|
Dương Kiền(28.12.1939 - 17.11.2015) | Khái Hưng(.0.1896 - 17.11.1947) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Tình yêu trong thơ là tình yêu thiên nhiên, hòa mình vào với cây cỏ núi đồi, đọng lại trong hồn người cô tịch là sự thảnh thơi không có mong cầu. Những dòng thơ của Nguyễn Đức Nhân thường khi cho người đọc tâm thái nhẹ nhàng của một hành giả buông bỏ mọi tham dục sân si, để vui được với cơn gió thoáng qua, nhẹ nhàng theo mây trắng ngang đồi, và an lạc như ông tâm sự: “Tôi chọn sống đời tri túc, như đạo sĩ giữa rừng xanh.”...
Hảo ơi, đời này mình chỉ thèm được làm người. Bội Trâm ơi, anh làm khổ em, Quyên và Quân ơi, bố làm khổ hai con. Không ai cho bố làm người, không ai cho anh làm người. Anh thèm lắm, thèm được làm người với Bội Trâm chỉ một ngày, có một phòng riêng cho đêm tân hôn, không phải động phòng ngoài công viên như cầm thú… Hảo ơi, Quán chỉ thèm làm người. Phùng Quán khóc...
Bao giờ sự chân chất giản đơn và bộc trực cũng phát huy từ đời thường cho đến thi ca. Chính vì vậy, đã tạo cho Phù Sa Lộc một hướng thơ thấm đẫm nét Nam bộ, chân thành, thẳng băng và nhiều trăn trở của một tâm hồn đầy ưu tư suy nghĩ ở từng đêm khuya, từng cốc rượu quán nhỏ, từng lúc chao nghiêng đời sống với bạn bè... thơ Phù Sa Lộc có một trình độ khá sâu rộng, đầy luận lý và nhân sinh quan linh hoạt đa diện...
Hắn không tin bất cứ lời nào em nói. Hắn đánh em thật dã man, khắp người em bầm tím và đau đớn ... Cầu xin qủy địa ngục bắt hắn đi. Sau đó hắn nhốt em vào trong căn nhà gỗ nhỏ của anh, bỏ mặc em ba ngày ba đêm, cuối cùng em cũng làm tấm ván tường tung ra rồi bò ra suối uống nước. Sau đó, em thấy khắp vùng đồi núi bốc cháy. Lửa bắt đầu từ đống lửa của hắn đốt. Hãy để nó cháy. Hãy để nó giết tất cả các loài động vật trong rừng...
Có rất nhiều nhà văn, thơ, phê bình văn học… đã viết về chị? Họ đã đưa các tác phẩm của NgH. lên bàn, ngắm nghía, lật qua, xốc lại tìm đến chỗ tận cùng ngóc ngách sâu thăm thẳm ở hàng chục nhân vật nhảy múa, lăn bò, cười khóc để tìm cho kỳ được một Trần Thị NgH có một phong cách viết “kỳ quái”, không như các nhà văn nữ đi trước... Nhưng NgH không dừng lại ở đó, chị còn thọt chưn qua lãnh vực hội họa, không biết tự lúc nào; chỉ đến khi ghé nhà thăm nhìn tranh bày la liệt trong phòng khách tôi mới “té ngửa”: Bà này đa tài...
Hình ảnh Tổng-thống Ngô-Đình Diệm mặc bộ quốc-phục khăn xếp và áo dài đen tề-chỉnh, trong các chuyến công-du, được các nguyên-thủ quốc-gia long-trọng đón-tiếp ngay tại các phi trường quốc-tế giữa 21 tiếng đại-bác nổ vang theo nghi-thức ngoại giao và lá Cờ Quốc-gia phất-phới trên bầu trời thế-giới, tung bay cùng quốc-kỳ các nước Hoa-kỳ, Úc-đại-lợi, Ấn-độ, Phi-luật-tân, Đại-hàn, Mã-lai, Đài-loan, Thái-lan... đã như một tấm gương cho tôi về niềm tự-hào dân-tộc...
Đọc Trịnh Y Thư là đọc một nghệ thuật viết tiểu thuyết vừa siêu hình vừa hiện thực. Nó thực thực hư hư đầy bất ngờ ở những bước ngoặt tình tiết. Độc giả thoạt thấy câu chuyện là như vầy, nhưng đoạn sau nó lại mở ra một cảnh mới, nhân vật cũ mà cảnh thì khác. Lối sắp xếp câu chuyện, dàn cảnh như trong phim trường...
Hầu hết những “bạn văn” của tôi đều là những người tôi kết bạn với tác phẩm của họ trước khi gặp nhau và trở thành bạn thật, thậm chí là bạn rất thân. Tôi đã từng tiếp đón nhiều bạn văn (cũ cũng như mới) như thế tại nhà mình. Ngược lại, tôi cũng đã từng được nhiều bạn văn tiếp đón một cách thân tình tại nhà họ khi tôi có dịp ghé qua thành phố nơi họ cư ngụ. Điều thú vị nhất là, dù mới tiếp xúc lần đầu tiên trong đời, chúng tôi đều có cảm giác như đã thân nhau từ trước...
Với phương châm “Duy Tuệ Thị Nghiệp,” Đại học Vạn Hạnh đã khẳng định vai trò cốt lõi của trí tuệ trong giáo dục và cuộc sống. Phương châm này không chỉ là một khẩu hiệu mà còn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động giáo dục tại đây. Trí tuệ, theo triết lý Phật giáo, không chỉ là sự hiểu biết thế giới mà còn là khả năng thấu hiểu bản chất của thực tại, giúp con người vượt qua khổ đau và đạt được giác ngộ...
Đúng như trong Lời Giới Thiệu sách “Bắt Nắng, dựng một trời thơ giữa nguồn thơ, dựng một quê hương giữa lòng người.” (Thi Vũ). Đậm nhất trong không gian Vũ Hoàng Thư, là nắng gió là mùi hương quê nhà, bởi nhớ rơi xuống lòng cho trỗi dậy quê hương… (BN trang 76) nên có phải tất cả được cảm, nhìn qua lăng kính thơ mộng của hoài niệm? Hãy đi theo ký ức quê nhà này của Vũ Hoàng Thư, nỗi nhớ như chiếc kính vạn hoa từ đó bung ra nghìn sắc trên dặm bước chân đi...
Phan Nguyên nay đã quá thất tuần lại bị stroke phải chống gậy khi di chuyển. Ngày 2/10/2024, anh đã phải làm một chuyện chẳng đặng đừng: dừng lại cuộc chơi. Anh thông báo: "... Nhưng “cuộc chơi” nào cũng có giới hạn về mặt Không gian và Thời gian của nó. Nay mắt đã mờ, thị lực không còn được như xưa, nên rồi cũng đến lúc mình phải kết thúc... xin mời tất cả bạn đọc ghé thăm, tham khảo và góp ý vì tất cả là của các bạn. Mọi điều trên 'Mượn Dấu Thời Gian' đều là sự thật và chỉ có sự thật"...
Bây giờ anh ngồi đó, khuôn mặt tiên phong dạn dày, trong tranh sáng một sớm mai phảng phất nửa phiến cười. Có lẽ anh đang vui, không vì mãn nguyện về thành tích mà vì đã dấn bước, đó mới là điều quan trọng. Lên đường vì một hoài bão ôm ấp tự ấu thời để thu ngắn con đường đau khổ của một quê hương mãi lầm than dưới bọn cầm quyền cú vọ. Dù cho đến hôm nay con đường ấy vẫn còn xa. Nhưng sá gì, một nụ cười đợi chờ từ quê cha thổ trạch đáng giá gấp triệu lần cơn khốn khó...
Nhiều năm qua, những người theo dõi sinh hoạt văn chương ở hải ngoại cũng như trong nước, dường không mấy ai còn xa lạ với tác giả Võ Công Liêm. Ông được dư luận ghi nhận là một trong những người có kiến thức khá sâu rộng về văn học thế giới. Cụ thể qua những bài viết của ông về các tác giả cổ điển từ đông qua tây... Ông luôn dẫn người đọc tới những nhận định mới mẻ, bất ngờ. Mạnh mẽ và, dứt khoát...
Bao giờ những phòng trà của Sài Gòn về đêm mới trở lại như thuở ấy? Đó là thuở mà phòng trà là chốn ma mị làm mê dại lòng người. Đó là nơi ca sĩ không phải hát theo chủ đề. Không phải cứ chủ đề mùa đông thì Thái Thanh, Lệ Thu buộc phải hát một bài nào đó về mùa đông, bởi vì “Đêm Đông” đã dành riêng cho Bạch Yến. Không ca sĩ nào dại dột hát “Dòng Sông Xanh” vì tổ đã giao bài hát ấy cho Thái Thanh...
Ông đã có những bài hát rất hay về các bà mẹ (“Lời mẹ ru”, “Ca dao mẹ”... chẳng hạn), ông không cần phải viết thêm “Huyền thoại mẹ”. Ông đã có những bài hát thật dễ thương về những cô gái, những người yêu (“Nắng thủy tinh”, “Còn tuổi nào cho em”... chẳng hạn), ông không cần phải viết thêm “Em ở nông trường, em ra biên giới”. Ông cũng không cần phải viết “Khăn quàng thắp sáng bình minh”...
Hiếm có một tiểu thuyết như Đường về thủy phủ của Trịnh Y Thư. Không phải là một cuốn tiểu thuyết lịch sử, nhưng lại làm người đọc phải bâng khuâng nghĩ về những chặng đường đã trải qua của dân tộc. Không phải là một tiểu thuyết diễm tình, nhưng lòng độc giả sẽ chùng xuống khi khép trang sách lại và ngậm ngùi cho những mối tình tan vỡ. Bạn có thể đọc xong, tuần sau đọc lại, vẫn còn thấy có những gì như cần đọc nữa...
Kề từ khi bệnh tật tận tình thăm hỏi, Khánh Trường đã cho ra đời: Truyện ngắn Khánh Trường (2016), Chuyện Bao Đồng (tạp bút, 2018) và các tiểu thuyết: Tịch Dương (2019), Dấu Khói Tàn Tro (2020), Bãi Sậy Chân Cầu (2020), Có Kẻ Cuồng Điên Khóc (2020), Xuyên Giấc Chiêm Bao (2021), Đừng Theo Dông Bão (2021). Nắng Qua Đèo (2021), Năm Tháng Buồn Thiu (2023), Cùng Nhau Đất Trời (2024) và cuối cùng là tập Thơ Khánh Trường (2024)...
Buổi trình diễn ngày 2/6/1994, tại Thính Ðường Carnegie Hall, Ðại học Kỹ Thuật New York là một xác chứng về câu chuyện có vẻ không thực của một gia đình tên gọi Nguyễn Ðình Nghĩa. Vì sau gần trăm năm thành lập, phòng hòa âm ấy chỉ dành riêng để các bậc thầy trình diễn về các bậc thầy, những Beethoven, Mozart, Wagner... Nhưng nguồn sống động làm phấn khởi, thúc dục tôi viết nên bài này... Ðấy là dự định mà tôi tin chắc Nghĩa sẽ thực hiện được - Làm sống lại Beethoven, Tchaikovsky, Debussy... Bằng lửa. Với lửa...
Anh kể lại Khóa 28 của anh ra trường ngày 21 tháng Tư năm 1975 tại trường Bộ Binh Long Thành chứ không phải ở Vũ Đình Trường Lê Lợi trên ngọn đồi 1515, một lễ ra trường độc đáo nhưng buồn nhất trong lịch sử của trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Khóa mang tên vị Đại Tá tử thủ Charlie Nguyễn Đình Bảo. Các tân Thiếu Úy không được mặc đồ Đại Lễ mà trang phục nón sắt, quân phục Treillis. Thủ Khoa Hồ Thanh Sơn cũng không có cơ hội giương cung biểu tượng chí tang bồng hồ thỉ...
Tôi thích chụp ảnh chân dung, nhất là chân dung các cụ già. Tôi muốn ghi lại dấu thời gian trên khuôn mặt đầy những nếp nhăn của năm tháng đã đi qua một đời người. Tôi muốn thể hiện những số phận, những ánh mắt, nụ cười, hạnh phúc và khổ đau của mỗi kiếp người. Do vậy tôi ít khi chụp ảnh thiếu nữ đẹp, tràn đầy sức sống như nhiều người cầm máy khác. Và với đề tài như thế, chỉ có ảnh trắng đen mới lột tả được những điều muốn thể hiện trong ảnh...
Chúng tôi nói với nhau bằng những “ngôn ngữ của tình yêu”. Rồi chúng tôi chia nhau tách cà-phê, như chia nhau những thời khắc của hạnh phúc, những thời khắc của tình yêu. Chúng tôi nhấm nháp từng ngụm nhỏ cà-phê, như nhấm nháp từng ngụm nhỏ hạnh phúc, từng ngụm nhỏ tình yêu. Chúng tôi nhắp dè sẻn từng ngụm cà-phê, gần như chỉ chạm môi, như sợ tình yêu sẽ cạn bớt, vơi đi. Một tách cà-phê cho hai người. Được quá đi chứ, sao không? Tình yêu là chia sẻ mà...
Cám ơn nữ nhạc sĩ Lê Tín Hương đã khéo léo dùng lời nhạc nói lên tâm tư bao nhiêu người trên cõi đời này. Bài hát này nghe rất hay, đã mấy năm rồi, khi nào trống vắng tôi lại mở máy nghe khi thì Tuấn Ngọc, khi Thanh Lan và cũng có lúc nghe chính tác giả trình bày. Bài hát rất sâu lắng, lời nhạc như nói hộ bao nhiêu người trên cõi đời này hay ít ra như có một câu, một lời nào của mình trong đó...
Trong nhiều năm, câu chuyện về một cô gái người Dao được người ta kể đi kể lại trong vùng đồi núi rộng lớn Phú Diên. Phụ nữ trẻ đó tên là Phan Thanh Thanh, hay còn gọi là Bích Vân, một người coi sóc cây trong khu rừng cổ xưa và đầy bí ẩn. Cô sinh ra, lớn lên và lập gia đình ở vùng đồi núi, cả đời chỉ một lần đến trạm lâm nghiệp, nơi đây cũng khá hẻo lánh. Những chàng trai trẻ ở đó chỉ nghe nói về người phụ nữ tuyệt vời này nhưng chưa bao giờ nhìn thấy...
Nhớ bạn là nhớ cả một thời. Một thời có nhau. Một thời “bay nhảy”. Một thời lý tưởng và hăng say. Một thời thiết tha và học hỏi. Và một thời trên môi ta, dù tuổi tác thế nào, vẫn luôn có sẵn tuổi trẻ và một nụ cười. Tuổi trẻ để lăn lộn. Và nụ cười để xóa bỏ đi tất cả những dị biệt, những hiểu lầm, những khó khăn trên con đường hay trên cái đích mà mình nhắm tới... Nguyễn Mộng Giác đã chẳng còn ở với chúng ta nữa. Anh đã để tuổi trẻ anh ở lại. Nhưng, trong tôi, anh vẫn giữ mãi một nụ cười...
Hôm qua là ngày 1/11/2024, tức là 61 năm ngày đảo chánh TT Ngô Đình Diệm, phá tan Đệ Nhứt Việt Nam Cộng Hòa, cũng là ngày báo hiệu sự bất ổn của Miền Nam bắt đầu... TT Ngô Đình Diệm trong cơn nguy khốn ông vẫn giữ được thể diện của một người lãnh đạo quốc gia, tư cách tổng thống một quốc gia có chủ quyền, ông không tỏ ý run sợ và hạ mình với người Mỹ...
Bên cạnh làm báo Quán Văn, anh Nguyên Minh vẫn tiếp tục theo đuổi việc sáng tác, trong khi đa phần các anh từ thời Gió Mai, Ý Thức vì lý do này khác đã gác bút. Đây là một điểm son của anh. Nên vừa qua tạp chí văn học nghệ thuật Ngôn Ngữ số 26 phát hành ngày 1-7-2023 tại Hoa Kỳ dành giới thiệu nhà văn Nguyên Minh như một vinh danh cho người suốt đời chung thủy với văn chương...
Tôi đã có bài viết về nhạc chế, nay lại nhạc nhái, có trùng lắp không?... Những ca khúc chế lời trên thực tế rất có sức hút đối với người nghe, nhất là khi nội dung lời ca có tình hài hước, gắn với một sự kiện nào đó mà dư luận đang rất quan tâm. Nói cho gọn: nhạc chế là để vui chơi, không tiền bạc chi, còn nhạc nhái là cố tình cầm nhầm một bài hát hay một phong cách trình diễn hay một cái tên để diễn trên sân khấu...
Từ ngày đến Mỹ, tôi thường viết bài cho một số tạp chí như Văn Nghệ Tiền Phong (Virginia), Lửa Việt (Canada), Thời Luận (California), Ngày Mới (Chicago)… Trong một số bài viết tôi cần đề cập đến một vấn đề trong văn chương Việt Nam hay Trung Hoa, nhưng tôi chỉ nhớ chút ít về vấn đề đó lại không có sách để tham khảo, tôi thường gọi hỏi thầy Trần Huy Bích và được ông giải đáp tường tận. Hỏi ông rất nhiều lần, nhưng ở đây tôi xin ghi lại hai trường hợp sau...
Lần đầu tôi gặp cô tại Lahore. Cô trong đoàn ca vũ từ Đông Hồi tới đây để trình diễn một buổi văn hóa tại sân khấu ngoài trời. Cô trình diễn một màn vũ đơn và hai màn vũ chung với nhóm. Nghệ thuật trình diễn của cô khiến khán giả ngẩn ngơ. Thú thật là từ trước tới giờ tôi chưa thấy một diễn viên nào có một tài nghệ như cô. Hình như cô được sinh ra để nâng cao môn vũ chứ không phải là môn nghệ thuật này giúp cô phát triển khả năng của cô. Đôi chân, đôi tay nhịp nhàng làm mê hoặc người coi...
Thạch Lam đã có một nhận xét khá xác đáng về thơ và văn Thanh Tịnh thời tiền chiến “truyện ngắn nào hay của ông đều có chất thơ bên trong và bài thơ nào hay cũng đều có cốt truyện lồng theo”. Chất hài hòa đã làm cho văn chương ông có nét riêng, thơ mộng và lãng mạn. Trong giáo trình lịch sử văn học được giảng dạy tại các trường trung và đại học ở Việt Nam hiện nay, Thạch Lam, Hồ Dzếnh và Thanh Tịnh được xếp vào một chi phái trong văn xuôi lãng mạn xu hướng văn xuôi trữ tình...
Vũ Tiến Lập bắt đầu tham gia sinh hoạt văn nghệ qua việc sáng tác thơ và thường xuyên cộng tác với nhiều tạp chí tại hải ngoại như Gió Văn, Hợp Lưu, Phương Trời Cao Rộng... cùng các website như Gió O, Chim Việt Cành Nam.... Năm 2006, Vũ Tiến Lập đã có tác phẩm Tạp Ghi Thơ do Gió Văn xuất bản và các năm sau đó đã góp mặt trong hai tác phẩm Thắp Nắng Bên Trời và Giữa Đất Trời Giao Hưởng...
Ezra được mẹ và cô giáo giải thích vắn tắt về chuyện ghép gan. “Lá gan của cô còn tốt lắm,” Rissa mỉm cười với cậu bé. “Chúng mình chia nhau nhé, Ezra!”
“Con sẽ có lá gan mới toanh,” bà Karen vỗ vai con mình. “Con sẽ đi học trở lại, sẽ chơi đùa với các bạn. Con sẽ thật khỏe mạnh để làm bất cứ chuyện gì con muốn.”... Khi ta san sẻ được với ai thứ gì thì ta luôn cảm thấy được gần gũi, ấm áp và thắt chặt thêm những mối tình thân...
Ở Việt Nam, đặc biệt trong giới trí thức, Trần Hữu Dũng được biết như người chủ biên độc nhất trang mạng Viet-Studies (V-S), với hai trang Kinh tế Việt Nam và Văn hóa & Giáo Dục. V-S hàng ngày cung cấp cho bạn đọc khoảng 20 bài báo, bài nghiên cứu, đầu sách... Ngoài thông tin được điểm hàng ngày một cách khách quan, độc giả có thể vào trang của anh đọc những tác giả và tác phẩm: Nguyễn Ngọc Tư, Trần Đức Thảo, Phan Khôi...
Thời học sinh, tôi thích tờ Phổ Thông tạp chí, Giám Đốc, Chủ Bút: Nguyễn Vỹ, số I ngày 1/11/1958. Vào năm 1960 mục Đáp Bạn Bốn Phương của Diệu Huyền rất ăn khách. Sau nầy Nguyễn Vỹ sáng tác Thơ Lên Ruột ký bút hiệu Diệu Huyền, và mục “Mình Ơi…” ký tên Cô Diệu Huyền... Mùa Thu California bắt đầu, nhân bài thơ Nam Thu Hòa Khúc của nhà thơ Nguyễn Vỹ, tôi viết đôi dòng về ông để tưởng nhớ đến người đã an giấc nghìn thu...
Sài Gòn. Hai chữ thân thương đối với biết bao thế hệ người Việt. Nhưng ít ai biết được những câu chuyện xưa, những dấu vết lịch sử và những ‘bí mật’ thành phố đã và đang lưu giữ. May mắn thay, vài năm gần đây đã có một số tác giả đi tìm lại những dấu vết xưa của Sài Gòn và viết nên những cuốn sách hay. Một trong những cuốn sách đó là ‘Sài Gòn không phải ngày hôm qua‘ của tác giả Phúc Tiến...
Câu thơ hay như bông hoa lạ và đẹp. Bắt được câu thơ hay như bắt gặp một vẻ đẹp làm xao xuyến. Thường thì người ta ít khi nhớ được toàn bài thơ nào, hầu hết chỉ nhớ một vài câu hay hay. Như thế cũng đủ để yêu một bài thơ. Ngôn ngữ thơ tạo bản sắc riêng cho thi sĩ, cũng tựa mỗi ca sĩ có giọng hát riêng; hoặc hơn thế nữa, tạo được một “trường phái thơ”. Ta vẫn nghe những “ngôn ngữ thơ của Bùi Giáng”, “của Phạm Thiên Thư”, “của Tô Thùy Yên”...
Nàng thấy thằng con đang khập khiễng bước đi. Gió thổi mạnh làm bộ quần áo tả tơi trên mình nó phát lên tiếng phần phật. Nàng hãnh diện nhìn bắp thịt trên cánh tay và thân hình rám nắng của nó. Đây là da thịt của nàng. Hình hài nó thật đẹp, đẹp nhất và khỏe mạnh nhất trong đám trẻ ở làng này. Nó đang trở về với nàng. Nàng cười điên dại, nước mắt tràn ra vì sung sướng. Con nàng an toàn trở về. Một căn nhà cạnh biển mở cửa đón nó vào. Họ là những người tốt, nhưng vì quá mệt, nó lăn ra ngủ trước khi nói cho họ biết tên là gì...
Bài Mới
Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu) Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ) Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo) Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu) Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm) Trang Thơ (Phù Sa Lộc) Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân) Chùm Dây Leo Trên Căn Nhà Gỗ - Phần II (Trần Hồng Văn) Chùm Dây Leo Trên Căn Nhà Gỗ - Phần I (Trần Hồng Văn) DANH NGÔN (Proverbs)
• Chí Khí • Xử Thế
|
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)
Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Ba Người Khác (Tô Hoài)
Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)
Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)
Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)
Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
(Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)
Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam
(Nguyễn Hưng Quốc)
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)
Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)
Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):
Tập I: Nhân Văn Giai Phẩm
Tập II: Cải Cách Ruộng Đất
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |