút khi cụ Nguyễn Du diễn tả chân xác cảnh tượng lúc đó:
Cũng trong một tiếng tơ đồng,
Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm
(câu 1855 - 1856)
Và cuối cùng, chỉ trong sáu câu liên tiếp, tuy cô đọng nhưng rất xúc tích, Nguyễn Du đã lột tả tâm trạng của từng nhân vật sau khi tấn bi kịch kết thúc:
- Hoạn Thư vui bao nhiêu:
Lòng riêng tấp tểnh mừng thầm:
"Vui này đã bõ đau ngầm xưa nay!" (câu 1867 - 1868)
- Thúc Sinh lại cay đắng bấy nhiêu:
Sinh thì gan héo ruột đầy,
Nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng. (câu 1869 - 1870)
- Riêng Kiều, đêm nay nàng sẽ thức trắng để xót xa cho thân phận mình:
Người vào chung gối loan phòng,
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài. (câu 1871 - 1872)
- Ðiều cốt yếu là biết sử dụng đời sống, chứ không phải là sự sống lâu. (Sénèque)
- Kẻ nào bảo rằng đời sống không đáng sống là kẻ không biết sống. (Maeterlinck)
- Một cuộc đời vô bổ là cái chết trước thời hạn. (Goethe)
- Anh có yêu đời không? Vậy đừng phung phí thì giờ, vì nguyên liệu của cuộc đời chính là thì giờ. (Franklin)
- Trong sự ghen tuông có nhiều lòng tự ái hơn là tình ái. (La Rochefoucauld)
- Kẻ nào không ghen là không yêu. (St. Augustine)
- Lạ gì bỉ sắc tư phong, (Kiều, câu 5-6)
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. (Nguyễn Du)
- Rằng: "Tôi chút dạ đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình ..." (Kiều, câu 2365 -2366)
- Giới Thiệu Những Tác Phẩm Về Thơ, Văn, Nhạc Của Lê Hữu Nghĩa T. V. Phê Nhận định
- Nhạc Sĩ Vô Thường Và Ngón Đàn Tay Trái T. V. Phê Tạp luận
- Năm Ngọ Nói Chuyện Ngựa T. V. Phê Tiểu luận
- Nhà thơ Tô Đình Sự T. V. Phê Nhận định
- Thi Sĩ Đông Hồ T. V. Phê Tạp bút
- Hiểm họa từ Trung Quốc T. V. Phê Tạp luận
- Feb 1, 2003: Phi thuyền con thoi Columbia bị nổ tung T. V. Phê Tạp luận
- Chuyện trùng hợp lạ kỳ T. V. Phê Tạp luận
- Phạm Duy và Minh Họa Kiều T. V. Phê Tạp bút
- Trịnh Công Sơn: Quê hương, Tình yêu, Thân phận T. V. Phê Tạp bút
• Xứ Úc Thòi Lòi Đi Dễ Khó Về (Trịnh Thanh Thuỷ)
• Thăm Viếng Florida (Ngọc Hạnh)
• Đi Tây (Phạm Xuân Đài)
• Ngắm ‘cổng vòm đá’ ở công viên quốc gia Arches, Utah (Trần Nguyên Thắng)
• Kiến trúc độc đáo của Kiev, Ukraine (Trần Nguyên Thắng)
Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |