Nhà thơ Viên Linh
Tôi gọi nền văn học tại vùng đất từ vĩ tuyến 17 xuống tới mũi Cà Mâu thời gian trước 30 tháng 4 năn 1975 là nền văn học Miền Nam. Còn Viên Linh, nhà văn - chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ Khởi Hành - gọi đó là nền văn học Tự Do. Tôi không biết có phải do những ấn tượng mạnh về một nền văn học, nơi tôi lớn lên và tắm gội nó hay do những kỷ niệm đau đớn khi phải vĩnh viễn cắt lìa vùng đất đã cho tôi những điều kiện sống, làm việc, chiến đấu và hiểu thế nào là một nền văn học nhân bản mà cách tôi gọi đầy địa phương tính như vậy hay không. Tuy nhiên, phải nhận rằng Viên Lỉnh đã chắp cánh một cách hợp lý khi vinh danh nền văn học đó là nền Văn Học Tự Do.
Trải nghiệm đời mình trong văn chương, văn học với giải thưởng toàn quốc từ mấy thập niên của thế kỷ trước vào lúc còn rất trẻ, Viên Linh vẫn được coi là người nhiệt tình bảo vệ nền văn học tự do ấy và cho đến nay ông tiếp tục làm công việc này với tờ Khởi Hành, một tạp chí văn nghệ đã bước vào năm thứ 15 ở hải ngoại. Mớ kiến thức lõm bõm của tôi về văn chương, văn học Việt Nam không đủ đưa ra một cách nhìn mới về tầm ảnh hưởng của nền văn học Miền Nam dối với tầng lớp thanh niên chúng tôi vào những năm chiến tranh bắt đầu lan rộng, thế nhưng tôi hiểu bằng trái tim của mình rằng nền văn học này đã ảnh hưởng đóng góp vào lý tưởng tự do của chúng tôi giữa thập niên 1960.
Khi vừa rời ghế nhà trường để mặc áo lính, đầu óc thanh niên Miền Nam vào thời ấy đầy ắp những hình ảnh lãng mạn của những tác phẩm cổ điển hay bán cổ điển viết về chiến tranh. Cho nên, câu hỏi lớn nhất của thế hệ chúng tôi khi phải cầm lấy khẩu súng là "Vì đâu, vì lý gì mà chúng tôi chiến đấu." Vì Đệ Nhất Cộng Hòa? Vì Đệ Nhị Cộng Hòa? Vì ông Ngô Đình Dlệm? Ông Nguyễn Văn Thiệu? Vì tiền đồn thế giới tự do? Hoàn toàn không. Trong sâu xa, cái ý thức thúc đẩy thanh niên Miền Nam chiến đấu chính là cái ý thức tự vệ, chiến đấu chỉ vì muốn bảo vệ tự do cho chỉnh mình và gia đình.
Không điều gì nói lên trọn vẹn ý thức ấy ngoại trừ nền văn học và cũng không có điều gì có thể ngăn cản được các mũi tên tẩm thuốc độc của ý thức muốn tiêu diệt tự do của con người Một trong những bằng chứng rõ ràng nhất, trong một thời gian dài các gọi là văn học đỏ tuy đã làm mưa làm gió trong thế giới của khối cộng sản nhưng chúng vẫn không thể ngăn được những ngọn đuốc của nền văn học tự do. Những cảm nhận sâu xa về tự do của con ngườl và nhân bản không để đến từ những câu chuyện về đấu tố ruộng đất, hay từ những tác phẩm văn học hình thành những giới hạn suy nghĩ cho con người, đặt ra những cái khung chính trị nhất định, những món ăn tinh thần cho con người đã được chọn sẵn, được chế biến theo những công thức bất di bất dịch.
Người ta có thể phân tích, nhận thức theo nhiều cách nhìn khác nhau đối với vụ án Nhân Văn và Giai Phẩm, nhưng có một điểm chung là một nền văn học bị quyền lực chính trị lèo lái cách xa văn hóa dân tộc không có khả năng giết chết được ý thức tự do đến từ một nền văn học tự do. Từ Bách Khoa, Sáng Tạo cho đến những tờ văn học nghệ thuật Văn, Văn Học, Nghệ Thuật, Khởi Hành cùng những tác phẩm làm nền tảng cho nền văn chương văn học Miền Nam của Mai Thảo, Thần Thanh Hiệp, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Nam, Viên Linh, Nguyễn Đình Toàn, Vũ Khắc Khoan, Thanh Tâm Tuyền, Sơn Nam, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Sỹ Tế, Trần Hồng Châu, Nguyễn Mạnh Côn, Bình Nguyên Lộc, Thảo Trường, Văn Quang, Nguyễn Xuân Hoàng ... Thế hệ chúng tôi vào thời điểm của những năm giữa thập niên '60 đã ngụp lặn trong nền văn học tự do ấy. Đóng góp cho nền văn học tự do ở Miền Nam Việt Nam, các tạp chí văn học nghệ thuật như tờ Nghệ Thuật, Khởi Hành gởi một phần không nhỏ vào công trình ấy.
Tôi là nhà báo, không phải nhà văn, nên cách nhìn của tôi đối với tờ Khởi Hành là những trải nghiệm với nội dung tờ báo từ tháng 5 năm 1969 cho tới 1973, nghĩa là Khởi Hành ra đến số 156 thì đình bản. Tôi thích tờ báo vì cách trình bày đầy chất văn nghệ và mỹ thuật cũng như nhiều tác giả của tờ Khởi Hành đã can đảm chạm tới những vấn đề mà chúng tôi coi là phản cảm đối với giới thanh niên vào thuở đó: chống Cộng là phải gào thét chiến tranh, tránh nói tới hòa bình. Khi Khởi Hành tục bản tại California Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 1996 trở thành nguyệt san Văn Hóa Văn Học Lịch Sử chú trọng trước hết đến những "giá trị khai phá và tạo dưng được của Miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975, đánh giá lại và bảo tồn di sản của nền văn học ấy, khôi phục và bảo vệ danh dự, tác phẩm cho các nhà văn trong ngục tù, trong các trại tập trung, chiêu niệm những án mệnh thống khổ của những người cầm bút từng phản kháng cường lực ngoại xâm Cộng Sản, giữa những nông trường khổ sai hay trên đường lưu vong siêu tán, những người, những tác phẩm mà một nửa Đất Nước đã tạo thành, đã nuôi dưỡng, đã mang vóc dáng và tâm thức Việt Nam truyền thống" (Khởi Hành số 168 tháng 10-2010, tr. 39)
Theo nhà văn Viên Linh, Khởi Hành thực hiện trên mỗi số một chủ đề và "trong 13 năm đầu với 158 số báo, khoảng hơn 100 chủ đề đã được thực hiện từ văn chương tới nghệ thuật, từ sử cận đại tới các vấn đề nhân văn, thời thế, những bí mật chính trị và cuộc chiến Việt Nam."
Mới đây số 168 của Khởi Hành mang chủ đề dịch thuật: Tâm Hồn và Đất Nước Người, Tác Gỉả. Và qua số báo này, độc giả có thể hiểu thêm tác giả chuyển ngữ từ nguyên bản sang Việt ngữ như Lê Huy Oanh, Nguyễn Xuân Hoàng, Huỳnh Hữu Ủy, Triệu Phong, Trần Kim Vũ, Đinh Thành Lam, Phạm Xuân Hy, Nguyễn Quan Hà, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đăng (Mai Thảo). Dịch thuật cũng là một nghệ thuật. Nó không giống như một bức sao chép nguyên bản. Người dịch cũng cần có một cảm xúc giống như người nghệ sĩ nhập vai một cách xuất sắc nhân vật kịch của mình. Không có như thế, bản dịch sẽ chỉ là bức vẽ truyền thần khô khốc và lãnh cảm.
Ngoài ra, Khởi Hành cũng đã tạo dựng được Giải Văn Chương Khởi Hành, một giải thưởng mà nhà văn Viên Linh từng tâm sự và ví nó như một mơ ước đã thành sự thật trong đời ông. Giải thưởng đầu tiên được trao cho nhà văn Nguyễn Thụy Long năm 2005, và năm 2007 giải này được trao cho nhà thơ Hữu Loan ở Thanh Hóa. Giảl thưởng 2009 được trao cho nhà văn Văn Quang vào trưa Thứ Bẩy 30 tháng 10 năm 2010.
Viên Linh vào nghề rất sớm và cũng thành công rất sớm. Ông là nhà văn trẻ duy nhất với hai lần được giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc (VNCH) vào năm 1972 và 1974 cùng một số lượng tác phẩm đáng kể xuất bản trước năm 1975 và nổi tiếng nhất vẫn là "Con Đường Ngựa Chạy" (kịch) và "Gió Thấp" (tân truyện, giải nhất). Tuy thế, ông vẫn là người mê làm báo, làm báo trong những điều kiện khó khăn. Viên Linh lao vào nghề này với một tài năng đầy thuyết phục và sống trong những khó khăn của nghề nghiệp với thái độ ung dung, bản lãnh. Nhưng điều đáng nói nhất là trong lúc phải chìm đắm trong cơn khó khăn và nợ cơm áo, Viên Linh vẫn cương quyết để cho tờ Khởi Hành là một chiến lũy gìn giữ cẩn trọng nền Văn Hóa Tự Do của một nửa đất nước cách đây ba muơi nhăm năm. Bởi ông tin rằng nền văn hóa này sẽ trở thành những di sản quí giá và đồng thời là những đốm lửa soi rọi cho một nền văn học phản kháng đang hình thành tại Việt Nam với những cố gắng trở về truyền thống dân tộc.
Có thể có nhiều ngươi không đồng ý với tôi hoặc với nhà văn Viên Linh cùng với những bạn văn của ông. Tôi không hề giấu diếm cảm tình của một người viết báo đối với một nhà hoạt động không biết mệt mỏi để giữ gìn nền văn hóa tự do của Miền Nam Việt Nam như Viên Linh. Do đó mà suy nghĩ của tôi về tờ Khởi Hành có thể bị cho là thiên vị. Cho nên, cách tốt nhất là mọi người có thể đến tham dự cuộc họp mặt 15 năm Khởi Hành sẽ diễn ra vào lúc 1 giờ 30 trưa ngày Thứ Bẩy 30 tháng 10 tại phòng sinh hoạt của nhật báo Ngườl Vlệt, nơi mọi người có thể chia sẻ quan đlểm của mình với những đề tài, chẳng hạn như "Cùng nhìn lại 15 năm báo chí văn học hảl ngoại", "Hội tác giả và đề nghị Giải Sách Hay Hàng Năm", "Xem xét diện mạo báo chí văn nghệ quốc doanh" và "Vai trờ internet đối với phẩm chất báo giấy in tiếp hậu".
Tôi tin rằng sự chia sẻ các quan điểm trái ngược nhau bao giờ cũng là điểm tựa cho những phán đoán gần vớl sự thật nhất.
(Vũ Ánh, Nhật báo Việt Herald, trang 1, thứ Bảy 30.10.2010. In 1ại với sự đồng ý của tác giả.
Ký giả Vũ Ánh tốt nghiệp cử nhân báo chí tại một trong mấy khóa đầu tiên tại Việt Nam, phục vụ tại Đài Phát Thanh Quốc Gia cho đến giây phút cuối cùng, 30.4.1975. Ông bị đi tù cộng sản suốt 10 năm sau đó.)