Học giả Trương Vĩnh Ký
(1837 - 1898)
Xét những tác phẩm quốc văn của Trương Vĩnh Ký chúng ta phải công nhận ở ông trước một phần quan trọng thuộc về nhà văn cũ. Đó là phần vận văn hay biền văn: thi, phú, hịch. Ta hãy đọc mấy liên mở đầu bài Phú Trương Lương của ông :
Thương thay người nho nhã.
Kinh thay người nho nhã.
Gặp thuở nhuận Tân – Vốn dòng lương tá,
Chung đỉnh năm triều ân ái, nặng sa trung lỗi dịp phò xa – Lược thao ba cuốn tri mưu, xa Bái hạ tìm người trưởng giả.
Đẩy đưa tấc lưỡi, đáng bậc đế sư - Xốc vác năm năm dựng nền vương bá.
Nghiệp Hán thù Hàn vẹn vẻ nặng lời Huỳnh thạch ước xưa – Đường danh nẻo lợi thờ ơ nhẹ bước Xích tòng thong thả...
Tác giả đã khai thác một đề tài cổ điển - trường hợp Lưu Hầu tá Hán diệt Tần rồi tịch cốc tu tiên – hẳn với một dụng ý ký thác tâm sự. Phải chăng ông muốn nói ông cũng đã mượn tay người Tây để trả thù Nam triều về việc sát đạo? Chúng ta không nghĩ như vậy. Trương Vĩnh Ký như chúng ta đã nhận xét trên không phải là một tín đồ Thiên chúa cực đoan. Ông vẫn cốt yếu là một nhà nho trung dung, một con người quốc gia tự đặt mình trong hàng ngủ sĩ phu đất nước. Cái khởi hứng cho ông ở đây có lẽ chỉ là khuôn mặt nho nhã khả kính khả ái của Trương Lương (ông cũng họ Trương), con người mưu cao trí rộng, biết đường tiến thối, biết rút mình ra khỏi – cũng như ông – một trường hợp lương tâm khó khăn. Đi với Tây để chống tổ quốc và triều đình ư? Không đúng. Chống lại Tây ư? Cũng không đặng. Ông đã đem hết tài trí ra giàn xép cho hai bên đương sự nghe ra, hiểu con đường phải đi, rồi ông khước từ tất cả mà rút lui. Trí là ở chỗ đó, ở chỗ "minh triết bảo thân". Đường lối ấy tỏ rõ trong những ngày ông tham gia Cơ mật viện ở Huế rồi rút về, được vua Đồng Khánh tặng hiệu Nam trung ẩn sĩ. Nhất là ở thời kỳ sau đó ông về Saigon sống lặng lẽ ở Chợ quán, đặt tên nhà ninh là Trương ẩn sĩ lư, vùi thân vào việc khảo cứu, biên viết. Và cũng trong bài Ngư tiều trường điệu này :
Non vòi vọi nước mênh mênh,
Non nước dầu ta dưỡng tính tình
Sướng mắt trăm trùng biếc biếc - Trái tai một giải xanh xanh.
Chẳng có tiên cũng có rồng khi thiêng đất cấu – Đã không quê lại không tục chốn lạ trời. dành.
Hi Di lánh đầu đuôi chiếc lá – Gia Cát nằm để luống lều tranh.
Đây cũng là động đó cũng là nguồn, đời sao vắng chân nhân, đời sao không xử sỉ - Kìa thời ấy non nọ thời ấy nước, ai đã thôi tể tướng, ai đà cất tiên sinh ?
Tuy nhiên người ẩn sĩ họ Trương này chẳng thể đóng vai ngư tiều quên phắt thế sự hoặc lấy chữ trí Trương Lương mà tự an ủi tự bảo chữa. Ở ông cũng như tất cả những người trí thức ra hợp tác với Tây thời ấy, cái án trước lương tâm không dể chối bỏ. Nhất là đối với ông, biết mình tài cao học rộng, có ý thức về trách nhiệm mình trong giai đoạn, án ấy lại càng đặt ra gay gắt. Hai chữ công và tội vẫn thường đè nặng lên lượng tâm ông, ảm ảnh ông cho đến lúc chết, như thấy trong bài thơ Tuyệt mạng này:
Quanh quanh quẩn quần lối đường quai,
Xô đầy người vô giữa cuộc đời.
Học thức gởi tên con sách mọt,
Công danh rút cuộc cái quan tài.
Dạo hòn lũ kiến men chân bước,
Bò xối con sùng chắc lưỡi hoài.
Cuốn sổ bình sanh công với tội,
Tìm nơi thầm phán đề thưa khai.
"Đọc kỹ ta thấy vô hạn cảm khái, vô hạn sầu bi, hiện ra cái vẻ điếu tử minh ai mà cái nỗi tâm sự nan minh như còn trông sau ta có người tri kỷ" Lời Huyền mặc đạo nhân trong Đồng-Nai số 33 tháng 6 – 1933)
Tóm lại những bài thi phú ở trên cho ta thấy phần nào tư tưởng tâm sự của một Trương- vĩnh-Ký nho sĩ vào buổi giao thời, cũng đặt ông vào hàng ngũ nhà văn nôm đồng thời. Tuy văn ông viết ra bằng quốc ngữ và tác giả ở học thức đã vượt xa nhà nho gia đồng thời, song ở tư tưởng, ở cảm hứng, ở nghệ thuật, ông đã là nhà văn nôm trăm phần trăm. Nghĩ lại điều đó cũng chẳng đáng lạ: ông sinh ra vào đời Minh - Mệnh, lớn lên giữa thời cực thịnh của khoa cử triều Nguyễn, Nho giáo. Hán học đương bắt đầu phát triển ở Nam kỷ. Ông chính là thuộc thế hệ Tôn-tho-Tường; Phan-văn-Trị. Tuy con đường học vấn không đưa ông tới khoa cử, nhung giáo dục mà ông thọ nhận từ thơ ấu là một giáo dục nho gia.
Đáng coi là văn mới của Trương - vĩnh - Ký chỉ là 2 tác phẩm: Chuyện đời xưa và Chuyến đi Bắc Kỷ năm Ất Hợi.
Chuyện đời xưa thuật tại những truyện cổ tích Việt-Nam căn cử vào truyền thuyết dân gian, nhằm mục đích giáo huấn hoặc giải trí. Truyện nầy rất được hoan nghênh, tác giả sinh tiền đã in đến ba lần, Ông nói khiêm tốn trong bài tựa ông muốn «góp nhặt trợn trạo truyện kia truyện nọ in ra để cho con nít tập đọc chữ quốc ngữ cũng là có ý cho người ngoại quốc muốn học tiếng annam coi mà tập hiểu cho quen».
Nay đọc lại 74 chuyện đời xưa ấy ta thấy đều là những truyện có tính cách Việt Nam, tác giả đã lượm lặt ở truyền thuyết thuật kể bình dân, truyện từ ngoài Bắc đem vào như: Cống Quỳnh, Từ Thức, truyện riêng của vùng Gia Định như Tả quân, cọp Hậu giang, Hát bội... Làm một việc ông cho là tầm thường song Trương-vĩnh-Ký thật đã có công ghi chép lại những giai thoại bình dân ấy làm một thứ của bảu dân tộc. Vài chục năm sau, Nguyễn-văn-Ngọc mới tiếp tục bằng bộ Truyện cổ nước Nam trong đó có nhiều truyện ta ngờ ông Ôn Như đã chép lại của ông Sĩ Tái.
Về hình thức có thể coi đây là bước đầu lối truyền ngắn, nhất là bước đầu của văn xuôi quốc ngữ. Ý tác giả muốn viết như người ta nói, nghĩa là khác với văn chương nhà nho (của chính tác giả) trong thi phi, đầy thuật biển ngẫu, đầy điển tích và chữ Hán, ông muốn viêt câu nói annam ròng, diễn lại lời nói trơn tuột ở cửa miệng bình dân, Ta phải nhận rằng chép lại lời nói bình dân không khó, khó là sao xếp đặt lời ấy cho ra văn. Trường - vĩnh - Ký đã đem áp dụng cách chấm câu của văn Tây để cho lời nói ấy được gãy gọn, mạch lạc, nhưng kết quả trái lại: ta thấy một lối văn lủng củng, khi cộc lốc, nhát gừng, khi lôi thôi, lòng thòng, bất chấp những trùng điệp, không phân biệt cách trực ngữ với gián ngữ, không ra một cú pháp nào. Chỉ có thể nói là một câu văn xuôi mới phôi thai.
Chuyến đi Bắc kỷ năm Ất Hợi là một tập hồi ký, du ký, ông ghi tại những điều mắt thấy tai nghe trong dịp ra Bắc hơn tháng trời năm 1876. Ông đến viếng những danh lam thắng cảnh của nơi ngàn năm văn vật đề nghiên cứu lịch sử, thăm hỏi truyền thuyết, rồi vừa tả cảnh trước mắt, vừa dẫn tích đời xưa. Đọc nhiều trang người ta cảm thấy con mắt quan sát tinh tế của nhà khoa học, đồng thời cũng thấy cái chủ ý mua vui của người đi xa muốn góp nhặt những điều kỳ nơi xứ lạ hầu làm quà cho độc giả quê mình.
Ta thấy như vậy công lao mấy văn gia Nam Kỳ đóng góp cho văn học mới lúc khai sanh không phải không đáng kể. Họ đã đề xướng lên những công việc mà rồi nhóm Nam Phong ngoài Bắc tiếp tục như: phiên âm văn nôm cũ – khảo cứu về văn hóa và chế độ nước nhà – sưu tầm những ca dao, cổ tích của ta – dịch thuật ngoại văn ra văn quốc ngữ. Họ lại làm được một việc mà nhóm Nam Phong không dám làmh ấy là cuốn tự vị Việt Nam. Tuy nhiên điều làm chúng ta ngạc nhiên là công cuộc của họ không được hưởng ứng, không được tiếp tục ở ngay Nam Kỳ. Quốc văn mới sau đó, ở đây chìm vào một tình trạng đình đốn. Nói ngay về chính tả quốc ngữ, T. v. Ký, H. T. Của viết rất có qui tắc, đánh dấu trúng, phân biệt các khuôn âm cuối. Chính chữ quốc ngữ mà họ điển chế đó sẽ đem ra ngoài Bắc dạy người miền Bắc. Song ở trong Nam, sau đó người ta viết quốc ngữ rất cẩu thả, không mấy ai nghĩ đến tôn trọng từ vị của T. v. Ký hay H. T. Của. Ông Phan Khôi trong một bài báo trên Phụ nữ tân văn (số 28 năm 1929) phải lấy làm tiếc về tình trang có thể nói làthoái bộ ấy.
Kể cũng đáng ngạc nhiên. Sau việc đề xướng do Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của người ta chờ đợi ở miền Nam một sự nảy nở tốt đẹp của văn học mới. Song những mầm manh nha lui dần. Quốc văn miền Nam sau đó lâm vào một tình trạng ngưng trệ và nghèo nàn hết sức. Tại sao vậy ?
Vì Nam Kỳ không hiến hoàn cảnh thuận lợi cho sự phát triển của văn học, nhất là văn học quốc gia. Gia định là đất mới. Dân chúng vừa thưa ít, vừa chưa được thuần nhất. Luống cày nho gia chưa đào xới được sâu thì người Pháp đến. Sự sáng tác văn học, sự ưa chuộng văn chương, sự trồng trọt thi văn ở đây chưa có truyền thống sâu xa, nên kém tiềm lực, kém khả năng. Hai ông Trương, Huỳnh là những vì sao mọc quá sớm. Họ dóng lên những tiếng chuông có giá trị, song "điệu cao họa quả". Người ta không thể làm cuộc cách mạng một mình cũng không thể làm trong một nhóm. Làm cách mạng văn học cũng vậy, phải có quần chúng, phải có tiềm lực trong quá khứ. Không kể chính sách học thuật của người Pháp ở Nam kỳ sau đó khuynh hướng về đường Tây hóa rõ rệt. Chữ Pháp được dạy ngay ở bậc tiểu học. (Hai ông Trương, Huỳnh xướng ra việc biên khảo học thuật như trên hẳn là muốn đề làm tài liệu cho một nền học Việt Nam, nhtrng nền học này đã không được thiết lập nên công việc ấy bị bỏ rơi). Người thượng lưu, nhất là người không có gốc gác Nho gia – mà càng về sau những người ấy lại càng là số đông–đi thẳng vào Tây học, không có cảm tình với quốc văn vốn bắt rễ từ Hán học. Quốc văn do đó trong nhiều năm về sau ở Nam Kỳ chỉ bày tỏ trong hình thức báo chí phổ thông, với trình độ trí thức khá ấu trĩ hoặc ở tác phẩm tiểu thuyết cho một công chúng hạ lưu dễ
dãi. Những người thức giả lưu tâm đến quốc văn sau đó lại phải quay ra miền Bắc để đón tiếp những sáng tác mới cũng như phong trào văn học mới.