Nhà thơ Xuân Sách
(1932 - 2008)
... Xuân Sách là "Người gẩy đàn". Chúng tôi thử làm vai trò "Người nghe", thưởng thức khúc độc tấu của ông!... Qua những trang viết của Chân Dung Nhà Văn (CDNV) - Tôi trong số những người nghe đó - cảm nhận, suy nghĩ... nêu lên chủ ý của mình, góp thêm tiếng nói vào việc làm sáng tỏ những nhận định của tác giả CDNV. Tập lại thành cuốn sách Nhận diện Chân Dung Nhà Văn và gửi tới bạn.
Xin Bạn cùng đồng cảm với tôi và thưởng thức khúc nhạc của người gẩy đàn Xuân Sách!...
Hải ngoại tháng 9/1999 (L.H.X)
(Trích Lời Bạt sách "Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn" của Lý Hồng Xuân)
• Quang Dũng • Phùng Quán • Nguyễn Bính • Hoàng Cầm
(39 là thứ tự trong tác phẩm Chân Dung Nhà Văn của Xuân Sách, số 13 bên cạnh là thứ tự chân dung được nhận diện trong sách Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn của Lý Hồng Xuân)
Nhà thơ Quang Dũng
"Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi"!
Về làm xiếc khỉ với đời thôi
Nhà đồi một nóc chênh vênh lắm
Sống tạm cho qua một kiếp người
Áo sờn thay chiếu anh về đất
Mây đầu Ô trắng, Ba vì xanh
Gửi hồn theo mộng về Tây Tiến
"Sông Mã gầm lên, khúc độc hành"!
Sông Mã (thơ), Ba Vì (thơ), Tây Tiến (thơ), Mây Đầu Ô (tập thơ)... là những thi phẩm của nhà thơ QUANG DŨNG, tác giả của những bài thơ nổi tiếng: Tây Tiến, Đôi Mắt Người Sơn Tây, Đôi Bờ, đã được phổ thành bài hát.
Thơ Quang Dũng phảng phất chất hoài niệm, lắng đọng, pha lẫn chất hùng ca. Trong các bài thơ của Quang Dũng, chúng ta luôn được nghe ông nói đến các địa danh Sơn Tây của ông! Thật kỳ lạ, người đọc tự nhiên cũng đồng cảm cùng tác giả. Trí tưởng tượng của họ bị kích thích mạnh, bởi lời thơ mộc mạc, giản dị, thắm đượm tình người, tình yêu quê hương đất nước...
Đêm 19/12/1946, Người Hà Nội mang đồ vật trong nhà của mình ra xây dựng chiến lũy, ngăn chặn quân thù rồi ra đi kháng chiến, để lại sau lưng họ "khói lửa ngút trời". Khi xa Hà Nội, mỗi khi nghĩ về Hà Nội, ai cũng trào dâng xúc cảm... Quang Dũng đã nói hộ họ nỗi niềm tâm sự này trong bài thơ Tây Tiến. Ai đã đọc Tây Tiến, đều xúc động nhớ về Hà Nội, qua câu thơ đấy gợi cảm:
"... Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều Thơm..."
Nguồn: Kệ sách Học Xá
Quan văn nghệ Tố Hữu đọc được câu thơ này chẳng những không thích thú, mà còn buông lời châm chọc, xỏ xiên... Quang Dũng bị ức chế, bị tổn thương tinh thần của một sĩ phu Bắc Hà thứ thiệt. Ông không còn hứng thú viết những vần thơ hay, thấm đượm tình nhân ái nữa, về sống lặng lẽ trong căn phòng nhỏ hẹp cùng gia đình của những văn nghệ sĩ chân chính, không xu nịnh để kiếm miếng đỉnh chung...
Tạng người Quang Dũng to cao. Nhà nghèo, ông cảm thấy quanh năm đói, chỉ thèm được ăn một bữa dù là cơm rau, nhưng được no nê mà vẫn không được. Hoàn cảnh của nhân dân Miền Bắc lúc bấy giờ (trước năm 1975), ai cũng như ai. Nếu làm việc ở cơ quan hành chính sự nghiệp, mỗi người, mỗi tháng chỉ được mua 13 Kg gạo, 250 gram thịt, 250 gram đường, 5 mét vải... Với sức vóc như ông, cái đói triền miên là tất nhiên... Sau năm 1975, các tiêu chuẩn này được nhích lên, nhưng cũng chẳng là bao. Quang Dũng vẫn ở trong số những văn nghệ sĩ đói!
... Cuối những năm 1980, sáng sáng người dân Hà Thành thường gặp một ông già to cao, trong đoàn các ông bà già ra công viên Thống Nhất (giờ là công viên Lê nin), tập thể dục. Người đó là nhà thơ Quang Dũng của chúng ta.
Chân dung của ông được vẽ, dường như lấy ý từ những câu thơ hào hùng, bi ai... của ông.
Nhà thơ Phùng Quán
Hồn đã Vượt Côn Đảo,
Thân vẫn còn trong Lao.
Bởi nghe Lời Mẹ Dặn
Nên suốt đời lao đao
Vượt Côn Đảo (truyện dài), Lời Mẹ Dặn (thơ)... là hai tác phẩm nối tiếng cua nhà văn PHÙNG QUÁN (Mới mất đầu năm 1995)
Là nhà văn trẻ (thời điểm l955 - so với Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt... nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm), quê ở Huế, (có tin nói rằng ông gọi Tố Hữu bằng cậu ruột). Khi đi theo kháng chiến, ông đã viết tác phẩm Vượt Côn Đảo, giải thưởng Văn chương Kháng Chiến chống Pháp. Khi những văn nghệ sĩ lên tiếng, đòi được "Tự do trong sáng tác" (chủ trương của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm). Phùng Quán tham gia nhiệt tình. Ông viết bài thơ: Lời Mẹ Dặn... trong đó có những câu thơ nổi tiếng... "xóc óc" (xem Phụ lục ở cuối sách):
"... Giấy Bút tôi, ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng Dao viết văn trên đá!".
Bị chạm nọc, những người lãnh đạo tư tưởng của chế độ rất căm Phùng Quán. Ông bị trù dập nặng. Nguồn sống bị triệt hạ, không được viết, sống vất vưởng... Phùng Quán phải đi câu cá trộm ở Hồ Tây... cố sống để sáng tác! Sau này, ông thường nói đùa với bạn bè: "Cuộc đời tôi ở giai đoạn này (bị trù dập) có thể tóm tắt bằng 6 chữ: Cá trộm, Rượu chịu, Văn chui".
Cá trộm, nói về việc ông luôn đi câu cá trộm ở Hồ Tây, do hợp tác xã Trúc Bạch quản lý. Ngay đằng sau khu nhà tập thể của vợ ông là cô giáo dạy ở trường trung học Chu Văn An.
Rượu chịu - việc Phùng Quán luôn ra uống rượu chịu của bà hàng nước ở đầu phố, vì không bao giờ có dư tiền, thèm rượu đành uống chịu, cuối tháng vợ lĩnh lương, xin vợ nền ra trang trải, giả nợ.
Văn chui - chỉ việc ông thỉnh thoảng viết, nhưng ký tên người khác, tiên ông không được phép xuất hiện tên văn đàn.
Năm 1987, trước không khí cởi mở, ông cho xuất bản cuốn truyện viết cho các em, tựa đề: Tuổi Thơ Dữ Dội, được Hội Nhà Văn Việt Nam tặng giải thưởng văn chương. Xưởng phim Giải phóng dựng thành phim. Sau này ông còn viết bài thơ nổi tiếng khác: Trường ca về Cây Cà. Trước khi mất ít lâu, Phùng Quán viết đơn kiện nhà nước vì đã "bỏ tù, giam lỏng", ông và các bạn nhiều năm, chẳng hề có án, không được xét xử!
Việc làm của ông dù giống như câu ca dao của dân ta: Con kiến mà kiện củ khoai, song vẫn nổi rõ chí khí của một sĩ phu đất Thần kinh!
Lá đơn kiện này đã làm cơ quan quản lý tư tưởng điên ruột. Một bản thông báo vội vã được phát ra... gán ghép cho Phùng Quán và các bạn cua ông tội danh "lợi dụng... ngóc đầu dậy... chống đối..." Một số người bị liên lụy! Trong đó có Nguyễn Hộ, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Xuân Tụ (Hà Sĩ Phu)...
Nhà thơ Nguyễn Bính
Mấy lần Lỡ Bước Sang Ngang
Thương con Bướm đậu trên giàn mồng tơi
Trăm hoa thân cánh rã rời
Thôi đành lấy đáy Giếng Thơi làm mồ.
Lỡ Bước Sang Ngang (tập thơ), Cô Hàng Xóm (thơ), Trăm Hoa (Báo), Nước Giếng Thơi (tập thơ)... (Giàn Mồng Tơi là một câu trong bài thơ Cô Hàng Xóm)... đó là những tác phẩm của nhà thơ NGUYỄN BÍNH.
Ông là nhà thơ chân quê, nhà thơ của sự chia ly, của tình yêu dang dở... Thơ ông thắm đượm tình yêu quê hương, mộc mạc, phảng phất hương vị ca dao, truyện Kiều. Ông chẳng những có tài làm thơ, mà dịch thơ, vịnh thơ, xuất khẩu thành thơ cũng tài giỏi tuyệt đỉnh... (xem phụ lục).
Trước năm 1945, ông có các tập thơ Lỡ Bước Sang Ngang, Nước Giếng Thơi, Hương Cố Nhân, Cô Gái Ở Lầu Hoa... sau 1945 đi kháng chiến, chỉ xuất bản được một tập Đêm Sao Sáng, cũng nói về đề tài chia ly, vì chiến tranh... chất lượng nghệ thuật của Đêm Sao Sáng kém xa những thi phẩm trước đây của ông.
Vốn tính lãng tử, thích đi đây đó tìm hiểu phong tục, ngắm nhìn đất nước. Nguyễn Bính phiêu bạt vào Nam. Chiến tranh ập tới, ông đi kháng chiến... năm 1954 tập kết ra Bắc. Ông đặc biệt kính trọng, sùng bái Thi hào Nguyễn Du. Trong bài thơ Quê Hương, viết năm 1965, trước khi chết ít lâu, ông tuyên bố:
"Quê hương tôi...
Có Nguyễn Trãi có Bình Ngô Đại cáo
Có Nguyễn Du và có một truyện Kiều...
Đối với Nguyễn Bính, Việt Nam chỉ có Nguyễn Trãi, mới đích thực là nhà quân sự, nhà chính trị tài giỏi, nhân hậu.
Lúc này, người ta đang "sùng bái" Tố Hữu, Sóng Hồng (Bí danh của Trường Chinh). Các vị ấy đang được hệ thống thông tin đại chúng, trực tiếp, gián tiếp... tâng bốc tận mây xanh. Nhưng với Nguyễn Bính, Việt Nam chỉ có Nguyễn Du và một Truyện Kiều thôi!
Theo Tô Hoài, khi Nhân Văn - Gian Phẩm "đang hoành hành", ban Tuyên huấn Trung ương quyết định cho ra báo Trăm Hoa, làm đối trọng để lấn át đối thủ trên mặt trận Văn Nghệ. Người được chọn lãnh đạo tờ báo là Nguyễn Bính.
Nhưng khi bắt tay vào việc, tờ Trăm Hoa chẳng những không "trấn áp" được Nhân Văn - Giai phẩm, trái lại, còn có biểu hiện phụ họa với đối thủ... Các xếp sòng tức giận, cách chức chủ nhiệm, "dẹp tiệm" Trăm Hoa, đuổi Nguyễn Bính về Ty văn hóa thông tin Nam Hà quản thúc...
Nghèo, đói! (không có đủ tiền mua một chiếc xe đạp để đi làm). Bị o ép về tư tưởng... Nguyễn Bính đau buồn, gác bút.
Người xưa nói "Văn tức là Người", đối với Nguyễn Bính điều đó thật đúng! Trước khi mất ít lâu - vào cuối năm 1965 - Ty Văn Hóa Thông Tin Tỉnh Nam Hà chuẩn bị lễ kỷ niệm 200 năm đại thi hào Nguyễn Du. Trưởng ty Chu Văn - (hiện nay gọi là Giám đốc Sở) tổ chức một cuộc họp yêu cầu nhân viên nộp bài tham luận về Nguyễn Du, các bài viết đăng trong tờ báo địa phương (báo Nam Hà) số Xuân để lãnh đạo duyệt trước...
Nguyễn Bính rút túi lấy ra bài thơ tiêu đề "Tặng cụ Nguyễn Du và Truyện Kiều", đọc to cho mọi người cùng nghe:
Cảo thơm lần giở trước đèn
Là nhiều vàng đá, phải tìm trăng hoa
Trăm năm trong cõi người ta
Một thiên tuyệt bút, gọi là để sau
Khen tài nhả ngọc phun châu
Mười lăm năm ấy, biết bao nhiêu tình.
Mấy lời kỳ cựu đinh ninh
Rằng tài nên trọng mà tình nên thương
Khen rằng giá đáng thịnh đường
Thì trao giải nhất, chi nhường cho ai
Gẫm âu người ấy báu này
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào
Nàng vì chút nghĩa xưa sau
Mà cho thiên hạ trông vào cũng hay
Thương vui bởi tại lòng này
Tan sương đầu ngõ, vén mây cuối trời
Lòng thơ lai láng bồi hồi
Tưởng người nên lại thấy người về đây...
Theo Chu Văn kể lại trong hồi ức: Mọi người nghe xong bàng hoàng. Toàn bài thơ là lời được nhặt ra từ Truyện Kiều. Nhưng kinh ngạc hơn còn ở chỗ, bài thơ tổng kết cuộc đời tài hoa của nàng Kiều, song ai cũng ngậm ngùi nhận ra hình ảnh của Nguyễn Bính trong đó.
Cám động nhất là những câu kết:
Thương vui bởi tại lòng này
Tan sương đầu ngõ, vén mây cuối trời
Lòng thơ lai láng bồi hồi
Tưởng người nên lại thấy người về đây!
Mọi người lặng đi!
Bài thơ thật hay nhưng thấy quá buồn... Nhà văn Chu Văn là xếp nên đề nghị Nguyễn Bính sửa mấy câu kết "đọc nghe xái quá"!...
Nguyễn Bính kiên quyết không nghe:
- "Một chữ cũng không sửa. Các vị đừng mê tín... cốt hay là được!..."
Sau buổi họp, nhà văn Q.L. - lúc đó mới tốt nghiệp đại học tổng hợp được phân về công tác cùng địa phương với Nguyễn Bính - vốn quý trọng nhà thơ, lại cũng thuộc Kiều, Q.L. mời Nguyễn Bính đi "ăn hàng". Rượu vào làm Nguyễn Bính rất vui... Q.L. biết tính "Đại ca"... anh 1ựa 1ời... nhìn Nguyễn Bính đọc:
"Rằng hay thì thật là hay
Xem ra ngậm đắng nuốt cay thế nào...
Lạ chi những bậc tiêu tao
Thiệt lòng mình cũng nao nao lòng người..."
Nguyễn Bính mặc dù đang say sưa, nghe "chú em lẩy Kiều", trợn mắt nhìn Q.L, nối tiếp ngay:
"Rằng quen mất nết đi rồi
Tẻ vui thôi cũng tính trời biết sao..."
Buổi lễ kỷ niệm 200 năm thi hào Nguyễn Du diễn ra long trọng, suông sẻ. Bài tập Kiều của Nguyễn Bính đăng trên trang nhất báo Nam Hà, được bạn đọc khen ngợi...
Tết dương 1ịch 1966 qua đi.
Tết âm 1ịch 1966 (Bính Ngọ) đang đến! Nguyễn Bính từ biệt gia đình, đến nhà một người bạn yêu thơ ông, ăn Tết, theo lời mời khẩn khoản của vợ chồng họ...
Sáng 30 tháng chạp năm Ất Ty (1965): ông chủ nhà cùng Nguyễn Bính ra vườn ngắm cảnh hái lộc... Một cơn gió độc ập tới... Nguyễn Bính trúng gló, ngã nằm đè lên những nhánh lộc Xuân, trong bùn đất của tiết đầu Xuân. Chủ nhà vốn là một thầy lang, cố công cứu chữa, nhưng Nguyễn Bính đã ra đi vĩnh viễn!
Điều này dường như Nguyễn Bính đã "sinh Gở", gửi gắm lại cuộc đời những trối trăn trong bài thơ tặng Cụ Nguyễn Du, hồi cuối năm l965 - trước khi "ra đi" ít ngày - Và xa, lâu hơn nữa, từ mấy chục năm trước: Trong bài Nhạc Xuân in ở tập Hương Cố Nhân, xuất bản năm 1939, ở một đoạn ông viết:
"... Năm mới, tháng giêng mồng một Tết,
Còn nguyên vẹn cả một mùa Xuân"...
Còn hai câu kết của bài Nhạc Xuân, thì:
"Giờ đây chín vạn bông trời nở
Riêng có tình ta khép lại thôi!"
27 năm sau - năm Bính Ngọ, Năm Nguyễn Bính 49 tuổi (l966) - ông chết đúng như lời ông đã viết trong bài thơ kia! (Nguyễn Bính sinh năm Mậu Ngọ 1918, đồng niên với nữ sĩ Anh Thơ...).
Nhà thơ Hoàng Cầm
Em ơi buồn làm chi?
- Em không buồn sao được!
Quan họ đã vào Hợp tác
Đông Hồ gà, lợn nuôi chung.
Bên kia Sông Đuống em trông
Tìm đâu thấy Lá Diêu Bông hỡi chàng!
Bên Kia Sông Đuống (tập thơ), Lá Diêu Bông (thơ)... là hai trong số nhiều thi phẩm của nhà thơ HOÀNG CẦM. Ông nổi tiếng trong Kháng chiến chống Pháp. Tập Bên kia Sông Đuống đã đưa ông lên vị trí của nhà thơ tài năng. Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, từ chiến khu trở về, (1954) ông được bổ nhiệm làm Trưởng đoàn Văn công Tổng cục chính trị (Văn công Quân đội). Khi nhóm chủ trương Nhân Văn - Giai phẩm lên tiếng, Hoàng Cầm nhiệt thành ủng hộ. Ông bị trừng phạt rất nặng: Đuổi khỏi biên chế quân đội, tước chức vụ Trưởng đoàn Văn Công Tổng Cục Chính Trị, bị o ép, thậm chí cả tù đày...
Những ngày tháng này, tai họa nọ nối tiếp tai họa kia ập xuống đầu ông: Vợ chết, ít lâu sau, con gái chết theo. Sự chịu đựng của con người có hạn, thế nhưng đối với Hoàng Cầm những bất hạnh đó thật vô hạn. Ông diễn tả tâm trạng mình trong bài thơ Ngã Ba Sông ở đoạn kết thật não nề:
...
Ngự đỉnh đài bóng nguyệt xuyên canh
Đón chào nữ chúa khóc vô thanh
Hỏi thăm ai nấc rung hoàn vũ
Ba nhánh sông cùng đáp chính anh!
Nhà thơ đau khổ đến độ khóc không thành tiếng, bật ra tiếng nấc rung động cả vũ trụ... Hoàng Cầm hoàn toàn sụp đổ, trở thành lẩn thẩn... Nhờ bạn bè thương cảm chăm sóc, an ủi... Hoàng Cầm dần qua khỏi.
Tuy sống trong hoàn cảnh như vậy, ông vẫn lặng lẽ chịu đựng và viết. Tập thơ Về Kinh Bắc, được ông sáng tác trong khoảng từ 1958 đến 1968. Đặc biệt bài thơ Lá Diêu Bông ra đời năm 1959, đã trở thành bài thơ nổi tiếng, được nhiều nhạc sĩ trong, cũng như ngoài nước phổ nhạc: Phạm Duy, Lê yên, Trần Tiến, Ngọc Thanh và gần đây là Nguyễn Tiên, mặc dù bài thơ Lá Diêu Bông lúc đó không được chính thức phổ biến.
Đây là bài thơ có sức cuốn hút kỳ lạ đối với Hoàng Cầm và độc giả đọc Lá Diêu Bông. Trong một lần, hồi đầu năm 1997, nhạc sĩ Phạm Duy - bạn thân của Hoàng Cầm - khi sang châu Âu thăm cộng đồng người Việt Nam tại Thành phố Frankfurt/Main (Đức Quốc). Trả lời cuộc phỏng vấn của phóng viên tờ Đối Thoại (Cộng hòa Liên Bang Đức), ông (PD) nói về lịch sử của chiếc 1á này như sau:
"... Phạm Duy (PD):
- Anh (Phóng viên) sống ở Miền Bắc, có biết Lá Diêu Bông là chiếc lá gì không?
- PV: Không! tôi chưa bao giờ nghe nói và nhìn thấy lá Diêu Bông!
- PD: Đúng! Trên thực tế, không hề có lá Diêu Bông, chỉ có lá Bông Diêu. Hoàng Cầm đã gọi lái đi, lá Bông Diêu thành lá Diêu Bông. Lá Bông Diêu là thứ lá mọc ở bờ bụi, miền đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nó lành tính, mát, được các bà, các cô hái đem về, vò ra, lấy nước xoa lên mặt. Thứ lá này có một chút gì đó... làm cho da mặt của người được xoa mát, mịn màng, trở nên đẹp...
Lá DIÊU BÔNG - Bông Diêu - là thứ lá làm đẹp vẻ mặt bên ngoài..."
Xuân Sách đã vẽ chân dung Hoàng Cầm, trên nền xanh ngát của chiếc lá kỳ lạ này...