|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
- Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Ðông, quét sạch bờ cõi, cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ thèm gì lại bắt chước người đời cúi đầu, khom lưng làm tỳ thiếp người ta!
(Bà Triệu - Triệu Trinh Nương)
- Ðầu tôi chưa rơi xuống đất thì xin Bệ hạ đừng lo!
(Lời Thái sư Trần Thủ Ðộ cứng cỏi trả lời vua Trần Thái Tông để nói lên quyết tâm chống giặc Mông cổ sang xâm lăng nước ta)
- Nếu Bệ hạ muốn hàng, trước hãy chém đầu thần đi đã!
(Lời Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn trả lời vua Trần Nhân Tông để thể hiện quyết tâm chống giặc Nguyên do Thoát Hoan dẫn đạo)
- Ta thà làm quỉ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc
(Lời Trần Bình Trọng quát to trả lời Thoát Hoan khi hắn đem bả danh lợi ra dụ hàng)
- Nước đã mất, làm ông vua không nên để cho người ta bắt được, xin Bệ hạ tự đốt mà chết đi còn hơn!
(Lời tướng Ngụy Thức nói với Hồ Qúi Ly khi bị thua giặc Minh ở trận Hàm Tử Quan)
- Làm trai sinh ở trên đời, nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời; chứ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người!
(Lời vua Lê Lợi trong lúc hàn vi nhưng có chí lớn, đang chiêu tập hào kiệt chống quân Minh)
- Con phải trở về mà lo trả thù cho cha, rửa nhục cho nước, chứ đi theo cha mà khóc lóc làm gì?
(Lời Nguyễn Phi Khanh khuyên Nguyễn Trải khi ông tiển cha đến tận cửa ải Nam Quan)
- Ðem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo.
(Lời Nguyễn Trải trong Bình Ngô Ðại Cáo)
- Gươm mài đá, đá núi cũng mòn; voi uống nước, nước sông phải cạn.
(Lời Nguyễn Trải trong Bình Ngô Ðại Cáo)
- Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để cho ai lấy mất một phân núi, một tấc sông của vua Thái tổ để lại.
(Lời vua Lê Thánh Tông dặn dò toán quân do thám giặc Minh khi nghe tin chúng đem binh đi qua địa giới của nước ta)
- Vén mây nửa gánh giang sơn, Vỗ cánh bốn phương hồ thỉ.
(Ðiếu văn của Phan Ðình Phùng tiễn Cao Thắng)
- Chí làm trai Nam Bắc Ðông Tây, Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể. (Nguyễn Công Trứ)
- Chí làm trai dặm nghìn da ngựa, Gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao.
(Ðoàn Thị Ðiểm dịch Chinh Phụ Ngâm của Ðặng Trần Côn)
- Tinh thần chết đặng hay không! Kìa tráng liệt, nọ anh hùng, còn nước còn non còn chính khí; Tai mắt ai cùng thế cả! Xưa ông bà nay con cháu, có nguồn có gốc có lai sinh. (Phan Bội Châu)
- Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. (Nguyễn Bá Học)
- Im lặng là món nữ trang đẹp nhất của người đàn bà, nhưng ít khi họ đeo lắm. (Danh ngôn Anh)
- Nếu anh thấy một gia đình có hạnh phúc, anh nên tin rằng ở trong gia đình đó có một người đàn bà biết quên mình. (René Bazin)
- Một người chồng tốt phải biết giả điếc, và một người vợ tốt phải biết giả mù. (Danh ngôn Pháp)
- Khi phải xa nhau mà còn oán ghét nhau tức là còn yêu nhau.
(Bà De Sévigné)
- Niềm tin tôn giáo trong chúng ta thường chỉ đủ để chúng ta giết nhau, không đủ để chúng ta yêu kính lẫn nhau. (Swift)
- Loài người không thể dùng điều Ác xây dựng điều Thiện.
- Không làm điều ác chưa đủ, còn phải tận tâm làm điều thiện nữa.
(Fénelon)
- Người vợ là một tình nhân của chồng khi chàng còn trẻ, là người bạn đời khi tuổi chàng đã cao, là người điều dưỡng cho chàng trong tuổi già. Vậy thì ở tuổi nào, người đàn ông cũng có lý do để lấy vợ. (A. France)
- Kể cũng lạ lùng cho đàn ông, họ rất rộng lượng với người đàn bà làm họ tiêu tan tài sản, nhưng lại rất khắt khe với những người đàn bà mang tiền bạc đến cho họ! (Maurice Donnay)
- Chúng ta phải công nhận những sự thật sáng như ban ngày này: tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng, đều được Tạo hóa ban ân những quyền không thể mất mà trong đó là đời sống, tự do và theo đuổi hạnh phúc.
(Thomas Jefferson)
- Lá phiếu còn mạnh hơn viên đạn.
- Chính phủ của dân, bởi dân, vì dân.
- Anh có thể bịp một vài người bất cứ lúc nào, và một đôi khi bịp được tất cả mọi người, nhưng anh không thể bịp tất cả mọi người trong mọi lúc.
(Abraham Lincoln)
- Có một điều người giàu không hề phải làm. Ðó là việc đi tìm kiếm bà con thân thuộc. (Tục ngữ Ý)
- Không nên dùng cân tiểu ly để cân hạnh phúc của đời mình, nếu cân bằng cân thường thôi, anh sẽ hài lòng. (Danh ngôn Ðức).
- Thật tình, người đàn ông coi khinh người đàn bà nào tự dâng cho họ. Họ có cái thú tranh đấu, chiến đấu, họ thích chiếm được phái nữ với sức mạnh, và cái kiêu ngạo của họ về sự chiến thắng, hướng họ vào tình cảm bền bỉ của ái tình. (René Boylesve)
- Tình yêu là nguồn vui ngọt ngào nhất và là sự thống khổ man dã nhất. (Balley)
- Nếu được yêu, hãy yêu và tỏ ra đáng yêu. (Franklin)
- Tình yêu sống vì đói và chết vì no đủ. (Alfred De Musset)
- Tình yêu làm cho thời gian qua mau, và thời gian cũng làm cho tình yêu qua mau. (Danh ngôn Ý)
- Lạc thú ái tình trong chốc lát
Phiền muộn đeo đuổi mãi trọn đời. (Scribe & Delavigne)
- Người ta không thể trừ một thói quen bằng cách tống cổ nó qua cửa sổ, mà phải cho nó xuống từng nấc thang. (Mark Twain)
- Bạn bực tức vì có những kẻ vô ân. Bạn hãy hỏi lương tâm bạn xem, những người làm ơn cho bạn có thấy lòng biết ơn của bạn chưa?
(Sénèque)
- Trong cảnh nghèo mới biết những ai là bạn ta (Tục ngữ Ý)
- Giàu là điều tốt, mạnh là điều tốt, nhưng được nhiều bạn yêu mến là điều tốt hơn. (Euripides)
- Một người bạn tâm giao, ấy là người sẵn sàng làm trái ý mình đến trăm lần hòng để lợi ích cho mình một lần. (Mme Swetchine)
- Sự hối hả trả cho xong một ân huệ là một thứ bội bạc.
(F. De La Rochefoucauld)
- Ở đời không có cái thái quá nào đẹp hơn cái thái quá về sự tri ân.
(La Bruyère)
- Thà là cam chịu sự bội bạc hơn là bỏ rơi những kẻ khốn cùng.
(La Bruyère)
- Sự cãi nhau thường chỉ đem đến một điều: làm cho mỗi bên tin tưởng điều mình cãi là đúng hơn. (Booth Tarkington)
- Trong cuộc cãi cọ, sự thật luôn luôn bị chôn vùi. (P. Syrus)
- Những kẻ đứng ra giải hòa những cuộc đôi co, thường phải chùi cái mũi rớm máu. (Gay)
- Học được những điều khôn ngoan mà không áp dụng vào đời sống giống như kẻ cày ruộng mà không gieo hạt. (Ngạn ngữ Ba Tư)
- Những kẻ cứng đầu cứ thực hành mà không cần học thuật chẳng khác nào những tên thủy thủ đi một chiếc tàu không có bánh lái và địa bàn, và họ không còn biết chắc rằng họ đi đâu. (Léonard De Vinci)
- Ba nền tảng của sự học là: nhận xét nhiều, từng trải nhiều và học tập nhiều. (Catherall)
- Nhờ đoàn kết một quốc gia nhỏ bé trở nên thịnh vượng; vì chia rẽ, một quốc gia lớn nhất cũng bị tiêu diệt. (Sallust)
- Hai khối óc tốt hơn là một. (Homer)
- Bởi núi Thái sơn không từ một cục đất nên mới được cao;
sông bể không bỏ một dòng nước nhỏ nên mới được sâu.
(Quốc Sách)
- Ai chỉ nghĩ đến mình khi phú túc thì trong cơn bĩ cực sẽ không có lấy một bạn thâm tình. (Florian)
- Con người thật quá vô tình, mặc dầu những tiếng kêu thương xót, dường như bao thống khổ của kẻ khác đối với họ chẳng ra gì, khi mà sự thống khổ của họ không pha lẫn vào đó! (Roland Dorgelès)
- Hắn nói một cách quá ung dung cái việc mà người ta phải làm; và chạy hộc tốc khi cái việc mà chính hắn phải làm. (J. Racine)
- Hạnh phúc, trước tất cả mọi cái, nằm ở trong sức khỏe ta vậy.
(George William Curtis)
- Không nên nói về hạnh phúc của anh cho một kẻ kém may mắn hơn anh. (Plutarch)
- Tôi học được cách tìm thấy hạnh phúc của mình bằng sự giới hạn những dục vọng hơn là cố sức thỏa mãn chúng. (John Stuart Mill)
- Cảnh khổ ở đời không gì bằng già, ốm, biệt ly và mất lòng trông cậy.
(Nguyễn Bá Học)
- Khi anh thấy khổ, anh hãy nghĩ đến những kẻ khổ hơn; đó là bài thuốc rất công hiệu. (Mme De Maintenon)
- Ngoài hy vọng ra không có thuốc nào chữa được sự khốn cùng.
(Shakespeare)
- Hãy chân thành, đó là cái bí quyết của sự hùng biện và đức hạnh; đó là cái uy thế của đạo đức; đó là phương châm cao cả nhất của nghệ thuật và đời sống. (Amiel)
- Một người chân thật là một tác tạo cao quí nhất của Thượng đế. (Pope)
- Lời khen tốt đẹp nhất mà ta có thể ban cho một người, tức là nói cho người ấy biết "ông là kẻ thành thật" (La Bruyère)
- Người ta chẳng bao giờ tin một tên nói láo dù nó có nói thật đi nữa. (Cicero)
- Cái hình phạt đối với một tên nói dối thật ra không những là hắn chẳng được ai tin mà chính hắn không dám tin một ai khác cả!
(George Bernard Shaw)
- Khi Thượng đế tạo cho sự dối trá một tội lỗi, tức thời Người cũng đặt ra một ngoại lệ dành cho các y sĩ. Hãy học nói dối khéo để an ủi khéo.
(André Soubiran)
- Một nụ cười tươi là ánh mặt trời ở trong nhà. (Thackeray)
- Ðược thua hơn kém: lưng hồ rượu,
Hay dở khen chê một trận cười. (Nguyễn Khuyến)
- Thiếp dù vụng chẳng hay suy, (câu 1587)
Ðã dơ bụng nghĩ lại bia miệng cười! (Nguyễn Du - Truyện Kiều)
- Lời phê bình là một ngọn đuốc, và lời tán tụng là một cái giải che mắt (De Laténa)
- Kẻ nói điều xấu của ta là thầy ta; kẻ nói điều tốt của ta, đó là kẻ thù của ta. (Cổ ngữ)
- Lòng tốt thường chứa đựng trong lời bình phẩm nhiều hơn trong sự tán tụng (Mlle De Sommery)
- Những lời khen tặng giống như hương thơm. Ta chỉ nên để nó thoáng qua, chứ đừng để nó thấm vào người. (G. Clark Mun)
- Lập gia đình là dịch bài thơ Ái tình ra văn xuôi. (Bougeart)
- Dù là vua hay dân cày, kẻ nào tìm thấy sự yên ổn dưới mái gia đình là kẻ sung sướng nhất. (Goethe)
- Dù nó thật tồi tàn đi nữa, nhưng chẳng có nơi nào có thể sánh với gia đình. (J.H. Payne)
- Dẫu phải ăn gạo xấu, uống nước lã mà làm cho cha mẹ được trọn cái vui, ấy gọi là hiếu. (Sách Lễ Ký)
- Hiếu ngày nay gọi là có thể nuôi được cha mẹ, đến như giống chó ngựa đều có người nuôi; nuôi mà không kính thì lấy gì mà phân biệt.
(Khổng Tử)
- Cái con mắt mà chế nhạo cha, coi thường mẹ; quạ đồng sẽ mổ nó ra và ó dữ sẽ ăn lấy nó. (Tục ngữ Anh)
- Khi đối mặt, người phụ nữ nói to với người đàn ông mà nàng dửng dưng, nói khẽ với người mà nàng bắt đầu yêu và giữ im lặng với người mà nàng yêu.
(Rochebrune)- Hãy để ý đến những lứa đôi ngồi trong nhà hàng. Họ im lặng với nhau nhiều chừng nào, chứng tỏ họ đã sống chung với nhau lâu chừng ấy. (André Maurois)
- Người chồng là người đứng bên cạnh bạn trong những cơn khó khăn mà lẻ ra ... bạn sẽ không gặp phải nếu bạn không lấy anh ta. (A. France)
- Nghe lời chê bai mà giận là khiến cho người ta gièm pha. Nghe câu khen ngợi mà mừng là khiến cho người ta nịnh hót. (Vân Trung Tử)
- Bạn hãy nên coi như lời chê trách khi người ta ca ngợi bạn mà bạn không hề xứng đáng
(A. Mercereau)
- Sự khiêm nhường luôn gắn với khoan dung và sự kiêu ngạo dính dáng với ghen tỵ. (Rivarol)
- Người khiêm tốn không phải là người thờ ơ với những lời khen, mà là người chăm chú nghe những lời chỉ trích. (Jean Paul Sartre)
- Trong tình bạn nếu không dung thứ nhau những khuyết điểm nhỏ thì khó mà kết thân với nhau lâu bền được. (La Bruyère)
- Tình bạn là một tâm hồn ở trong hai cơ thể và một cơ thể ở trong hai tâm hồn. (Aristote)
- Tình bạn chân thành là một cái cây mọc chậm và phải thử thách, phải chịu đựng nhiều nghịch cảnh trước khi được gọi bằng danh hiệu đó. (Washington)
- Trách bạn ở chỗ vắng, khen bạn ở chốn đông. (Syrus)
- Ðoàn thể nhỏ nhất, mạnh nhất, bền nhất, hợp với lẽ thiên nhiên hơn cả là gia đình. Trong một nhà, cha con, anh em, vợ chồng, đều liên lạc với nhau, sống để giúp đỡ, bênh vực, phù trì lẫn nhau. Cho nên nước nào từ xưa đến nay cũng lấy nghĩa gia tộc làm trọng. (Phạm Thượng Chi)
- Duy chỉ ở nơi gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại những tai ương của số mệnh. (Euripide)
- Cái học thuyết xã hội nào tìm cách phá hủy gia đình là bất lương và hơn nữa không áp dụng được. Gia đình là cái tinh thể của xã hội vậy. (Victor Hugo)
- Những lúc sung sướng nhất của đời tôi thật ngắn ngủi mà cái thời gian ngắn ngủi đó là tôi đã được sống giữa tổ ấm gia đình. (Jefferson)
- Sự say mê trí tuệ nảy sinh lòng kính trọng, sự say mê tâm hồn nảy sinh tình bạn, sự say mê thân xác nảy sinh lòng ham muốn, sự hợp nhất của ba niếm say mê đó sinh ra tình yêu. (Ngạn ngữ Ấn Ðộ).
- Ở đâu vàng bạc chiếm tâm hồn thì ở đó lòng tin, hy vọng và tình thương sẽ bị tống ra khỏi cửa (Ngạn ngữ Ðan Mạch).
- Hãy hy vọng về điều tốt nhất, nhưng hãy chuẩn bị cho điều xấu nhất. (Tục ngữ Anh).
- Không làm gì cả có nghĩa là đã làm một điều xấu.
(Ngạn ngữ Nhật Bản)
- Ðiều cốt yếu là biết sử dụng đời sống, chứ không phải là sự sống lâu. (Sénèque)
- Kẻ nào bảo rằng đời sống không đáng sống là kẻ không biết sống. (Maeterlinck)
- Một cuộc đời vô bổ là cái chết trước thời hạn. (Goethe)
- Anh có yêu đời không? Vậy đừng phung phí thì giờ, vì nguyên liệu của cuộc đời chính là thì giờ. (Franklin)
- Trong sự ghen tuông có nhiều lòng tự ái hơn là tình ái.
(La rochefoucauld)
- Kẻ nào không ghen là không yêu. (St. Augustine)
- Lạ gì bỉ sắc tư phong, (Kiều, câu 5-6)
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. (Nguyễn Du)
- Ðịa ngục, chính là tha nhân.
- Con người là một đam mê hão.
- Tự do, chính là khắc khoải lựa chọn.
(Jean Paul Sartre, 1905 - 1980)
- Tôi có một lòng yêu người và vật rất mạnh và tôi yêu những kẻ sống hôm nay với tôi trên mảnh đất này.
- Tranh đấu cho một xã hội mai sau mơ hồ mà tôi không chắc đã có thực thì nhất định tôi không chịu tàn sát anh em tôi đâu!
- Tôi muốn có thể vừa yêu Tổ quốc vừa yêu công lý và tôi đã chọn công lý để trung thành với thế giới con người.
(Albert Camus, 1913 - 1960)
- Ung dung ta nói điều ta nghĩ
Uốn lưỡi theo người quyết chẳng theo. (Nguyễn Trãi)
- Cái biểu hiệu tốt nhất của chân lý là sự giản dị và rõ ràng.
Cái giả dối thường bao giờ cũng vờ vĩnh, rối rắm và hoa mỹ.
(Léon Tolstoi)
- Những việc qua trước mắt còn sợ chưa thật,
Lời nói sau lưng chớ nên quá tin. (Sách Minh Tâm)
- Hãy yêu cái điều mà người ta khuyến cáo anh, chứ không phải cái điều mà người ta tán tụng anh. (Boileau)
- Nên tập thói quen để tìm cái thật ở trong các việc nhỏ, không thế, ta sẽ bị lừa trong các việc lớn. (Voltaire)
- Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn,
Lòng người quanh tựa nước non quanh. (Nguyễn Trãi)
- Ðem người đẩy xuống giếng thơi, (T. Kiều, câu 1181 - 1182)
Nói rồi rồi lại ăn lời được ngay. (Nguyễn Du)
- Ghê cho kẻ mọc lông trong bụng,
Ðặt nên điều vẽ bóng ngoài môi.
Ngựa hươu thay đổi như chơi,
Dấu gươm đầu lưỡi, thọc dùi trong tay. (Cao Bá Nhạ)
- Phàm vật đã đến cực điểm thì hay giống nhau: cho nên người cực hiền giống như ngu; người cực gian giống như thật, cực nhã giống như tục; còn những kẻ trí nhỏ tài sơ mới hay khoe tài khoe trí. (Nguyễn Bá Học)
- Ðộ lượng to lớn bao nhiêu thì phúc trạch cũng to lớn bấy nhiêu. Có mưu sâu độc bao nhiêu thì tai vạ cũng sâu độc bấy nhiêu.
(Minh Tâm Bảo Giám)
- Người biết "đạo" tất không khoe, người biết "nghĩa" tất không tham, người biết "đức" tất không thích tiếng tăm lừng lẫy. (Trương Cửu Thành)
- Ai ai hỡi cùng xương cùng thịt:
Nòi Lạc Hồng một ruột sinh ra,
Lẽ nào ta lại ghét ta,
Gậy nhà đem đánh người nhà sao đang. (Phan Bội Châu)
- TIN vẫn lợi hơn NGHI. Trong mười người ta tin, có thể có một kẻ thù lẻn vào; nhưng ta vẫn còn chín người bạn. Và chín người bạn này sẽ giúp ta tìm ra kẻ thù ấy. Nếu ta nghi cả mười người, khi ta giơ tay, chẳng ai bắt tay ta. Ta không có một bạn nào cả.
(Nguyễn Mạnh Tường)
- Tài cao không có để người phục, đức lớn không có để người trọng, thì chỉ có một đức nhỏ để người mến: đó là nhường nhịn, ít nói.
(Võ Hồng)
- Mỗi dân tộc có một cái tinh thần riêng, cũng như mỗi cây có cỗi rễ ăn sâu xa xuống dưới đất. Hễ cây nào cỗi rễ tốt, hút được nhiều khí chất, thì cành lá rườm rà; cây nào cỗi rễ xấu, hút không đủ khí chất để nuôi các phần thân thể thì tất là cành lá còi cọc đi.
(Trần Trọng Kim)
- Số mệnh của một dân tộc tùy thuộc theo cách thức dân tộc ấy sống. (Brillat Savarin)
- Những dân tộc dễ cai trị thường là những dân tộc ít suy tư.
(André Siegfried)
- Giá trị của một quốc gia, trên con đường dài, là giá trị của những cá nhân đóng góp nên nó. (John Stuart Mill)
- Kẻ nào đồng tình với sự áp chế cũng dây phần tội ác. (Eras Darwin)
- Người là thứ gỗ mà người ta làm những cái cung, càng uốn cong cung càng bật mạnh hơn. (Renan)
- Khi anh thấy một người bị tống giam hay bị hành hình, anh chớ vội bảo: "Kẻ ấy là một tên hung bạo, nó phạm trọng tội với người". Vì biết đâu đó là một người tốt, muốn giúp người nên bị quân áp chế bắt tội đấy thôi. (Lamennais)
- Kết cục công lý bao giờ cũng thắng cường quyền, đó là công lệ mà kẻ ngu si đến lúc lâm cuộc rồi mới chịu hiểu. (Hesiode)
- Trốn không được thì chỉ có một cách là can đảm nhận lấy cái đời hiện tại của mình, nhìn sự thực bằng đôi mắt ráo lệ không phiền muộn, không oán hờn, mạnh mẽ mà sống. (Nhất Linh)
- Ta nay ra người vô dụng, sống không ích lợi cho quê hương, thác cũng chẳng thiệt thòi cho xã hội; chỉ khuyên các con chẳng nên dục lợi cầu vinh mà làm điều nhẫn tâm bại lý. (Phan Thanh Giản)
- Xưa sao phong gấm rũ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường. (Nguyễn Du)
- Trời không lường trưa sớm nắng mưa,
Người đâu biết hôm mai họa phúc. (Nguyễn Đình Chiểu)
- Về nhan sắc cũng như về trí tuệ, cái đẹp mà người ta muốn có, làm hại cái đẹp người ta đang có. (Severin Icard)
- Nhìn thấy những cái đẹp bao giờ cũng khó hơn là nhìn thấy những cái xấu. (Chateaubriand)
- Tuổi trẻ là mùa của yêu thương. Tuổi già là mùa của đạo đức.
(G. Granville)
- Tuổi trẻ thường ao ước: tình yêu, tiền bạc và sức khỏe. Một ngày nào đó họ sẽ nói: sức khỏe, tiền bạc và tình yêu. (P. Geraldy)
- Phúc hay họa của tuổi già, đó chính là hậu quả của cuộc đời quá khứ. (Sainte Beuve)
- Khi đau khổ người ta kêu ca, khi hưởng lạc người ta thinh lặng. (Sainte Beuve)
- Người sung sướng nhất là kẻ đã tạo được hạnh phúc cho đa số kẻ khác. (D. Diderot)
- Hạnh phúc là nước hoa mà bạn không thể đem dội cho kẻ khác mà lại không hưởng được vài giọt cho chính mình. (Emerson)
- Hạnh phúc giống như thủy tinh, càng rực rỡ bao nhiêu càng mỏng manh bấy nhiêu. (P. Surys)
- Hạnh phúc nào mà chẳng phải mua với ít hay nhiều đau khổ. (Margaret Oliphant)
- Khi đã làm một con người thì phải đợi đến ngày cuối cùng của họ mới bảo được họ là sung sướng. (Sophocle)
- Những cái lợi của sự dối trá chỉ trong chốc lát, những cái lợi của sự thật thì vĩnh viễn. (Diderot)
- Tội lỗi có nhiều khí cụ của nó, mà sự dối trá là một cái cán tra vào món khí cụ nào cũng vừa cả. (O. W. Holmes)
- Trong xứ sở của tôi sự dối trá không còn là một phạm trù đạo đức mà là một cột trụ chống đỡ quốc gia. (Solzhenitsyn, văn hào Nga)
- Chúng ta phải công nhận những sự thật sáng như ban ngày này: tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng, đều được tạo hóa ban ân những quyền không thể mất mà trong đó là đời sống, tự do và theo đuổi hạnh phúc.
(Jefferson)
- Bất bình đẳng là điều duy nhất cấu tạo thành cái bất công. Nếu chúng ta phân tích tất cả cái bất công thông thường hay riêng biệt, chúng ta sẽ nhận rõ ràng tất cả đều do cái nền tảng bất bìng đẳng mà ra.
(Benjamin Constant)
- Những công dân xứng đáng với bổn phận phải được ban thưởng bằng vinh dự chứ không thể bằng đặc quyền. (J. J. Rousseau)
- Đặc quyền nào cũng là sự xúc phạm đến tự do. (Diderot)
- Ma cường quyền đắc thế sinh hung uy,
Thần công lý bó tay nghe tử tội.
(Phan Bội Châu - Văn tế 13 liệt sĩ VNQDĐ)
- Cái đáng kinh hãi nhất ở đời chính là cái công lý bị tách rời khỏi lòng nhân ái. (F. Mauriac)
- Kẻ nào quyết định một sự kiện mà không nghe cả đối phương thì dù có đúng đi nữa cũng không thể coi là công bằng được. (Seneca)
- Phải luôn luôn đem lại công bằng trước khi thực hành nhân ái.
(N. Malebranche)
- Ngồi buồn mà trách ông Xanh,
Khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười.
Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.
(Nguyễn Công Trứ)
- Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù. (Phan Bội Châu)
- Khi đời cười mình nguy hiểm hơn khi đời xử bạc với mình. (Massillon)
- Kẻ nào làm cho người cười để được người quí chuộng không phải là thường. (La Bruyère)
- Thời gian mất nhiều nhất trong cuộc đời là thời gian ta không được vui cười. (Sébastien Chamfort)
- Khi người ta thụ hưởng một nền giáo dục xấu thì bao nết hư lúc ấu thời vẫn còn giữ mãi cho đến lớn, đến già. (Mme. De Genlis)
- Một kẻ dạy học trò mà không khơi lên cho nó sự ham muốn học hỏi thì chỉ như đập búa trên sắt nguội mà thôi. (Horace Mann)
- Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng.
(Lỗ Tấn)
- Tỏ ra mình hơn người khác đâu phải là hay. Cái chân giá trị là có thể tỏ rằng: hôm nay mình đã hơn chính mình ngày hôm qua.
(Ngạn ngữ Ấn Độ)
- Sự giáo dục bắt đầu từ lòng mẹ; mỗi tiếng thốt ra cho đứa trẻ nghe là đưa đến sự tạo thành tính khí cho nó. (Hosea Ballou)
----------------------
Tài liệu tham khảo:
- Tự Điển Danh Ngôn Đông Tây
(Thanh Vân Nguyễn Duy Nhường), Nxb Đại Nam 1993.
- Nhiều sách báo và trên mạng.
Bài Mới
Ông già Noel vô tích sự (Lê Hữu) Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn) Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang (Đông Kha) Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn) Bữa Nhậu Chiều (Trần Yên Hòa) Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân) Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên) Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết) Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm) DANH NGÔN (Proverbs)
• Chí Khí • Xử Thế
|
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)
Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Ba Người Khác (Tô Hoài)
Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)
Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)
Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)
Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
(Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)
Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam
(Nguyễn Hưng Quốc)
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)
Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)
Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):
Tập I: Nhân Văn Giai Phẩm
Tập II: Cải Cách Ruộng Đất
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |