|
Trầm Kha(..1948 - 19.1.1974) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Họa sĩ Nguyễn Cát Tường
Chiếc áo dài tân thời ngày nay khởi điểm từ chiếc áo dài Lemur, ra đời vào năm 1934, do họa sĩ Cát Tường vẽ kiểu và báo Phong Hóa là phương tiện phổ biến, cổ võ. Sở dĩ có tên Lemur vì đó là biệt danh của họa sĩ Cát Tường (Tường: tiếng Pháp là Lemur) ký trên các bức tranh.
1) Họa sĩ Nguyễn Cát Tường sinh năm 1911 tại tỉnh Sơn Tây. Ông trúng tuyển vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 17 tuổi (1928) và tốt nghiệp sáu năm sau (1934). Những hoạt động chính của ông:
- Phụ trách về nghệ thuật (cùng với họa sĩ Nguyễn Gia Trí) cho báo Phong Hóa và Ngày Nay do Nhất Linh chủ trương, tham gia tích cực trong phong trào giải phóng phụ nữ thoát khỏi những hủ tục, những thành kiến trói buộc quá bất công của xã hội đương thời.
- Tham gia tích cực vào những hoạt động cãi tạo xã hội do báo Phong Hóa và nhóm Tự Lực Văn Đoàn chủ trương như về phương diện nhà ở có những kiến trúc sư thiết kế kiểu nhà rẻ tiền, hợp vệ sinh (nhà "Ánh Sánh") cho dân nghèo; thì về phương diện y phục đã có ông tích cực vẽ những kiếu áo dài "Lemur" làm tăng vẻ đẹp và hấp dẫn của phụ nữ. Vượt qua mọi dư luận chống đối, ông đã thành công trong việc giúp phái nữ phô diễn những đường cong tuyệt mỹ của họ.
- Góp phần vẽ những tranh hí họa "Lý Toét, Xã Xệ" trên báo Ngày Nay để châm biếm bài xích những thói hư, tật xấu của xã hội nhằm sửa đổi phong hóa.
- Đồng thời là giáo sư hội họa tại trường Thăng Long, Hà Nội.
Cô dâu Nguyễn Thị Nội (bà Cát Tường), áo trắng, đi cạnh cô phù dâu, đều mặc áo Lemur. (Bắc Ninh, 1936)
Ngày 17-12-1946, ông bị Dân Quân bắt tại phố hàng Bông, Hà Nội và đưa đi biệt tích lúc ông mới 35 tuổi. Gia đình lấy ngày này làm ngày giỗ ông. Thương cho bà Cát Tường, một mình tần tảo nuôi năm con thơ, có lúc phải lưu lạc tận đất Lào sinh sống. Sau năm 1954, bà nán đợi tin tức chồng trong tuyệt vọng, rồi di cư vào Nam trên chuyến máy bay cuối cùng. Sau 1975, bốn con qua Mỹ, bà ở lại Việt Nam với con gái út và mất ngày 21-12-1979, thọ 67 tuổi.
2) Bản tính họa sĩ Nguyễn Cát Tường vui vẻ, hiếu động và nhiều sáng tạo. Tuy cuộc sống ngắn ngủi nhưng hầu như lãnh vực nào trong đời sống ông lưu tâm tới đều có sự cải tiến và thành công mĩ mãn như:
- Sáng chế nhiều kiểu quần áo dài để sinh hoạt ngoài xã hội, áo ngắn mặc trong nhà, gây thành phong trào ăn mặc theo lối mới: giản dị kín đáo, nhưng vẫn yểu điệu thướt tha, làm tăng vẻ đẹp, hình dáng người mặc khiến phụ nữ rất thích vì hợp với sở nguyện ngấm ngầm của họ. Hiệu may áo dài của ông ở đường Lê Lợi là nơi cung cấp những mẫu áo Lemur mới nhất. Ông lại còn chịu khó viết những bài chỉ dẫn phụ nữ cách ăn mặc và trang điểm sao cho đẹp.
- Mở xưởng làm guốc cao gót, đóng bàn ghế, đồ chơi trẻ em, tất cả đều do ông vẽ kiểu mới. Đặc biệt đồ chơi trẻ con làm bằng những mảnh gỗ nhỏ với nhiều hình dạng màu sắc, đã đục lỗ hoặc cắt khớp để dễ tháo ráp theo trí tưởng tượng của chúng. Đồ chơi loại này giống kiểu LEGO ngày nay, dễ gây sự ham thích, kích thích khả năng sáng tạo, phát triển sự khéo tay, nhanh trí nơi trẻ con.
- Xưởng may thêu nổi tiếng tại thị xã Bắc Ninh, phố Ninh Xá do cụ Trưởng Cầm làm chủ đã mời họa sĩ Cát Tường về hợp tác khi có đơn đặt hàng từ Pháp, cần phải có những sản phẩm nghệ thuật cao. Họa sĩ Cát Tường đã có dịp sáng chế các kiểu hàng thêu tay mới để nâng cao giá trị mỹ thuật khiến người ngoại quốc rất thích thú và hoan nghênh. Một năm sau, con gái cụ Cầm trở thành bà Nguyễn Cát Tường.
- Cải tiến xe xích lô đạp, một phương tiện chuyên chở thông dụng trên các đường phố Hà Nội, thành những chiếc xe hành khách ngồi êm, thăng bằng, thoải mái hơn; còn người lái không phải tốn nhiều sức ghi giữ khi xe chạy. Loại xe an toàn, tiện nghi, mỹ thuật này được dân chúng ủng hộ nhiệt liệt.
- Phòng trà đầu tiên có tên "Thiên Hương" tại số 14 phố Hàng Da do ông thiết trí với những bàn ghế và họa phẩm ông tự vẽ, có những thức uống thức ăn nhẹ. Đó là nơi ấm cúng, thân mật, thật lý tưởng cho các văn nghệ sĩ, trí thức gặp gỡ, họp mặt, thảo luận. Phòng trà lúc nào cũng đông khách.
3) Quan điểm của ông về bộ quần áo mới của các bạn gái như sau: "Trước hết, nó phải hợp với khí hậu xứ ta, với thời tiết các mùa, với công việc, với khuôn khổ, với mực thước của thân hình mỗi bạn; sau nữa, nó phải gọn gàng, giản dị, mạnh mẽ và có vẻ mỹ thuật và lịch sự. Nhưng dù thế nào, nó cũng phải có tính cách riêng của nước nhà mới được." (1)
Nhớ lại những năm tháng cũ, phụ nữ với chiếc áo tứ thân rườm rà, vướng víu, cái quần lụng thụng đen ngòm cộng với cổ tục khắc khe thái quá, thậm chí mặc cái quần màu trắng dư luận đã phê bình là "lố lăng"; mới thấy công khó của ông sáng tạo và kiên nhẫn cổ xúy phụ nữ ăn mặc theo lối mới là đáng giá.
- Thoạt tiên, ông phổ biến một loạt các kiểu quần áo dài tân thời do ông vẽ đến đại chúng trong tập san Đẹp 1934, báo Phong Hóa, dưới tên Lemur. Ông còn xuất bản một tập gồm nhiều kiểu quần áo dài cho phụ nữ, nữ sinh và áo ngắn mặc trong nhà.
- Cùng lúc, ông tổ chức những buổi "trình diễn thời trang" từ Bắc vào Nam, tại dịp hội chợ do những người mẫu được tuyển chọn trong giới trí thức, sinh viên, học sinh, mặc những y phục của ông sáng tạo. Luật sư Nguyễn Thị Hậu là người mẫu đầu tiên ngoài Bắc (sau làm Thị trưởng Đà Lạt), cô Hồng Vân, người mẫu đầu tiên trong Nam mặc áo dài Lemur. Ngoài ra còn có thứ phi Mộng Điệp, nữ nghệ sĩ Phùng Há cũng là những người tiên phong mặc áo dài Lemur.
- Ông còn quan tâm tới những đồ lót như: nịt ngực, nịt mông; vì mặc quần áo tân thời mà thiếu chúng trông rất khó coi, có chúng lại tăng thêm vẽ hấp dẫn. Ông hợp tác với hiệu dệt Cự Chung ở phố Hàng Bông, Hà Nội, để sản xuất những đồ lót dệt bằng tơ sợi nhỏ và mềm kịp cung ứng cho nhu cầu.
- Mặc bộ quần áo mới này mà không đi giày cao gót thì thiếu vẻ yểu điệu và không làm nổi bật dáng đi của mỗi người, nên ông đã mở xưởng làm guốc cao gót do chính ông vẽ kiểu. Thế mới thấy sự chu đáo và nhiệt tình của ông đối với cái đẹp của phụ nữ.
4) Tiếc thay, đời hoạt động của ông thật ngắn ngủi, chỉ mười hai năm sau khi tốt nghiệp (1934 - 1946); nhưng người họa sĩ tài hoa, với nhiệt tình và hăng say của tuổi trẻ, đã cống hiến cho đời nhiều sáng tạo có ý nghĩa và góp phần tô điểm cho nền văn hóa nước nhà.
Kiểu quần áo dài Lemur do họa sĩ Cát Tường sáng tạo từ bảy mươi năm trước là bước biến đổi quyết định để phát sinh ra những chiếc áo dài đủ màu, đủ kiểu, đủ dáng vẻ ngày nay. Những chiếc áo dài đẹp đẽ, sang trọng, kín đáo mà hấp dẫn ấy đang thướt tha bay lượn không chỉ trên quê hương mà còn khắp nơi trên thế giới khiến người ngoại quốc phải trầm trồ khen ngợi: ÁO DÀI very pretty, bên Pháp thì formidable, chouette, charmant, vrai bijou, adorable, mignonne ...
Ngày xưa, chị em phụ nữ tán dương: "Kiểu quần áo Cát Tường đã làm cho chị em thêm diễm lệ ở nét mặt, thêm phần thướt tha, đầy đặn ở hình vóc, thêm vẻ yểu điệu và uyển chuyển cho dáng đi." (2) Ngày nay, bộ quần áo ấy còn "mang lại sự kiêu hãnh cho người mặc và niềm vinh dự cho người Việt trong nước cũng như tại hải ngoại."
Tài liệu tham khảo:
1) Y phục của phụ nữ, Nguyễn Cát Tường, Phong Hóa, 1934; Thế Kỷ 21 Xuân, 2006.
2) Tiểu sử và sự đóng góp vào văn hóa Việt Nam của họa sĩ Nguyễn Cát Tường - Lemur, Nguyễn Trọng Hiền, Thế Kỷ 21 Xuân 2006.
3) Áo dài Lemur, Vũ Ngọc Truy, Thế Kỷ 21 Xuân 2006.
4) Cha tôi trong tâm tưởng, Nguyễn Cát Minh Nguyệt, Thế Kỷ 21 Xuân 2006.
- Về nhan sắc cũng như về trí tuệ, cái đẹp mà người ta muốn có, làm hại cái đẹp người ta đang có. (Severin Icard)
- Nhìn thấy những cái đẹp bao giờ cũng khó hơn là nhìn thấy những cái xấu. (Chateaubriand)
- Tuổi trẻ là mùa của yêu thương. Tuổi già là mùa của đạo đức. (G. Granville)
- Tuổi trẻ thường ao ước: tình yêu, tiền bạc và sức khỏe. Một ngày nào đó họ sẽ nói: sức khỏe, tiền bạc và tình yêu. (P. Geraldy)
- Phúc hay họa của tuổi già, đó chính là hậu quả của cuộc đời quá khứ. (Sainte Beuve)
- Khi đau khổ người ta kêu ca, khi hưởng lạc người ta thinh lặng. (Sainte Beuve)
- Một nụ cười tươi là ánh mặt trời ở trong nhà. (Thackeray)
- Ðược thua hơn kém: lưng hồ rượu,
Hay dở khen chê một trận cười. (Nguyễn Khuyến)
- Thiếp dù vụng chẳng hay suy, (câu 1587)
Ðã dơ bụng nghĩ lại bia miệng cười! (Nguyễn Du-Truyện Kiều)
- Giới Thiệu Những Tác Phẩm Về Thơ, Văn, Nhạc Của Lê Hữu Nghĩa T. V. Phê Nhận định
- Nhạc Sĩ Vô Thường Và Ngón Đàn Tay Trái T. V. Phê Tạp luận
- Năm Ngọ Nói Chuyện Ngựa T. V. Phê Tiểu luận
- Nhà thơ Tô Đình Sự T. V. Phê Nhận định
- Thi Sĩ Đông Hồ T. V. Phê Tạp bút
- Hiểm họa từ Trung Quốc T. V. Phê Tạp luận
- Feb 1, 2003: Phi thuyền con thoi Columbia bị nổ tung T. V. Phê Tạp luận
- Chuyện trùng hợp lạ kỳ T. V. Phê Tạp luận
- Phạm Duy và Minh Họa Kiều T. V. Phê Tạp bút
- Trịnh Công Sơn: Quê hương, Tình yêu, Thân phận T. V. Phê Tạp bút
• Xứ Úc Thòi Lòi Đi Dễ Khó Về (Trịnh Thanh Thuỷ)
• Thăm Viếng Florida (Ngọc Hạnh)
• Đi Tây (Phạm Xuân Đài)
• Ngắm ‘cổng vòm đá’ ở công viên quốc gia Arches, Utah (Trần Nguyên Thắng)
• Kiến trúc độc đáo của Kiev, Ukraine (Trần Nguyên Thắng)
Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |